6. Kết cấu luận văn
2.4. Tình hình cải cách hành chính về dịch vụ đăng ký kinh doanh tại tỉnh
2.4.1. Tình hình cải cách hành chính và một số yêu cầu về phục vụ đăng ký kinh doanh: 2.4.1.1. Tình hình cải cách hành chính: a. Về thủ tục hành chính:
Trước năm 2008, để hoàn thành đăng ký thành lập doanh nghiệp mới thì chủ doanh nghiệp phải thực hiện tuần tự thủ tục thành lập doanh nghiệp mới gồm 03 thủ tục là đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và xin cấp giấy phép khắc dấu được thực hiện tại 03 cơ quan hành chính khác nhau là sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh và Công an tỉnh. Điều này làm mất thời gian rất nhiều cho doanh nghiệp vì phải đi lại nhiều lần, liên hệ tại nhiều cơ quan, ngoài ra còn dễ phát sinh tham nhũng, nhũng nhiễu tại các cơ quan. Thời gian theo quy định để hoàn thành các thủ tục đăng ký kinh doanh + đăng ký mã số thuế + giấy phép khắc dấu khoảng trên 20 ngày.
Từ tháng 9/2008, trên phạm vi toàn quốc (trong đó có tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã triển khai “một cửa” liên thông đăng ký kinh doanh + đăng ký mã số thuế (khắc dấu của doanh nghiệp nhà nước không quản lý, các doanh nghiệp tự thực hiện và chịu trách nhiệm), theo đó, các doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ tại sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp mới, sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Cục Thuế Tỉnh để thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kèm mã số thuế cho doanh nghiệp. Việc thực hiện liên thông thủ tục đã giảm thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp mới xuống còn 5 ngày theo quy định, doanh nghiệp không phải đi lại, liên hệ tại nhiều cơ quan như trước đây.
Ngoài ra, từ năm 2010, thực hiện Quyết định số 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 (gọi tắt là Đề án 30 của Chính phủ) và
Quyết định số 1086/QĐ-BKH ngày 10/8/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai rà soát các thủ tục hành chính liên quan, trong đó đã hoàn tất thống kê 141 thủ tục liên quan đến hoạt động đăng ký kinh doanh, đề xuất giữ nguyên 33 thủ tục, sửa đổi 98 thủ tục, bãi bỏ 10 thủ tục với 173 mẫu đơn, tờ khai, trong đó đề xuất giữ nguyên 172 mẫu đơn, tờ khai và đề nghị bãi bỏ 01 mẫu đơn, tờ khai.
Sau khi rà soát, thống kế tất cả các thủ tục hành chính liên quan, đã cập nhật trên trang thông tin điện tử toàn quốc và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đồng thời niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan nhà nước để người dân, doanh nghiệp có thể tra cứu, nắm bắt được các thủ tục liên quan và sử dụng khi cần thiết, ngoài ra việc công bố công khai các thủ tục hành chính cũng để tăng cường sự giám sát của người dân, doanh nghiệp đối với cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện dịch vụ hành chính công.
Song song đó, Tỉnh cũng triển khai thực hiện hệ thống mạng đăng ký kinh doanh quốc gia (thống nhất toàn quốc) do Cục phát triển doanh nghiệp và cục Đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai thực hiện, đã tiến hành rà soát toàn bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp để kết chuyển dữ liệu lên mạng đăng ký kinh doanh quốc gia nhằm thống nhất toàn quốc.
b. Về cán bộ, công chức thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh:
Trước năm 2008, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí cố định 02 cán bộ tại Bộ phận nhận và trả kết quả để hướng dẫn thủ tục và trả kết quả đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc bố trí này cũng gây nhiều phiền hà, các cán bộ hướng dẫn thủ tục không được nâng cao trình độ trong quá trình xử lý hồ sơ và việc tiếp xúc doanh nghiệp còn thái độ quan liêu, đôi khi dễ phát sinh tham nhũng, nhũng nhiễu.
Từ năm 2008 đến nay, Sở bố trí luân phiên cán bộ hướng dẫn và trả kết quả, các cán bộ thuộc phòng đăng ký kinh doanh luân phiên mỗi tháng một lần thực hiện nhận và trả kết quả đăng ký kinh doanh tại Bộ phận nhận và trả kết quả của Sở
(trong đó bao gồm cả các phó trưởng phòng), điều này nhằm giúp nâng cao khả năng tiếp xúc doanh nghiệp, nắm bắt thực tế các phát sinh khi tiếp xúc doanh nghiệp để có thể xử lý khi gặp tình huống không có quy định nhằm hoàn thiện các thủ tục, quy trình, đồng thời giảm gây phiền hà cho doanh nghiệp, hạn chế tham nhũng, quan liêu.
Ngoài ra, Tỉnh đã tiến hành thực hiện chế độ làm việc ngoài giờ hành chính, bổ sung làm việc thêm vào sáng thứ 7 hàng tuần, bố trí 01 cán bộ trực tiếp nhận và trả kết quả đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp và 01 lãnh đạo phòng, 01 lãnh đạo Sở trực để giải quyết những công việc phát sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
c. Về cơ sở vật chất:
Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên trang bị, nâng cấp trang thiết bị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để tạo điều kiện cho cán bộ công chức và người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính liên quan, thủ tục được niêm yết công khai, dễ dàng tra cứu; phòng làm việc có máy lạnh, ghế chờ, máy vi tính với các phần mềm liên thông phục vụ tác nghiệp tiếp nhận hồ sơ, chuyển xử lý và trả kết quả giải quyết; bộ phận tiếp xúc doanh nghiệp có hệ thống camera theo dõi, phục vụ yêu cầu kiểm soát của lãnh đạo.
2.4.1.2. Một số yêu cầu về phục vụđăng ký kinh doanh:
Quy trình, thủ tục hành chính phải liên tục được rà soát, giảm bớt, cải thiện nhằm giảm bớt sự phiền hà cho doanh nghiệp, cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính, nhất là thời gian thực hiện thủ tục phải càng ngày được rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý và trách nhiệm chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan. Tiếp tục triển khai thực hiện đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ. Triển khai thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần, tốn thời gian, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu của cơ quan hành chính nhà nước.
Cán bộ, công chức phải thường xuyên được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa công sở; phải tiếp tục giữ việc luân chuyển cán bộ, công chức trong tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Việc định kỳ tiếp xúc doanh nghiệp để tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, việc trang bị các phiếu và thùng phiếu đóng góp ý kiến, việc bố trí phòng tiếp dân và thường xuyên có cán bộ trực để tiếp nhận và giải quyết các vướng mắc cần được duy trì giám sát, theo dõi của các cấp lãnh đạo để hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng, tạo sự tin cậy của doanh nghiệp đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên môn phải duy trì, ngày càng nâng cao, tiến tới văn phòng điện tử để đáp ứng tốt nhất, không gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính.
2.4.2. Đánh giá chung về tình hình cải cách hành chính:
* Mặt tích cực:
Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Ủy ban nhân dân Tỉnh cùng sự nỗ lực không ngừng trong thực thi công cuộc cải cách hành chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đạt được những kết quả khả quan, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn Tỉnh, góp phần ngăn chặn tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu, từng bước xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, tạo một cái nhìn mới về cơ quan hành chính nhà nước đối với công dân, tổ chức, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Công tác xây dựng, ban hành, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và đơn giản hóa thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên, đạt chất lượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn Tỉnh.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã xử lý công việc đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại Sở, tạo bước chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với doanh nghiệp theo hướng phục vụ ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị nhằm cung ứng dịch vụ tốt nhất.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu trong việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Sở trong phục vụ doanh nghiệp. Website Tỉnh, website Sở đã giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng tra cứu các thông tin, hồ sơ, thủ tục về đăng ký kinh doanh, cải tiến lề lối làm việc và giúp lãnh đạo Sở kiểm soát, theo dõi được quá trình giải quyết công việc.
* Hạn chế, tồn tại:
Mặc dù công tác cải cách hành chính của Sở đã đạt được những kết quả đáng kể, tạo bước chuyển biến tích cực trong quá trình thực hiện đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, tránh được tình trạng quan liêu, gây phiền hà, nhũng nhiễu, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần phải tiếp tục cải thiện trong giai đọan tới.
Cải cách thủ tục hành chính được thực hiện từ nhiều năm, nhưng nhìn chung vẫn phức tạp, phiền hà cho doanh nghiệp. Còn nhiều ý kiến cho rằng họ chưa hài lòng về việc hướng dẫn dịch vụ, thủ tục chưa đơn giản, doanh nghiệp còn phải bổ túc hồ sơ nhiều lần, trả hồ sơ không đúng thời gian quy định. Số vụ khiếu nại, khiếu kiện vẫn ngày càng tăng và mức độ càng phức tạp, do đó thời gian xử lý từng vụ việc kéo dài, làm tồn đọng số lượng vụ khiếu nại, khiếu kiện.
Trình độ, năng lực trong thực thi công vụ của một số cán bộ công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn chưa đồng đều. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tuy có nâng lên nhưng vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu quan tâm bồi dưỡng kỹ năng và xử lý tình huống trong quản lý hành chính, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, trình độ ngọai ngữ còn hạn chế.... Tinh thần trách nhiệm của một số ít cán bộ, công chức đôi
lúc chưa làm hài lòng doanh nghiệp; chưa kiên quyết xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ. Ý thức trách nhiệm của một số ít cán bộ, công chức đôi lúc chưa làm hài lòng doanh nghiệp; còn thể hiện thái độ ban phát, thiếu nụ cười, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được trang bị hiện đại, tuy nhiên việc bố trí chưa khoa học, thiếu tính sáng tạo, số lượng cán bộ bố trí không linh hoạt, đôi khi doanh nghiệp phải chờ đợi lâu để được hướng dẫn.
2.4.3. Tính tất yếu của việc khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp:
Từ kết quả trên cho thấy Sở Kế hoạch và Đầu tư – đơn vị trực triếp thực hiện dịch vụ đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, trong những năm gần đây đã có nhiều cải tiến trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, đã có nhiều quan tâm hướng đến doanh nghiệp, với mong muốn mang lại dịch vụ tốt nhất, tạo điều kiện thuận tiện cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả những hoạt động này, Sở chỉ dựa vào tỉ lệ hồ sơ giải quyết hàng năm, số lượng phiếu đóng góp ý kiến, chưa có khảo sát, đánh giá với các tiêu chí được cụ thể hóa, phù hợp với lĩnh vực. Theo đánh giá hiện tại cho thấy gần đây tỉ lệ hồ sơ giải quyết tăng nhưng tỉ lệ sự hài lòng lại giảm.
Chính vì vậy, khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với quy mô lớn hơn để tìm ra những nguyên nhân, những điểm doanh nghiệp không hài lòng là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa. Qua đó, cơ quan quản lý nhà nước biết được những tồn tại và đưa ra các biện pháp giải quyết đáp ứng những nguyện vọng, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trên cơ sở thực thi chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của chính quyền.
Tóm tắt chương
Trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chỉ có một đơn vị duy nhất thực hiện dịch vụ đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp do đó việc cải cách thủ tục hành chính phục vụ doanh nghiệp trên địa bàn là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài đã được Lãnh đạo Tỉnh quán triệt thực hiện trong những năm qua. Trên cơ sở xác định chức năng và nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước, việc cung ứng dịch vụ đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thời gian qua đã cho thấy sự phù hợp và thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống các dịch vụ công phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, việc cung ứng dịch vụ đăng ký kinh doanh vẫn còn nhiều mặt tồn tại từ con người trong thực thi công việc, những qui định pháp luật đến những phát sinh theo nhu cầu xã hội cần có qui định của pháp luật để điều chỉnh. Sự nhận xét khách quan của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hành chính công có tác động tích cực trong công tác cải cái hành chính, thông qua đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp, và đánh giá các thành phần chất lượng dịch vụ đăng ký kinh doanh, lãnh đạo Sở, lãnh đạo UBND Tỉnh sẽ có hướng cải cách trong giai đoạn tới.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤĐĂNG KÝ KINH
DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Nghiên cứu định tính:
Tác giả phỏng vấn và thảo luận tay đôi với lãnh đạo Sở, trưởng phòng đăng ký kinh doanh để có được thông tin bao quát về tình hình cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh; thảo luận nhóm với các chuyên viên tiếp xúc doanh nghiệp và chuyên viên xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh về việc triển khai thủ tục hành chính, nhằm thu thập những thông tin tồn tại trong hệ thống, cùng phân tích và đưa ra các yếu tố và tiêu chí ảnh hưởng sự hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ đăng ký kinh doanh.
Sau đó, xây dựng phiếu khảo sát và phỏng vấn sơ bộ trực tiếp 20 doanh nghiệp để thu thập những góp ý thực tế và tìm hiểu thêm nhu cầu, nguyện vọng khi sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh nhằm đánh giá sự phù hợp của hệ thống biến quan sát đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy: hầu như các câu hỏi được hiểu tương đối rõ ràng và đều cho rằng các vấn đề thảo luận có ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà