6 Chi phí bán hàng 3,795 2,358 2,389 1,
2.2.2. Thốngkê mô tả thang đo định lượng
Bảng 2.9. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu Số biến quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn JO1 302 1 5 3.49 1.267 JO2 302 1 5 3.24 1.359 JO3 302 1 5 3.09 1.373 JO4 302 1 5 3.21 1.389 JO5 302 1 5 3.05 1.387 IC1 302 1 5 3.23 1.334 IC2 302 1 5 3.22 1.344 IC3 302 1 5 3.28 1.329 IC4 302 1 5 3.29 1.348 IC5 302 1 5 3.32 1.309 CO1 302 1 5 3.00 1.300 CO2 302 1 5 2.79 1.503 CO3 302 1 5 3.04 1.499 CO4 302 1 5 3.06 1.508 WE1 302 1 5 3.04 1.386 WE2 302 1 5 3.14 1.289 WE3 302 1 5 3.38 1.101 WE4 302 1 5 2.74 1.220 CT1 302 1 5 2.78 1.540 CT2 302 1 5 2.85 1.471 CT3 302 1 5 2.78 1.309 CT4 302 1 5 3.18 1.201 CT5 302 1 5 2.85 1.299 TA1 302 1 5 3.17 1.311 TA2 302 1 5 3.03 1.304 TA3 302 1 5 3.28 1.200
TA4 302 1 5 3.23 1.324 TA5 302 1 5 3.35 1.266 SL1 302 1 5 3.19 1.355 SL2 302 1 5 3.13 1.272 SL3 302 1 5 3.09 1.386 DL1 302 1 5 3.19 1.349 DL2 302 1 5 3.17 1.294 DL3 302 1 5 3.24 1.325 DL4 302 1 5 3.08 1.331
• Nhóm nhân tố “công việc”
Nhóm nhân tố “công việc” bao gồm 5 biến quan sát từ JO1 đến JO5.Ta thấy yếu tố được nhân viên đánh giá cao nhất là JO1 (Công việc có nhiều thử thách, thú vị) với điểm trung bình là 3.49. Xếp ở vị trí thứ 2 là nhóm nhân tố JO2 (Công việc kich thích tư duy, sáng tạo) với điểm trung bình là 3.24 và JO4 (Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn,phù hợp với kỹ năng được đào tạo) với số điểm trung bình 3.21. Nhóm công việc được đánh giá thấp nhất là JO3 (Công việc giúp nhân viên phát huy kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý) với 3.09 điểm và JO5 (Khối lượng công việc hợp lý) với 3.05 điểm.
• Nhóm nhân tố “thu nhập”
Nhóm nhân tố “thu nhập” cũng bao gồm 5 biến quan sát từ IC1 đến IC5. Ta thấy yếu tố được nhân viên đánh giá cao nhất là IC5 (Thu nhập phản ánh đúng năng lực và hiệu quả công việc của nhân viên) với điểm trung bình là 3.3.32. Tuy được đánh giá cao nhất nhưng so với mặt bằng chung thì con số này vẫn ở mức trung bình. Các yếu tố từ IC1 (Thưởng xứng đáng với hiệu quả làm việc) đến IC4 (Phụ cấp hợp lý) cũng cao xấp xỉ với mức điểm trung bình của IC5. Như vậy, nhìn chung thì mức lương thưởng, phụ cấp của công ty cũng khá ổn, chính sách trả lương tuy chưa được đánh giá cao nhưng cũng không ở mức thấp, nhìn chung là tương đối hợp lý.
• Nhóm nhân tố “đồng nghiệp”
Nhóm nhân tố “đồng nghiệp”bao gồm 4 biến quan sát từ CO1 đến CO4. Trong đó, yếu tố được nhân viên trong công ty đánh giá cao nhất là CO4 (Đồng nghiệp thân thiện) với mức điểm trung bình 3.06.Mặc dù vậy, các yếu tố CO1 (Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau), CO2 (Đồng nghiệp phối hợp tốt khi làm việc), CO3 (Đồng nghiệp đáng tin
cậy), mức điểm trung bình cũng không chên là mấy, cũng ở mức xấp xỉ 3.00 hoặc hơn. So với các nhóm nhân tố khác thì các yếu tố trong nhóm “đồng nghiệp” được đánh giá tương đối đồng đều.
• Nhóm nhân tố “ môi trường làm việc”
Nhóm nhân tố “môi trường làm việc” cũng bao gồm 4 biến từ WE1 đến WE4. Trong đó, nhân viên đánh giá cao nhất yếu tố WE3 (Anh chị làm trong môi trường đầy đủ tiện nghi hỗ trợ cho công việc) với mức điểm trung bình 3.38 điểm, đứng thứ 2 là WE2 (Môi trường làm việc cạnh tranh cao) với mức điểm trung bình 3.14 điểm. Như vậy, yếu tố “cơ sở vật chất tiện nghi phục vụ cho công việc” và yếu tố “môi trường làm việc cạnh tranh”được đánh giá cao đảm bảo cho việc tạo một môi trường làm việc hiệu quả.
• Nhóm nhân tố “văn hóa doanh nghiệp”
Nhóm nhân tố “văn hóa doanh nghiệp” bao gồm 5 biến quan sát từ CT1 đến CT5. Trong đó các nhân viên trong công ty đánh giá cao nhất yếu tố CT4(Thường xuyên có những cuộc đối thoại giữa HĐQT, BGĐ với CBNV đối với vấn đề trong và ngoài doanh nghiệp) với mức điểm trung bình 3.18 điểm.Các yếu tố còn lại được đánh giá ở mức tương đương nhau (từ 2.78 đến 2.85).Những cuộc đối thoại giữa nhân viên với các cấp được đánh giá cao như vậy cũng giúp cho nhân viên và cấp trên hiểu nhau hơn, các cấp hiểu nhân viên muốn gì, làm gì từ đó có biện pháp khích lệ tinh thần nhân viên được tốt hơn.
• Nhóm nhân tố “chính sách đào tạo tuyển dụng”
Nhóm này bao gồm 5 yếu tố từ TA1 đến TA5. Trong đó, yếu tố được đánh giá cao nhất là TA5 (Cán bộ nhân viên thường xuyên được cập nhật chính sách mới, kiến thức mới, công nghệ mới). Như vây, các chính sách mới thường xuyên được cập nhật là một biện pháp giúp cho nhân viên không cảm thấy nhàm chán.Đây là một điểm tốt mà doanh nghiệp cần phát huy.
• Nhóm nhân tố “sự hỗ trợ và lãnh đạo”
Nhóm nhân tố này bao gồm 3 biến từ SL1 đến SL3. Trong số những biến khảo sát được, yếu tố SL1 (HĐQT, BGĐ quan tâm đến cấp dưới, đối xử công bằng, coi trọng nhân tài) được đánh giá cao nhất với mức điểm trung bình 3.19 điểm, đứng thứ 2 là SL2
(HĐQT, BGĐ có năng lực, tầm nhìn và khả năng điều hành tốt) với 3.13 điểm và cuối cùng là SL3 (HĐQT, BGĐ luôn luôn lắng nghe những đóng góp và giải quyết thắc mắc của cấp dưới)với 3.09 điểm. Nhìn chung thì HĐQT và BGĐ đều được đánh giá cao về mức độ quan tâm, lắng nghe với nhân viên cấp dưới và khả năng quản trị tốt. Đây là điểm mạnh mà doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì.
• Nhóm nhân tố biến phụ thuộc “động lực làm việc của cán bộ nhân viên”
Nhóm nhân tố “động lực làm việc của cán bộ nhân viên” bao gồm 4 biến từ SA1 đến SA4. Yếu tố mà hầu hết các nhân viên đánh giá cao nhất là SA4 (Ông (Bà) luôn cố gắng hoàn thiện mình ở mức cao nhất để có thể đáp ứng tốt các yêu cầu công việc của tổ chức) với mức điểm trung bình 3.04 điểm.Các yếu tố còn lại gần ở mức ngang nhau (từ 2.75 đến 2.93 điểm). Nhìn chung, nhóm nhân tố này chưa được đánh giá cao. Như vậy, các nhân viên trong công ty chưa nỗ lực hết mình vì công việc, có thể đánh giá động lực làm việc của nhân viên chưa đủ lớn để nhân viên cố gắng nâng cao tinh thần làm việc và phấn đấu hết khả năng cho công việc được giao. Vì vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp thúc đẩy hơn nữa tinh thần làm việc cho nhân viên.
3.2.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo
Để kiểm tra độ tin cậy thang đo biến đã được thiết kế và khảo sát, tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha1. Tác giả đã phân tích độ tin cậy thang đo cho các biến độc lập và phụ thuộc đã được giả thiết bao gồm:
• Nhân tố Công việc bao gồm 05 biến giải thích (JOi = 1-4) • Yếu tố Thu nhập bao gồm 03 biến giải thích (ICi = 1-5) • Yếu tố Đồng nghiệp, bao gồm 05 biến giải thích (COi = 1-4) • Chính sách đào tạo, tuyển dụng gồm 04 biến (TAi = 1-5) • Văn hoá doanh nghiệp bao gồm 04 biến giải thích (CTi = 1-4)
• Sự hỗ trợ ban lãnh đạo công ty bao gồm 04 biến giải thích (SLi = 1-3) • Môi trường làm việc bao gồm 04 biến giải thích (WEi = 1-4)
1Hệ số Cronbach Alpha dùng để đo lường mức độ chặt chẽ các mục hỏi trong thang đo có sự tương quan với nhau
• Động lực làm việc của cán bộ công nhân viên bao gồm 04 biến giải thích (DLi = 1-4)
Kết quả chi tiết về việc tính toán hệ số Cronback Alpha cho các biến độc lập và phụ thuộc được trình bày trong bảng trên của đề tài và đàm bảo các biến thỏa mãn các điều kiện về giá trị Cronback Alpha > 0,6, 0.3<tương quan biến tổng <hệ số Alpha nếu loại biến này< Alpha sẽ được lựa chọn; đồng thời tác giả cũng sử dụng kỹ thuật loại bỏ biến để tăng giá trị Cronbach Alpha. Tóm lược kết quả phân tích độ tin cậy thang đo như sau2:
Bảng 2.10: Kết quả tính toán độ tin cậy thang đo
Stt Thang đo Cronbach’s
Alpha
Biến không có ý nghĩa thông kê
Ghi chú
1. Yếu tố “Công việc” 0.960 JO1 01 biến quan sát không có ý nghĩa thống kê
2. Yếu tố “Thu nhập” 0.926 Tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê 3. Yếu tố “Đồng nghiệp” 0.897 Tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê 4. Yếu tố “ Chính sách
đào tạo, tuyển dụng” 0.833 TA1
01 biến quan sát không có ý nghĩa thống kê
5. Yếu tố “ Sự hỗ trợ
của BLĐ” 0.804
Tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê
6. Yếu tố “Văn hoá
doanh nghiệp” 0.737
Tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê
7. Yếu tố “ Môi trường
làm việc” 0.705 WE1
01 biến quan sát không có ý nghĩa thống kê
8. Yếu tố “ Động lực
làm việc” 0.942
Tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê
Nguồn: kết quả tính toán của tác giả
Như vậy từ giả thiết ban đầu về 33 biến giải thích và phụ thuộc, kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo loại 03 biến giải thích JO1,TA1,WE1 không có ý nghĩa thốngkê (Như vậy vẫn còn 30 biến giải thích và phụ thuộc); những biến còn lại hoàn toàn thỏa mã các điều kiện về độ tin cậy của thang đo và được tác giả tiếp tục sử dụng vào các nghiên cứu tiếp theo.