KẾT QUẢ VÀ GIẢI THÍCH MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh vĩnh long giai đoạn 2000 2013 (Trang 71)

4.6.1 Kết quả mô hình hồi quy hoàn chỉnh

Sau khi thực hiện việc loại bỏ các biến độc lập không có ý nghĩa thống kê và thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình. Ta nhận thấy mô hình không bị vi phạm các giả thiết đã đặt ra ban đầu. Mô hình hồi quy hoàn chỉnh sẽ bao gồm ba biến độc lập là SV, RD1.

Hình 4.8: Mô hình hồi quy hoàn chỉnh

Nguồn: Thực hiện trên phần mềm Stata/SE 11.1

Theo kết quả phân tích hồi quy dựa theo mô hình TOBIT ở trên, tổng số quan sát ta đưa vào mô hình là 13 quan sát, trong đó số quan sát dương là 10 quan sát. Giá trị log của hàm gần đúng (log likelihood) là -37,158. Với xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương (prob > chi2) là 0,0022 chứng minh rằng mô hình này là phù hợp.

Như vậy, mô hình hồi quy hoàn chỉnh là:

FDI = FDI* = -338,170 + 7,264*SV + 0,011*R + 52,815*D1 (nếu FDI* > 0)

4.6.2 Giải thích mô hình

Dựa vào hình 4.8 ta thấy:

▪ Biến SV có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Hệ số ước lượng của biến SV

bằng 7,264 mang dấu dương cho thấy số lượng sinh viên đại học, cao đẳng trên 1000 dân có tác động cùng chiều với lượng vốn FDI đăng ký. Cụ thể khi các yếu tố khác không đổi cứ 1 sinh viên được tăng thêm trên 1000 dân thì lượng vốn FDI đăng ký vào tỉnh sẽ tăng lên 7,264 triệu USD.

▪ Biến R có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số ước lượng của biến R

với lượng vốn FDI đăng ký. Cụ thể khi các yếu tố khác không đổi cứ 1 đồng tỷ giá được tăng thêm thì lượng vốn FDI đăng ký vào tỉnh sẽ tăng lên 0,011 triệu USD.

▪ Biến D1 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số ước lượng của biến D1

mang dấu dương cho thấy Luật đầu tư 2005 có tác động cùng chiều với lượng vốn FDI đăng ký. Cụ thể khi các yếu tố khác không đổi thì lượng vốn FDI đăng ký trong thời kỳ từ năm 2006 trở về sau sẽ cao hơn so với thời kỳ trước năm 2006.

CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH VĨNH LONG

Qua phân tích ở chương 3 và chương 4, ta đã đánh giá được bức tranh toàn cảnh về thực trạng cũng như các yếu tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2013. Đã có những thời điểm lượng vốn FDI đăng ký vào tỉnh tương đối khả quan và chính những nguồn vốn này đã có những tác động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn, những hạn chế trong việc thu hút dòng vốn FDI vào tỉnh. Chính vì thế, chính quyền tỉnh cần có những chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư với các dự án có chất lượng vào địa bàn tỉnh.

Cụ thể, qua phân tích ở chương 4, ta nhận thấy có hai nhóm nhân tố tác động chính đến dòng vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Long là nhóm nhân tố lao động (được đại diện bởi biến SV)và nhân tố chính trị, chính sách và pháp luật (được đại diện bởi biến R

D1). Chính vì vậy, nếu muốn tạo nên một môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, việc cải thiện hai nhóm nhân tố này là việc ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy, chúng ta cũng không thể bỏ qua các nhóm nhân tố khác bởi chúng cũng có những tương quan nhất định với hai nhóm nhân tố trên và đặc biệt là chúng ta cần có một sự phát triển đồng bộ trên nhiều mặt.

Bên cạnh đó, vào ngày 29 tháng 8 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Vì vậy, giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới của tỉnh Vĩnh Long cần phải dựa trên cơ sở những định hướng của nghị quyết này để hòa với xu thế chung của đất nước nhưng vẫn phải phù hợp với những đặc thù của tỉnh.

5.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG

Theo đó, trong Nghị quyết 103/NQ-CP của Chính phủ đã nêu rõ các định hướng thu hút FDI trong thời gian tới:

(1) Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại,…

(2) Tăng cường thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; khuyến khích các dự án công nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư phát triển thị trường tài chính; đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa phương.

(3) Khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhau và với các doanh nghiệp trong nước.

(4) Quy hoạch, thu hút đầu tư nước ngoài theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng, phù hợp với quy hoạch chung, đảm bảo lợi ích tổng thể quốc gia và tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới.

5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ

Trên cơ sở những định hướng của Chính phủ, tỉnh Vĩnh Long cần có những giải pháp cụ thể như sau để xây dựng chính sách thu hút FDI phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh:

5.2.1 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Tỉnh cần chú trọng phát triển và hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng hội nhập từ cấp phổ thông, dạy nghề đến bậc đại học nhằm cung cấp cho thị trường lao

động đội ngũ lao động có tay nghề cao, có trình độ chất lượng để có thể làm chủ trình độ công nghệ mới. Cụ thể, tỉnh Vĩnh Long cần ưu tiên vốn ngân sách để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh trường dạy nghề của tỉnh, nâng cấp, cải tạo, mở rộng và đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các trung tâm dạy nghề của tỉnh và các huyện thị, thành phố nhằm nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo nghề đa hình thức, đa nguồn vốn và đa sở hữu.

Đặc biệt phải chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề cao. Hình thành một số trung tâm đào tạo cao cấp để phát triển đội ngũ lao động có hàm lượng chất xám và tay nghề cao. Đào tạo nguồn lao động này nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, làm việc trong các doanh nghiệp yêu cầu lao động chất lượng cao. Các trung tâm đào tạo này nên đào tạo theo yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động với một số lượng nhất định, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, không hiệu quả.

Bên cạnh đó, tỉnh cần hết sức chú ý công tác đào tạo nhân sự trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế, kỹ thuật cao để đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi của các dự án đầu tư. Tăng cường công tác đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức nước ngoài nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư.

5.2.2 Giải pháp về phát triển quỹ đất, cơ sở hạ tầng

Chính quyền tỉnh cần tập trung chỉ đạo hoàn thành một cách nhanh nhất việc bồi thường giải phóng mặt bằng để nhanh chóng giao đất cho chủ đầu tư; nhanh chóng quy hoạch các khu đất sạch để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư.

Tỉnh cũng cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Bình Minh, khu công nghiệp Hòa Phú giai đoạn 2, tuyến công nghiệp Cổ Chiên và các cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố và các dự án ngoài khu, cụm tuyến, công nghiệp liên quan. Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa, tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư, tỉnh cần tập trung phát triển giao thông nội tỉnh bằng nhiều nguồn vốn như của Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, xã, nhân dân đóng góp,… Song song đó, tỉnh cũng cần nghiên cứu phát triển các tuyến vận tải thủy

từ Vĩnh Long đi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam cùng với hệ thống cảng sông của tỉnh.

Ngoài ra, trong thời gian tới cần nâng cấp hệ thống điện bằng cách xây dựng thêm các trạm hạ thế trung gian để tránh quá tải nhằm cung cấp điện liên tục, ổn định phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt cần phải có một hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng tạo thuận tiện cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ môi trường.

5.2.3 Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở các cơ quan tham mưu cấp giấy chứng nhận và quản lý đầu tư như Sở Kế hoạch & Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp của tỉnh. Nâng cao hiệu quả việc áp dụng cơ chế một cửa đồng bộ, liên thông từ khâu cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, cấp mã số thuế và đăng ký con dấu,… để nhà đầu tư chỉ quan hệ một chỗ, một cơ quan để thực hiện hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư.

Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu giảm hơn nữa thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư. Học tập kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương trong việc áp dụng quy trình trình văn bản trực tuyến, từ các Sở chuyên ngành lên thẳng lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh. Quy trình này được đánh giá là một cách làm hiệu quả và thành công, theo quy trình này thì hầu hết các vấn đề chuyên môn, liên quan đến doanh nghiệp và nhà đầu tư không phải thông qua mô hình công văn từ Sở, ngành lên chuyên viên văn phòng UBND, lãnh đạo văn phòng UBND xét duyệt rồi mới lên lãnh đạo tỉnh như nhiều tỉnh, thành khác.

Ngoài ra, trong thời gian tới tỉnh nên phát triển hệ thống website của tỉnh, đăng tải đầy đủ, cụ thể, chi tiết các thủ tục hành chính, biểu mẫu thủ tục để mọi doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận. Tỉnh Long An đã áp dụng cách làm này một cách hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin tại nhà, in ra biểu mẫu hồ sơ và điền vào mẫu theo quy định và đến Sở để nộp hồ sơ. Đặc biệt tại phần thông tin

về giải quyết các hồ sơ, doanh nghiệp hay tổ chức có thể biết được hồ sơ đã xong bước nào, đang nằm tại bộ phận nào, thời hạn sẽ được giải quyết xong.

Song song đó, tỉnh cần tăng cường công tác cải tiến tổ chức và quản lý Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay theo hướng thường trực UBND tỉnh quản lý thống nhất song có sự phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm đối với một số cơ quan, ban ngành trong việc tham gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các cấp, các ngành địa phương có liên quan đến thu hút FDI phải nêu cao vai trò, trách nhiệm trong quá trình giải quyết vấn đề theo cấp thẩm quyền của mình. Tỉnh cũng cần đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ công chức trên cơ sở công khai, dân chủ; đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và lối sống, nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công sở, xây dựng tác phong lề lối làm việc chuyên nghiệp.

5.2.4 Giải pháp về công tác xúc tiến đầu tư

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư vào địa bàn tỉnh Vĩnh Long, tỉnh cần tăng cường phổ biến rộng rãi, đầy đủ, rõ ràng các thông tin về đầu tư, ưu đãi đầu tư, tiềm năng, thế mạnh, đặc trưng, hướng phát triển trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, các website của các cơ quan trong tỉnh, trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Song song đó, tỉnh cần tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, chú ý các trọng tâm thu hút đầu tư và đa dạng hóa các phương thức xúc tiến đầu tư; đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng chuyển mạnh sang hình thức vận động xúc tiến đầu tư theo dự án và các đối tác trọng điểm; tiếp tục lập các đề xuất dự án ưu tiên đầu tư theo quy hoạch phát triển, chú ý các dự án động lực trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng,…

Hàng năm, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp của tỉnh cần xây dựng một kế hoạch cụ thể về công tác xúc tiến đầu tư (có thể nhờ tư vấn từ các chuyên gia), sau đó tiến hành một cách bài bản, tránh trường hợp tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tư kém chất lượng hay quá sơ sài, điều này gây lãng phí và làm giảm đi sức hấp

dẫn về môi trường đầu tư của tỉnh. Đặc biệt trong tháng 11 sắp tới, tỉnh Vĩnh Long sẽ đứng ra đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (MDEC-2013), tỉnh cần nhân cơ hội này để quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

5.2.5 Giải pháp hỗ trợ cho nhà đầu tư

Lãnh đạo tỉnh cùng các đơn vị có liên quan đến đầu tư như Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch & Đầu tư,… tổ chức các cuộc họp định kỳ với các nhà đầu tư nước ngoài để lắng nghe những ý kiến nhận xét đóng góp về môi trường đầu tư của tỉnh từ các nhà đầu tư hoặc cùng các nhà đầu tư trao đổi để giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc mà các nhà đầu tư đang gặp phải trong quá trình hoạt động doanh nghiệp. Khi các nhà đầu tư có thiện cảm với tỉnh nhất định sẽ giới thiệu với các nhà đầu tư khác.

Trên đây là những giải pháp tổng thể để tỉnh Vĩnh Long xây dựng các chính sách để thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Trong đó, tỉnh cần đặc biệt chú trọng đến hai nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

cải cách thủ tục hành chính bởi vì như ta đã xây dựng và phân tích mô hình hồi quy ở chương 4, hai nhóm nhân tố này chính là những nhóm nhân tố có tác động trực tiếp đến lượng vốn FDI của tỉnh trong những năm qua.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua tỉnh Vĩnh Long đã không ngừng nỗ lực trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Từ đầu thế kỷ XXI cho đến hết tháng 6 năm 2013, tỉnh Vĩnh Long đã thu hút được tổng cộng 24 dự

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh vĩnh long giai đoạn 2000 2013 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)