Đánh giá chung

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh vĩnh long giai đoạn 2000 2013 (Trang 54)

3.2.5.1 Những mặt làm được

a) Các giải pháp về thu hút FDI phát huy tác dụng

Thời gian qua, nhằm thu hút tốt nguồn FDI để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Vĩnh Long đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp để thu hút đầu tư. Các biện pháp này nhìn chung đã có hiệu quả tích cực, giúp Vĩnh Long thu hút được một lượng vốn FDI nhất định, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

b) Góp phần tích cực phát triển các ngành công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long

Năm 2000, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI là 2,83% thì đến năm 2008 đã tăng vọt lên con số 30,88%. Đến năm 2012, các ngành hàng thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng 28,89% so với cùng kỳ năm 2011 và đạt 42,30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Thành phần kinh tế này đã đóng một vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp Vĩnh Long với nhiều ngành nghề như sản xuất xi măng, giày thể thao, nấm rơm, trái cây đóng hộp, thức ăn chăn nuôi,... và đang phát triển với tốc độ nhanh hơn tốc độ phát triển chung của ngành công nghiệp (giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 tăng 15,17% so với cùng kỳ năm 2011), chứng tỏ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động thuận lợi trong môi trường kinh doanh của tỉnh Vĩnh Long. 1906 2114 2429 2860 3397 4401 4746 6512 8656 9427 11502 13391 15422 54 47 61 124 87 309 728 1849 2673 2920 3638 5061 6523 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ đ n g Tổng số Khu vực FDI

Hình 3.5: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 (theo giá cố định năm 2010)

Nguồn: Niên giám thống kê và Báo cáo kết quả hoạt động Sở Công thương Vĩnh Long, 2012

c) Góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động của tỉnh. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2013 có 13.200 lao động đang làm việc trong khu vực FDI.

3.2.5.2 Các mặt hạn chế

a) Vốn FDI thu hút được còn thấp

Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2012 ước đạt 56.062 tỷ đồng, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 3,25% (tương đương 1.821 tỷ đồng). Riêng trong năm 2012 con số này còn nhỏ hơn, chỉ chiếm gần 2% với 168,5 tỷ đồng trong tổ số 8.860 tỷ đồng của vốn đầu tư phát triển. Ngoài ra, số vốn đăng ký trong các dự án FDI của tỉnh Vĩnh Long chỉ chiếm 2,15% tổng số vốn FDI của toàn vùng ĐBSCL (không tính hai tỉnh Long An và Tiền Giang).

b) Chưa có dự án FDI quy mô lớn

Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2013, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chỉ có hai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với quy mô lớn là dự án sản xuất giày xuất khẩu của Công ty Liên doanh Tỷ Xuân (vốn đăng ký 40 triệu USD) và dự án Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long (vốn đăng ký 25 triệu USD), còn lại là các dự án với quy mô rất nhỏ, trung bình chỉ gần 3,5 triệu USD/dự án. Đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư nổi tiếng nào đầu tư vào tỉnh Vĩnh Long.

c) Hầu hết các doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực công nghiệp

Đến nay, tỉnh chỉ mới thu hút được hai dự án FDI có thành lập pháp nhân mới trong lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ là dự án Công ty Rosa Planter kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ và dự án Công ty Cổ phần Gốm sứ Toàn Quốc – Chi nhánh Vĩnh Long chuyên gia công và đóng gói các sản phẩm gốm sứ với tổng số vốn đăng ký là 3,45 triệu USD, chỉ chiếm 2,63% tổng nguồn vốn FDI của tỉnh. Còn trong lĩnh vực nông nghiệp, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2013 tỉnh Vĩnh Long vẫn chưa thu hút được bất cứ một dự án FDI nào.

d) Chưa có doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao

Sản phẩm của các doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Long là các sản phẩm thông dụng, đơn giản nên các nhà đầu tư chỉ sử dụng các công nghệ sản xuất phổ biến từ lâu, nhằm tận dụng nguồn lao động rẻ, dồi dào của tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài chưa áp dụng công nghệ tiên tiến của thế giới vào quá trình sản xuất kinh doanh.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Tình hình thu hút đầu tư trực trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều biến động trong giai đoạn 2000 - 2013. Điều này không những xuất phát từ những nhân tố chủ quan của tỉnh mà còn từ những nhân tố khách quan bên ngoài tác động đến. Để hiểu rõ những nhân tố này tác động và có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2013, ta sẽ tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh vĩnh long giai đoạn 2000 2013 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)