Hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 27)

truyền hình qua các văn kiện của Đảng

Công tác báo chí nói chung, báo nói, báo hình nói riêng là một bộ phận cấu thành hữu cơ trong bộ máy hoạt động của Đảng ta, là yếu tố cầu thành hoạt động tư tưởng, lý luận. Không chỉ là yếu tố cấu thành hữu cơ, báo chí là vũ khí xung kích trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Báo chí có vai trò quan trọng đối với công tác tư tưởng, lý luận và tổ chức. Quan điểm này đã được thể hiện xuyên

suốt trong hoạt động của Mác-Ănghen, Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng ta.

Đảng lãnh đạo báo chí bằng việc định hướng chính trị, bằng và thông qua nhà nước, thông qua công tác tổ chức - cán bộ, thông qua giám sát, kiểm tra hoạt động thường xuyên trong thực tiễn.

Quan điểm của Đảng ta về báo nói, báo hình nói riêng và báo chí nói chung đã được khẳng định ngay từ những năm đầu tiên thành lập Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam nói “ cán bộ báo chí

cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” (16,

t.10, tr.61)

Theo Người, phát hiện nhân tài đã khó, nhưng việc khó hơn là làm thế nào để đức tài của họ được phát huy cao nhất trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, cần trọng dụng, tôn vinh các nhà báo, đặc biệt quan tâm tới việc tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất cho các nhà báo hoạt động .

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nhân lực báo chí đã trở thành nhân tố không chỉ quyết định đối với việc thực hiện thành công các mục tiêu tuyên truyền. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của nguồn nhân lực báo chí đối với sự phát triển phát thanh truyền hình nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong các văn kiện, Nghị quyết của Đảng cũng đã khẳng định, để phát triển đất nước theo hướng CNH, HĐH từ nay đến năm 2020, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khoá X) ngày 14/7/2007 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới. Đối với đội ngũ cán bộ làm

công tác báo chí, Nghị quyết chỉ rõ: “ Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả

công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Rà soát, đánh giá lại đội ngũ lãnh đạo, quản lý, phóng viên, biên tập viên, kiên quyết đưa những người không đủ phẩm chất, năng lực ra khỏi cơ quan báo chí. Thực hiện tốt các quy định về bổ

nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Quản lý chặt chẽ cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở các địa phương và ở nước ngoài...”

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra những định hướng cơ bản cho phát triển Văn hóa nói chung và hệ thống thông tin đại chúng nói riêng. Trong đó nêu rõ: ‘‘Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo

chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và năng lực; Rà soát sắp xếp hợp lý mạng lưới báo chí xuất bản trong cả nước ” .

- Nghị quyết TW 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, đã tập trung vào ba vấn đề cấp bách cần phải làm ngay đó là: ngăn chặn đầy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị.

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí.

Hướng dẫn số 42/HD-TTVH ngày 22/12/2004 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay.

Nghị quyết số 38- NQ/TW ngày 12/1/2015 của Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI có quyết nghị về:

- Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên

chức. Việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

hiện nay là yêu cầu rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, tạo điều kiện để tiếp tục thực hiện cải

cách chế độ tiền lương, cải cách chế độ công vụ, công chức và cải cách nền hành chính theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

- Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm

2025. Xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt,

có vai trò định hướng thông tin báo chí, thông tin trên mạng Internet; khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải đầu tư, buông lỏng quản lý, xa rời tôn chỉ, mục đích, nặng về thông tin mặt trái, mặt tiêu cực; thông tin không chuẩn xác, … xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhất là của cơ quan chủ quản, người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w