hình thành phố Hải phòng
Ngoài Ban Thường vụ thành ủy và Lãnh đạo UBND thành phố Hải Phòng, UBND các quận, huyện là cơ quan chỉ đạo mọi đường hướng, hoạt động của các cơ quan phát thanh truyền hình Hải Phòng, thì Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ là đơn vị có chức năng tham mưu giúp Thành ủy, UBND thành phố, về công tác
tổ chức - cán bộ; đào tạo bồi dưỡng PTNNL; chế độ, tiền lương, ngạch, bậc cán bộ, công chức, viên chức trong toàn thành phố.
* Đơn vị chủ trì: Theo Quyết định số 474 /2010/QĐ-UBND ngày 26/3 /
2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng,về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng. Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố; có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, gồm: tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
* Các bên liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Quy chế
chủ trì, phối hợp tổ chức và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các sở ban ngành, đơn vị giúp việc Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng theo các Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố, thì các bên liên quan của chính sách PTNNL PTTH tại thành phố Hải Phòng còn có sự tham gia của các đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở tài chính, Ban Thi đua - Khen thưởng, các sở ban ngành, đơn vị trực thuộc thành phố và các tổ chức chính trị xã hội gồm công đoàn, đoàn Thanh niên. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo Chủ tịch UBND thành phố tình hình, kết quả tổ chức thực hiện chính sách PTNNL PTTH của thành phố.
Trên cơ sở kết quả theo dõi, kiểm tra, Ban Tổ chức cán bộ kiến nghị với Chủ tịch UBND thành phố kiểm điểm, phê bình, kỷ luật đối với những tập thể, cá nhân vi phạm các quy định về chính sách PTNNL PTTH; khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện chính sách.
Bảng 2.2: Phân tích chủ thể chính sách PTNNL PTTH thành phố Hải Phòng Chủ thể CS Chức năng Nhiệm vụ Mức độ quan tâm Sở Nội vụ Trực tiếp tham mưu, đề xuất xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện
- Tham mưu UBND TP ban hành các CSPTNNL PTTH
- Làm đầu mối triển khai các giải pháp, công cụ CSPTNNL PTTH
- Rà soát điều chỉnh CS phát triển đối với từng đơn vị cụ thể. - Trực tiếp - Có sự quan tâm rất cao Sở Tài chính Phối hợp thực hiện
Phối hợp xây dựng Quy chế quản lý và chính sách có liên quan đến kế hoạch tiền lương, tiền thưởng, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức của cơ quan PTTH.
- Gián tiếp - Có sự quan tâm rất cao Sở TTTT Phối hợp
thực hiện
Phối hợp trong việc xây dựng và ban hành thực hiện những chế độ, chính sách trong hoạt động PTTH - Gián tiếp - Có sự quan tâm cao Sở Nội vụ Phối hợp thực hiện
Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ trong hoạt động cử cán bộ, viên chức của các đơn vị giúp việc đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ ở trong nước và nước ngoài.
- Gián tiếp - Có sự quan tâm cao
Sở Nội vụ Phối hợp thực hiện
Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ trong việc thực hiện chính sách khen thưởng đối với các đơn vị, tập thể, cá nhân đề nghị các hình thức khen thưởng. - Trực tiếp - Có sự quan tâm rất cao Sở Tài chính Phối hợp thực hiện
Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ, sở Nội vụ thanh quyết toán kinh phí đào tạo, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, kinh phí các nhiệm vụ do Ban Tổ chức cán bộ thực hiện. - Trực tiếp - Có sự quan tâm rất cao Các tổ chức chính trị - xã hội Phối hợp thực hiện
Phối hợp chặt chẽ, đảm bảo triển khai có hiệu quả và tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách. - Gián tiếp - Có sự quan tâm cao Các đơn vị PTTH - Tổ chức thực hiện - Ban hành CS tại đơn vị
Quán triệt nội dung chính sách PTNNL PTTH của đơn vị đến toàn thể đội ngũ cán bộ, viên chức trong đơn vị. Tổ chức triển khai và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện (qua sở Nội vụ).
-Trực tiếp - Có sự quan tâm rất cao
2.2.5. Thể chế chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền
hình thành phố Hải Phòng
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng căn cứ các định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển Báo chí nói chung và PTNNL PTTH nói riêng để xây dựng hệ thống thể chế áp dụng tại thành phố Hải Phòng.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của đảng, Đại hội XIV Đảng bộ thành phố khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, nội dung này trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 là “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” là một trong 3 khâu đột phá để đưa Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đối với thành phố Hải Phòng đề ra mục tiêu phấn đấu đưa Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp, dịch vụ cảng theo hướng văn minh, hiện đại vào năm 2015, phát triển ở trình độ cao hơn để góp phần tạo nền tảng vững chắc đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Quá trình thực hiện mục tiêu trên diễn ra trong bối cảnh đất nước, thành phố vừa đứng trước những thời cơ phát triển lớn, vừa phải đối mặt và vượt qua những thách thức lớn. Kinh tế Hải Phòng có độ mở lớn trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nghị quyết Đại hội cũng đã khẳng định 1 trong 3 khâu đột phá là “ưu tiên tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”.
Nghị quyết số 18/NQ-TU ngày 11/4/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH thành phố Hải Phòng đến năm 2010, định hướng 2020.
Nghị quyết số 04/2008/NQ-HĐND ngày 16/4/2008 của Hội đồng nhân dân về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập, CNH, HĐH thành phố đến năm 2010, định hướng 2020.
Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 22-11-2011 về công tác cán bộ TP. Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ phẩm chất,
năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới cũng đặt ra yêu cầu cao về xây dựng đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực chất lượng cao; đặt ra yêu cầu đổi mới toàn diện, đồng bộ về tư duy, cách thức lãnh đạo và thực hiện về công tác cán bộ và phát triển nguồn nhân lực; chỉ ra mục tiêu chung đến năm 2015, 2020 và một số chỉ tiêu cụ thể khá cao; chỉ ra 11 nhiệm vụ, giải pháp lớn và đặc biệt chỉ ra 19 chương trình, nhiệm vụ trọng tâm.
Thành phố xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm gắn kết chặt chẽ với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của đất nước; hài hòa, đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, phát huy tiềm năng vị thế của từng địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm, tạo sức mạnh tác động thúc đẩy sự phát triển chung. Hải Phòng xác định rõ những yếu tố tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của thành phố và bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng theo chiều rộng với tăng trưởng theo chiều sâu; huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực để bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và liên tục.
Tập trung xây dựng, tạo sự phát triển đột phá về kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh cải cách hành chính là ba khâu đột phá được thành phố xác định trọng tâm và tập trung sức chỉ đạo thực hiện
Quyết định số 1366/QĐ-UBND ngày 20/8/2008 của UBND TP Hải Phòng về việc phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TU ngày 11/4/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy và Nghị quyết số 04/2008/NQ-HĐND ngày 16/4/2008 của Hội đồng nhân dân thành phố.
Bám sát yêu cầu của Chính phủ trong việc quy hoạch và phát triển nhân lực chung của cả nước, UBND Thành phố Hải Phòng đã có Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 6-12-2010 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2011-2020 và quyết định số 1640/QĐ- UBND ngày 02 tháng 10 năm 2012 về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố giai đoạn 2011-2020. Theo đó, Hải Phòng hướng đến mục tiêu phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng phân bố hợp lý, trong đó chú trọng điều chỉnh, đảm bảo cơ cấu hợp
lý giữa đào tạo nhân lực từ cao đẳng trở lên so với trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề; từng bước tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế; sử dụng nhân lực có hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và cả nước, trở thành một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực chất lượng cao cho vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước.
Hệ thống văn bản của thành phố Hải Phòng nhằm PTNNL PTTH từ năm 2011 đến nay:
- Quyết định số 593/QĐ-TCCQ ngày 12/3/1997 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng. (tổ chức bộ máy).
- Quyết định số 1636/QĐ-UB ngày 14/9/1999 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc bổ sung, sửa đổi quy định về vị trí, chức năng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng. (tổ chức bộ máy).
- Quyết định số 453/2010/QĐ-UBND ngày 24/3/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, viên chức và tiền lương đối với đơn sự nghiệp công lập tại thành phố Hải Phòng. (tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ)
- Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2012-2015 cho Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.
- Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày 14/4/1999 của UBND thành phố về việc bổ sung nhiệm vụ, chức năng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.
- Quyết định số 1274/QĐ-TTCQ ngày 28/7/1998 của UBND thành phố về ban hành quy chế về tổ chức bộ máy tổ chức và hoạt động của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.
- Quyết định số 2128/QĐ-TCCQ ngày 20/11/1997 của UBND thành phố về việc đổi tên các Đài truyền thanh huyện, quận, thị xã thành Đài phát thanh các huyện, quận, thị xã thuộc thành phố Hải Phòng.
- Quyết định số 538/QĐ-UB ngày 07/4/2011 của UBND thành phố về việc phê duyệt đề cương nghiên cứu xây dựng Đề án cải tạo và phát triển hệ thống truyền thanh FM cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Quyết định số 1559/QĐ-UBND ngày 30/9/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cải tạo và phát triển hệ thống truyền thanh FM cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, là cơ sở để phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn thành phố.
2.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực phát thanh truyền hình thành phố Hải Phòng
2.2.6.1. Những yếu tố bên ngoài
Hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá thông tin
Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá, nền kinh tế trí thức, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mạng Internet phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, các trào lưu, khuynh hướng tư tưởng, báo chí truyền thông mới mẻ của thế giới tác động và ảnh hưởng nhanh chóng, mạnh mẽ đến từng quốc gia, tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm, tâm lý, lối sống và đạo đức của con người. Trong đời sống quốc tế xuất hiện những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn về con đường phát triển khác nhau của các nước. Đây là điều kiện để báo chí trên thế giới và báo chí Việt Nam phát triển nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú, kịp thời, chính xác của công chúng. Bằng hình thức giao lưu quốc tế, báo chí truyền thông ngày càng hoàn thiện, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước, sự nghiệp hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới.
Toàn cầu hoá truyền thông đại chúng là một hiện tượng khách quan, hệ quả tác động trực tiếp của nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như: khoa học công nghệ, môi trường, chính trị, kinh tế... Xét về mặt khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng về cơ bản có thể coi “Toàn cầu hoá truyền thông đại chúng là quá trình quy chuẩn hoá và mở rộng quy mô toàn cầu về phạm vi ảnh hưởng, nguồn thông tin, công chúng, phương tiện kỹ thuật, cách thức thông tin và tiếp nhận thông tin của các loại hình truyền thông đại chúng” (30).
Bởi trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và xu thế phát triển kinh tế lấy tri thức làm động lực hiện nay, vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Con người với khả năng nắm giữ kiến thức đã trở thành mũi nhọn tạo sức mạnh cho cơ quan, doanh nghiệp và
quốc gia. Việc làm rõ vấn đề con người có thế đóng góp như thế nào cho quá trình sản xuất và ngược lại những vấn đề của thời đại đặt ra đối với vấn đề phát triển con người sẽ như thế nào trở thành một chủ đề đòi hỏi nhiều nghiên cứu từ khía cạnh lý luận lẫn phân tích thực tiễn.
Phát triển khoa học-công nghệ và hình thành tập đoàn truyền thông đa phương tiện.
Cuộc cách mạng KHCN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người.
Nhờ những thành tựu to lớn của KHCN, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông, xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin và việc hình thành tập đoàn truyền thông đa phương tiện là điều tất yếu sẽ xảy ra.
2.2.6.2. Những yếu tố trong nước
Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng,