Thiết kế phương pháp gaslift liên tục bằng phương pháp đồ thị van IPO

Một phần của tài liệu giới thiệu gaslift liên tục cụm mỏ y lô 15-x phân tích những sự cố phát sinh trong quá trình vận hành và đề xuất giải pháp khắc phục (Trang 50)

Thiết kế gaslift ban đầu có vài trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đối với việc vận hành gaslift về sau. Nếu thiết kế không phù hợp với điều kiện của giếng, có thể dẫn đến nhiều rắc rối trục trặc trong lúc vận hành. Ngày nay, việc thiết kế gaslift đã được tích hợp trong nhiều phần mềm như: Pipesim, IPM prosper… nhờ có sự giúp đỡ của máy tính mà thiết kế gaslift ngày càng đơn giản và chính xác hơn. Nhưng để sử dụng được phần mềm cũng như hiểu rõ các thông số đầu vào, kết quả đầu ra của nó. Ta cần phải hiểu rõ trình tự thiết kế gaslift.

Kết quả đạt được sau quá trình thiết kế gaslift: 1. Xác định độ sâu đặt van.

2. Xác định kích thước lỗ yêu cầu cho từng van. 3. Tính toán áp suất làm việc tại mỗi van.

4. Xác định nhiệt độ từng van.

5. Xác định áp suất mở van ở test rack cho từng van.

Trước khi đi vào các bước thiết kế gaslift. Chúng ta cần hiểu rõ các chú thích và định nghĩa sau:

1. Depth (L) = độ sâu đặt van.

2. Valve type = loại van, kích thước van. Phụ thuộc vào đặc tích giếng và các thiết bị lòng giếng như là kích thước ống khai thác, loại túi hông (SPM). 3. Valve port size = kích thước lỗ van. Được xác định bằng cách so sánh giữa

lưu lượng khí bơm ép yêu cầu và khả năng cho lưu lượng khí đi qua của từng kích thước lỗ van. Kích thước lỗ van phải đủ lớn cho lưu lượng khí yêu cầu đi qua, nhưng nếu kích thước lỗ van quá lớn nó sẽ tạo ra hiệu ứng áp suất khai thác lớn  ảnh hưởng đến chiều sâu đặt van bên dưới.

4. Minimum Production Pressure (Ppmin) = áp suất tối thiểu trong ống khai thác cần để chuyển sang van kế tiếp. Ppmin được xác định tại giao điểm của đường vị trí đặt van và đường đặc tính dòng trong ống khai thác (Tubing curve performance TCP).

5. Maximum Production Pressure (Ppmax) = áp suất tối đa có thể xuất hiện trong ống khai thác tại vị trí đặt van.

6. Production Pressure Effect (PPE) = ảnh hưởng của áp suất trong ống khai thác lên van, được xác định bằng phương trình bên dưới.

pmax pmin

PPEPPPPEF

7. Summation of production pressure effect (PPE) = tổng ảnh hưởng của áp suất trong ống khai thác của các van nằm trên van đang khảo sát.

8. Injection pressure at depth (Pi@L) = áp suất bơm ép của khí nén tại độ sâu nhất định.

9. Operating pressure at depth (Pi@L) = áp suất mở van cần thiết. Được xác định qua phương trình sau.

(1 / ) bt t tro p b P C P A A   

10.Bellows charge pressure at depth (Pbt) = áp suất trong buồng khí của van, tại độ sâu nhất định. Áp suất trong buồng khí ở độ sâu đặt van luôn cao hơn so với áp suất nạp ban đầu tại bề mặt, do ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ từ bề mặt xuống giếng.

11.Temperature correction factor (Ct) = hệ số hiệu chính cho áp suất nạp trong buồng khí của van từ nhiệt độ ở độ sâu nhất định về áp suất ở điều kiện nhiệt độ bề mặt 60oF.

12.Test rack opening pressure (TRO) = áp suất mở van ở điều kiện bề mặt đặt tại test rack. (1 / ) bt t tro p b P C P A A   

13.Surface opening pressure (Pso) = áp suất bơm của máy nén ở điều kiện bề mặt.

Một phần của tài liệu giới thiệu gaslift liên tục cụm mỏ y lô 15-x phân tích những sự cố phát sinh trong quá trình vận hành và đề xuất giải pháp khắc phục (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)