THỰC TRẠNG THU HÚT FDI GIAI ĐOẠN 2000 – 6/2013

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh vĩnh long giai đoạn 2000 2013 (Trang 38)

3.2.1 Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Long

3.2.1.1 Các chủ trương, chính sách

Ngay từ văn kiện Đại hội VII, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội VI (1995 – 2000) và đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển nhiệm kỳ VII (2001 – 2005) với chủ trương, quan điểm: “Vận dụng linh hoạt các chính sách của Nhà nước, tích cực xây dựng các dự án khả thi để tranh thủ các nguồn vốn ODA, FDI và NGO đồng thời chủ động kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư khai thác các thế mạnh của tỉnh; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nhằm đối tác

có hiệu quả với bên ngoài. Đa dạng hoá các hình thức liên doanh, liên kết theo hướng song phương, đa phương và 100% vốn nước ngoài để có thể thu hút nguồn vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến,… phục vụ tăng trưởng kinh tế”. Đồng thời tại văn kiện đại hội VIII và IX Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (2006 – 2010 và 2010 – 2015) tiếp tục nhấn mạnh và chỉ đạo: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các chính sách thu hút đầu tư, có chế độ ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài...”

Trên cơ sở các chủ trương, quan điểm và chính sách của các Nghị quyết tỉnh Đảng bộ qua các nhiệm kỳ từ năm 1995 đến năm 2015; Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã cụ thể hóa bằng các chương trình, đề án, quyết định, chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư có liên quan đến vận động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài như: Chương trình số 01/CTr-BCĐCTMT ngày 22 tháng 6 năm 2006, Quyết định phê duyệt đề án số: 1758/2006/QĐ-UBND ngày 8 tháng 9 năm 2006 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình và Đề án thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định số 2642/2003/QĐ-UB ngày 19 tháng 8 năm 2003, số 2104/2005/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2005 và số 05/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 1 năm 2008 Quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Long; Và gần đây nhất là chương trình số 03-CTr/TU ngày 7 tháng 10 năm 2011 của Tỉnh ủy, Quyết định số: 12/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015; Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 được thể hiện cụ thể trong Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013 bước đầu đã tạo nên môi trường đầu tư thông thoáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

3.2.1.2 Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND

a) Quy định chung

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Long được thể hiện cụ thể trong quyết định số 07/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, theo đó các

nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi:

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: UBND tỉnh Vĩnh Long sẽ đáp ứng yêu cầu về đầu tư hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu như: Hệ thống điện; hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước; đường giao thông đến bên ngoài hàng rào các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Trường hợp nhà đầu tư tự bỏ vốn để xây dựng những công trình trên thì doanh nghiệp sẽ được Uỷ ban nhân dân tỉnh thanh toán lại bằng cách khấu trừ dần tiền thuê đất; tiền sử dụng đất hoặc trả dần giá trị đầu tư công trình cho nhà đầu tư trong thời hạn 5 năm kể từ ngày công trình hoàn thành và được nghiệm thu cùng với lãi suất kỳ hạn 5 năm, nhưng mức hỗ trợ tối đa không vượt quá tổng số tiền sử dụng đất hoặc thuê đất phải nộp của dự án.

Hỗ trợ giải phóng mặt bằng: Nhà đầu tư sẽ được UBND các cấp hỗ trợ khâu tổ chức xác định chi phí đền bù, tái định cư theo chính sách chung và tổ chức giải phóng mặt bằng. Nhà đầu tư hoàn trả toàn bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện theo tiến độ. Ngoài ra, tỉnh còn chủ động thu hồi đất của một số cụm công nghiệp, thực hiện đền bù giải toả để tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư.

Hỗ trợ đối với dự án nhà ở xã hội: Các nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội sẽ được Ủy ban nhân tỉnh giao đất sạch, được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo các quy định hiện hành về thực hiện dự án; Riêng các doanh nghiệp tự thuê nhà ở công nhân thì được tính chi phí thuê nhà ở là chi phí hợp lý khi tính mức thuế thu nhập doanh nghiệp; Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, ưu tiên vay vốn từ Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Vĩnh Long; Cơ quan chức năng của tỉnh cung cấp miễn phí các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở cũng như các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về thi công, xây lắp nhằm giảm giá thành xây dựng công trình; Xem xét hỗ trợ 100% kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ngoài hàng rào dự án.

Ưu đãi chi phí quảng cáo: Trong vòng ba năm, kể từ khi dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Long hoặc đầu tư vào địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn do Chính phủ ban hành tại Nghị

định số 108/2006/NĐ-CP đi vào hoạt động, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo sản phẩm theo Pháp lệnh Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh (Đài Phát thanh, Truyền hình và Báo Vĩnh Long) mức hỗ trợ tối đa không quá 2 lần/doanh nghiệp và không vượt quá 50 triệu đồng/lần.

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: Tất cả các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí để mở các lớp bồi dưỡng tập trung ngắn ngày, đào tạo quản lý cấp cao và đào tạo nghề.

Hỗ trợ kinh phí xúc tiến đầu tư: Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 100% chi phí vé máy bay khứ hồi cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh khi tham gia xúc tiến đầu tư ở nước ngoài theo Kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận, tối đa 2 người/doanh nghiệp.

Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất: Trong quá trình hoạt động đầu tư tại tỉnh Vĩnh Long, các nhà đầu tư trong và ngoài nước được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước kiểm soát.

b) Những ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài

Riêng với những nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thêm những ưu đãi so với những nhà đầu tư trong nước như:

Hỗ trợ kinh phí lập các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và dự án đầu tư:

Các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện dự án đầu tư thuộc ngành nghề và lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư theo phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long sẽ được hỗ trợ 50% chi phí lập các hồ sơ, thủ tục cho đến khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và chi phí lập dự án đầu tư (trừ các chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng theo Điều 7 của Quy định này và chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường), khi dự án đi vào hoạt động, trên cơ sở hợp đồng tư vấn với Trung tâm Xúc tiến Thương mại & Đầu tư

tỉnh Vĩnh Long hoặc với đơn vị tư vấn khác, nhưng phải được Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định về chi phí tư vấn và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ưu đãi về cấp thị thực, xuất nhập cảnh: Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư, chuyên gia và lao động kỹ thuật là người nước ngoài làm việc thường xuyên tại dự án được đầu tư ở Vĩnh Long, các thành viên gia đình họ được cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh nhiều lần, thời hạn của thị thực tối đa là 5 năm cho mỗi lần cấp.

Ưu đãi về lĩnh vực đầu tư có điều kiện: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư trong các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nhưng trong quá trình hoạt động, lĩnh vực đã đầu tư được bổ sung vào danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư vẫn được tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực đó.

3.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép ở tỉnh Vĩnh Long

Số dự án đầu tư trực tiếp nước nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Long qua các năm ở giai đoạn 2000 - 2013 là rất thấp và chưa xứng tầm với địa thế thuận lợi của tỉnh. Trong đó, ba năm 2000, 2001 và 2008 không có bất kỳ một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào được cấp phép.

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, do công tác xúc tiến đầu tư chưa được chú trọng và chính sách thu hút đầu tư của tỉnh vẫn chưa phát huy được tác dụng, kết quả là trong hai năm đầu của thế kỷ, 2000 và 2001, chưa có bất kỳ một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào được cấp phép. Nếu tính xa hơn thì tình trạng này đã kéo dài trong 3 năm liền kể từ thời điểm năm 1998 (có 1 dự án FDI với vốn đăng ký 0,4 triệu USD). Mãi đến năm 2002, tỉnh Vĩnh Long mới tiếp nhận trở lại nguồn vốn FDI của Công ty TNHH Thực phẩm Phú Quý đến từ Đài Loan với số vốn đăng ký là 7,93 triệu USD.

Bảng 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2013

Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài tỉnh Vĩnh Long của Sở Kế hoạch & Đầu tư

Đã có sự nhảy vọt về vốn FDI đăng ký ở năm 2003, khi đây là năm có lượng vốn đăng ký FDI cao nhất với 1 dự án sản xuất giày xuất khẩu của Công ty Liên doanh Tỷ Xuân với số vốn đăng ký kinh doanh là 40 triệu USD, đây cũng là dự án có số vốn

Năm Số dự án Tổng nguồn vốn (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) 2000 0 0,00 0,00 2001 0 0,00 0,00 2002 1 7,93 7,93 2003 1 40,00 40,00 2004 1 0,25 0,25 2005 1 1,10 1,10 2006 4 32,40 16,30 2007 2 19,11 13,35 2008 0 0,00 0,00 2009 2 6,20 3,15 2010 4 4,76 8,97 2011 3 4,50 3,61 2012 3 14,60 23,64 2013 2 0,30 0,89 Tổng 24 131,15 119,19

đăng ký cao nhất tính đến ngày 20 tháng 6 năm 2013. Trong hai năm tiếp theo, 2004 và 2005, chỉ có 2 dự án được cấp phép với số vốn rất khiêm tốn là 1,35 triệu USD.

Hình 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2013

Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài tỉnh Vĩnh Long của Sở Kế hoạch & Đầu tư

Ngày 1 tháng 7 năm 2006, Luật Đầu tư 2005 bắt đầu có hiệu lực đã thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, Luật khuyến khích đầu tư trong nước và tất cả các nghị định hướng dẫn thi hành các luật nói trên. Luật Đầu tư năm 2005 đã thống nhất chế độ đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. So với trước đó, Luật Đầu tư 2005 đã có hàng loạt những thay đổi theo hướng thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể như:

▪ Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự chủ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để đầu tư kinh doanh; và được quyền đầu tư trong tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm;

▪ Nhà đầu tư nước ngoài không còn bị ràng buộc với chế độ “một doanh nghiệp một dự án”; và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không còn bị hạn chế về thời hạn hoạt động tại Việt Nam;

▪ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng áp dụng chế độ quản trị như đối với các doanh nghiệp trong nước; bãi bỏ yêu cầu biểu quyết theo nguyên tắc nhất trí đối với một số vấn đề quan trọng của công ty;

▪ Bãi bỏ tất cả các yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải: Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước; Đạt tỷ lệ nội địa hóa cụ thể; Xuất khẩu một tỷ lệ cụ thể nhất định số sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất; Đạt tỷ lệ nhất định về nghiên cứu và phát triển trong nước (R&D); Cung cấp hàng hóa tại một địa điểm cụ thể; Đặt trụ sở tại một địa điểm cụ thể.

Và đặc biệt là việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với đầu tư. Có thể nói, về hình thức, thủ tục hành chính về đầu tư đối với đầu tư nước ngoài đã được đơn giản hóa đáng kể so với trước đây.

Chính vì những thay đổi trên mà năm 2006 đã có những chuyển biến tích cực trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung (vốn đăng ký cả nước đạt 1,2 tỷ USD, tăng hơn 75% so với năm 2005) và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Riêng ở tỉnh Vĩnh Long, trong năm 2006 có 4 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng số vốn là 32,4 triệu USD, cao thứ hai trong giai đoạn, trong khi hai năm trước đó chỉ có 2 dự án FDI với số vốn chỉ vỏn vẹn 1,35 triệu USD. Cùng với năm 2010 đây là năm thu hút được nhiều dự án FDI nhất. Năm 2007, trên cơ sở đó cùng với việc cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Hòa Phú đã được hoàn thiện đã tạo nên sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI với 2 dự án đăng ký với số vốn 19,11 triệu USD.

Năm 2008, do những ảnh hưởng của kinh tế thế giới và trong nước đã làm hạn chế khả năng thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Long. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hóa trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo sự tăng giá của hầu hết các

mặt hàng trong nước, lạm phát xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến sự suy thoái của một số nền kinh tế lớn. Kinh tế thế giới và trong nước biến động gây tác động mạnh đến nền kinh tế địa phương, kéo theo vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Long bị ảnh hưởng rất lớn dẫn đến trong năm 2008 tỉnh không thu hút được một dự án FDI nào.

Tình hình thu hút FDI đã có dấu hiệu khả quan ở năm 2009, tuy nhiên cũng chỉ thu hút được 2 dự án quy mô tương đối nhỏ với tổng số vốn đăng ký là 6,20 triệu USD. Trong năm này, tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước giai đoạn 2009 - 2015 làm cơ sở để các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào tỉnh. Cũng trong năm 2009, Trung tâm Xúc tiến Thương mại & Đầu tư của tỉnh đã tách ra

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh vĩnh long giai đoạn 2000 2013 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)