TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh vĩnh long giai đoạn 2000 2013 (Trang 28)

3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu, trên con đường giao thông thủy bộ huyết mạch nối liền trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh thành trong khu vực, cách Thành phố Hồ Chí Minh 135 km về hướng Bắc và cách Thành phố Cần Thơ 33 km về hướng Nam theo quốc lộ 1A. Tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự nhiên là 1.504,9 km2, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh và phía Tây giáp với Thành phố Cần Thơ.

3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

a) Địa hình

Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển, với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn.

b) Khí hậu

Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 - 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 27oC, độ ẩm trung bình 79,8%.

c) Thổ nhưỡng

Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn hecta đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu, đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ. Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào, cát dưới lòng sông với trữ lượng khoảng 129,8 triệu m3, cát được sử dụng chủ yếu cho san lấp.

d) Tài nguyên khoáng sản

Vĩnh Long là tỉnh đặc biệt nghèo về tài nguyên khoáng sản, cả về số lượng lẫn chất lượng. Tỉnh chỉ có nguồn cát và đất sét làm vật liệu xây dựng, đây là nguồn thu có ưu thế lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long so với các tỉnh trong vùng về giao lưu kinh tế và phát triển thương mại - du lịch. Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông lớn nhất của ĐBSCL, nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, lượng mưa hàng năm trên địa bàn tỉnh lớn.

3.1.2 Đặc điểm xã hội

3.1.2.1 Đơn vị hành chính

Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 6 huyện: Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn và Vũng Liêm. Trong đó có 6 thị trấn, 10 phường và 93 xã.

3.1.2.2 Dân số

Dân số tỉnh Vĩnh Long có xu hướng tăng chậm qua các năm. Tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt 1.033.600 người. Tỉnh Vĩnh Long có mật độ dân số đạt 687 người/km2 vào năm 2012, đứng thứ hai ở ĐBSCL sau Thành phố Cần Thơ, gấp 1,6 lần mật độ trung bình của ĐBSCL và 2,6 lần mật độ trung bình của cả nước.

Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài người Kinh, các dân tộc khác chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh, trong đó người Khmer chiếm gần 2,1%, người

Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,6%. Trong khi người Kinh phân bố đều ở các nơi thì người Khmer tập trung ở một số xã vùng sâu thuộc các huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh và Trà Ôn, còn người Hoa tập trung ở thành phố, thị xã và các thị trấn.

Bảng 3.1: Dân số tỉnh Vĩnh Long qua các năm

Nguồn: Niên giám thống kê, 2012

Dân số nông thôn của tỉnh chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu dân số, tuy có xu hướng giảm dần qua các năm, nhưng tỷ lệ giảm này vẫn còn rất thấp, điều này cho thấy tốc độ đô thị hóa của tỉnh Vĩnh Long hiện nay nhìn chung vẫn còn chậm. Nguyên nhân là do dân cư tỉnh Vĩnh Long hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản cùng với các làng nghề truyền thống ở vùng nông thôn.

Năm Dân số (nghìn người) Chỉ số phát triển (%) Mật độ dân số (người/km2) 2000 1.013,4 100,26 673 2001 1.014,6 100,12 674 2002 1.015,9 100,13 675 2003 1.017,4 100,14 676 2004 1.018,8 100,14 677 2005 1.020,2 100,14 678 2006 1.021,6 100,13 679 2007 1.022,8 100,13 680 2008 1.024,0 100,12 680 2009 1.025,1 100,10 681 2010 1.026,5 100,14 682 2011 1.028,6 100,20 684 2012 1.033,6 100,49 687

3.1.2.3 Lao động

Số lao động trong ngành kinh tế chiếm hơn 50% tổng dân số của tỉnh và tăng liên tục qua từng năm. Tuy có nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh Vĩnh Long vẫn còn tương đối thấp mặc dù đã có chiều hướng tăng trong những năm gần đây. Đây có thể là một trở lực đáng kể đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long.

3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng a) Giao thông vận tải

Hiện tại tỉnh có 15 tuyến đường chính với tổng chiều dài 363 km, trong đó có năm tuyến quốc lộ chạy qua địa phận tỉnh, bao gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 57 và quốc lộ 80 với tổng chiều dài là 142,2 km. Riêng quốc lộ 1A có 35 km chiều dài đi qua tỉnh Vĩnh Long, nối liền tỉnh Tiền Giang và thành phố Cần Thơ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa từ Vĩnh Long đến các trung tâm kinh tế được nhanh chóng, thuận tiện.

Các tuyến giao thông đường thủy của tỉnh cũng khá thuận lợi, tỉnh có mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 180 km, có ba tuyến đường sông quốc gia đi qua có khả năng lưu thông các tàu trọng tải từ 3 đến 5 nghìn tấn với ba cảng lớn là cảng Vĩnh Long, cảng Bình Minh và cảng An Phước. Các tuyến giao thông này nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng.

b) Hệ thống các khu công nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu về mặt bằng phục vụ cho thu hút đầu tư vào địa phương, tỉnh Vĩnh Long đã quy hoạch 17 khu, cụm, tuyến công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.313 hecta, phân bố đều ở các huyện thị trong tỉnh. Trong đó, đã có 3 khu công nghiệp hình thành và đang có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh:

▪ Khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ có tổng diện tích 259,32 hecta, trong đó giai đoạn I có diện tích 122,16 hecta đã lắp đầy 100% diện tích đất công nghiệp với 15 nhà đầu tư và giai đoạn II với diện tích 137,16 hecta hiện đang đầu tư hạ tầng kỹ thuật để mời gọi đầu tư.

▪ Khu công nghiệp Bình Minh có tổng diện tích 132 hecta, tọa lạc tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, cách Thành phố Cần Thơ khoảng 3 km, thuận lợi về giao thông thủy, bộ, hàng không, nằm liền kề hệ thống cảng-logistic Bình Minh, cách các cảng Cái Cui, cảng Cần Thơ, sân bay quốc tế Cần Thơ khoảng 10 km.

▪ Tuyến công nghiệp Cổ Chiên có tổng diện tích 30 hecta, nằm hai bên tỉnh lộ 902, cạnh bờ sông Cổ Chiên thuộc các xã Thạnh Đức, Mỹ An, Mỹ Phước của huyện Long Hồ và huyện Mang Thít, cách Thành phố Vĩnh Long và cảng Vĩnh Long khoảng 3 km, rất thuận tiện cho giao thông đường thủy. Hiện tuyến công nghiệp Cổ Chiên đã đạt tỷ lệ đất cho thuê 100%, với tổng vốn đầu tư là 1.364 tỷ đồng và 7,4 triệu USD.

c) Hệ thống thông tin liên lạc

Tỉnh có mạng bưu chính rộng khắp cung cấp đa dạng các dịch vụ và dễ tiếp cận, đảm bảo 100% xã có thư báo đến trong ngày. Điện thoại cố định đã mở rộng đến 100% các xã, phường, thị trấn. Các mạng di động đã phủ sóng trên phạm vi toàn tỉnh. Đường cáp quang đã dẫn đến toàn bộ các huyện, xã.

d) Mạng lưới điện

100% xã, phường, thị trấn đã có điện lưới quốc gia với 98,5% hộ dân sử dụng điện. Ngoài mạng lưới hạ thế công cộng, các hộ công nghiệp, các dịch vụ lớn, khu, cụm công nghiệp đều có trạm hạ thế riêng và điện năng tiêu thụ được đo đếm ngay tại trạm đủ năng lực phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư.

e) Nước sạch

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 hệ thống cấp nước đô thị, với 10 nhà máy với tổng công suất thiết kế 38.700 m3/ngày đêm đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.

3.1.3 Tình hình kinh tế

3.1.3.1 Tình hình chung

Nằm ở trung tâm của vùng ĐBSCL, Vĩnh Long có thế mạnh để phát triển kinh tế nông - ngư nghiệp. Sản phẩm chủ lực của tỉnh là lúa gạo, cây ăn trái và thủy sản. Từ năm 2000 đến nay, kinh tế Vĩnh Long dần dần đi vào ổn định và tăng trưởng. GDP của tỉnh thời kỳ 2000 - 2007 tăng đều qua các năm, bình quân 8,70%/năm, trong đó cao nhất là vào năm 2007 với tốc độ tăng trưởng GDP là 12,54% đạt giá trị gần 14.500 tỷ đồng theo giá so sánh năm 2010. Tuy nhiên bước sang năm 2008, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và cả nước, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh có dấu hiệu chựng lại với tốc độ trên 9%.

Năm 2011, GDP tỉnh Vĩnh Long tăng trưởng 10% nhưng vẫn cao hơn bình quân cả nước – 5,89%. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay với gần 400 triệu USD, tăng 50% so kế hoạch năm. Các ngành hàng nông sản tiếp tục khẳng định là thế mạnh chủ lực của tỉnh như: nấm rơm, trứng vịt muối, thủy sản đông lạnh,… Trong đó lúa gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Lần đầu tiên sau nhiều năm Vĩnh Long có sản lượng lúa vượt trên 1 triệu tấn. Năng suất lúa bình quân 5,6 tấn/hecta.

Bảng 3.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 theo giá so sánh năm 2010.

Năm GDP (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2000 7.805.481 6,68 2001 8.299.378 6,33 2002 8.959.155 7,95 2003 9.697.207 8,24 2004 10.653.572 9,86 2005 11.879.768 11,50 2006 12.868.434 8,32 2007 14.481.875 12,53 2008 15.792.264 9,05 2009 17.498.838 10,81 2010 20.085.511 14,78 2011 22.107.687 10,07 2012 23.476.806 6,19

Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Long và Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long, 2012

Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,19%, nhưng xét về mặt khách quan mức tăng trưởng này là rất đáng khích lệ bởi năm 2012 đối với tỉnh Vĩnh Long là một năm với nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xuất hiện nhiều. Tỉnh Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 23.477 tỷ đồng theo giá so sánh năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn khá lạc quan, với mức tăng gần 29%. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện trên 400 triệu USD. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả. Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản ước đạt 18.750 tỷ đồng, tăng gần 2,1% so với năm 2011. Diện tích

vườn cây ăn trái của tỉnh hiện có trên 47 nghìn hecta, trong đó hơn 40 nghìn hecta đang cho sản phẩm. Sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 nghìn tấn.

a) Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế

Cơ cấu GDP của tỉnh trong giai đoạn 2000 - 2012 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông - Lâm - Thủy sản giảm dần từ 59,2% năm 2000 xuống còn 35,8% năm 2012, Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 11,9% lên 21,5%, Thương mại - Dịch vụ tăng từ 28,9% lên 42,3% trong thời điểm tương ứng.

Theo Niên giám thống kê năm 2012 của Cục Thống kê Vĩnh Long, GDP của tỉnh tăng 6,19% (theo giá cố định 2010) so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực Nông - Lâm - Thủy sản tăng 2,27%; khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 11,26%; khu vực Dịch vụ tăng 7,38%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch không đáng kể so với năm trước. So với cơ cấu kinh tế của khu vực và cả nước, Nông - Lâm - Thủy sản của Vĩnh Long vẫn chiếm tỷ trọng cao và chuyển dịch chậm. Để đảm bảo cho kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu phù hợp với xu thế mới, tránh nguy cơ tụt hậu, nhất thiết tỉnh phải đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I nhanh hơn nữa.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nông - Lâm - Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ

Hình 3.1: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012

b) Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo thành phần kinh tế cũng có sự biến đổi phù hợp với xu thế chung của cả nước, nhưng tốc độ còn rất chậm. Khu vực kinh tế trong nước vẫn giữ vai trò gần như tuyệt đối (trên 93% tổng GDP). Kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng không lớn, chiếm 17% vào năm 2000 và ổn định ở khoảng từ 17 đến 18% trong những năm gần đây và có vai trò trọng yếu trong một số lĩnh vực: thương mại - dịch vụ, công nghiệp nặng, xây dựng cơ sở hạ tầng,… Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ (chỉ khoảng 6,7% vào năm 2012). Từ năm 1993, Vĩnh Long mới bắt đầu có dự án đầu tư nước ngoài nhưng đến năm 1998 thì gián đoạn, mãi đến năm 2002 mới có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trở lại vào tỉnh.

3.1.3.2 Các khu vực kinh tế a) Nông – Lâm – Thủy sản

Nông - Lâm - Thủy sản hiện vẫn là ngành chiếm hơn 1/3 tỷ trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh Vĩnh Long. Mặc dầu tỷ trọng có xu hướng giảm qua các năm, nhưng tốc độ vẫn còn khá chậm. Trong cơ cấu nội bộ của ngành, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm hơn 85% giá trị sản xuất của ngành vào năm 2012; thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng đã có xu hướng tăng dần qua các năm. Lâm nghiệp có vai trò không đáng kể trong cơ cấu ngành này.

Năm 2012 giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản ở Vĩnh Long đạt 18.750 tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2011, trong đó nông nghiệp tăng 2,49% và thủy sản tương đương với mức giá trị năm 2011. Nhóm ngành Nông – Lâm – Thủy sản vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh, cụ thể là 35,8% vào năm 2012. Do những điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai, đặc điểm địa hình, tài nguyên thiên nhiên,… nên tỉnh Vĩnh Long có điều kiện phát triển nền nông nghiệp đa dạng, theo số liệu Niên giám thống kê thì hàng năm Vĩnh Long sản xuất trung bình 945.637 tấn lúa, bên cạnh đó, tỉnh còn phát triển kinh tế vườn chuyên canh cây ăn quả đặc sản có giá trị cao như: bưởi năm roi, cam sành, quýt, nhãn, xoài,...

Khó khăn lớn nhất của nông nghiệp tỉnh nói riêng và cả nước nói chung là quy

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh vĩnh long giai đoạn 2000 2013 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)