Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của bệnh bạc lá lúa

Một phần của tài liệu đánh giá và chọn lọc các dòng phục hồi phấn cho chọn giống lúa lai kháng bệnh bạc lá (Trang 36)

* Nguồn bệnh ban đầu

Về nguồn bệnh bạc lá lúa còn có nhiều ý kiến khác nhau. Các tác giả

Nhật Bản cho rằng nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên một số cỏ dại họ hòa thảo. Phương Trung đạt (Trung Quốc) cho rằng nguồn bệnh chủ yếu của bệnh bạc lá lúa tồn tại trên hạt giống.

Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Bộ môn Bệnh cây, Trường

đại học Nông nghiệp Hà Nội đã cho kết luận: nguồn bệnh bạc lá tồn tại ở hạt giống và tàn dư cây bệnh là chủ yếu. đồng thời nó còn tồn tại ở dạng keo vi khuẩn, ở cỏ dại (Vũ Triệu Mân, 2001)

* Đều kiện ngoại cảnh

Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho rằng bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 26-300C, ẩm độ cao (>90%). Nếu nhiệt độ bảo

đảm cho bệnh phát triển thì ẩm độ và lượng mưa lớn có ý nghĩa quyết định

đến mức độ bị bệnh. Bệnh cũng phát triển mạnh hơn ở những vùng đất ẩm thấp, khó thoát nước và hay bị ngập. đối với lúa cấy ở vùng đất màu mỡ thì thường bị hại nặng hơn ở vùng đất xấu (Nguyễn Bá Thông, 2001).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Thời gian chiếu sáng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh bạc lá. Trong điều kiện đủ ánh sáng thì bệnh phát triển mạnh hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng. Do ánh sáng có tác dụng kích thích sự phân chia và nhân lên của vi khuẩn (Nguyễn Bá Thông, 2001).

* Kỹ thuật canh tác

Trước tiên phải kể tới sựảnh hưởng của phân bón đối với sự phát triển của bệnh bạc lá lúa, đặc biệt là phân đạm. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào lượng bón và thời kỳ bón. Nếu bón quá nhiều phân đạm, cây lúa xanh tốt, thân lá mềm yếu, hàm lượng đạm tự do trong cây tích lũy cao thì cây dễ bị

nhiễm nặng. Nếu bón phân sâu, tập trung, bón nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm làm cho cây lúa đẻ nhánh tập trung, đẻ nhanh thì bệnh bạc lá sẽ

nhẹ hơn so với bón phân rải rác và bón muộn. Nếu bón đạm cân đối với kali và lân sẽ hạn chếđược bệnh bạc lá (Vũ Triệu Mân, 2001)

Mặt khác, khi sử dụng phân kali trên lúa lai, nếu bón 100 Kg K2O/ha thì

đối với bệnh bạc lá chưa thấy sự khác biệt so với bón 50 Kg K2O/ha nhưng lại có tác dụng hạn chế thiệt hại của bệnh và làm tăng năng suất 18,5%

Ở những nơi đất chua, úng ngập nước hoặc mực nước sâu, đặc biệt ở

những vùng đất nhiều mùn, hàng lúa bị bóng cây che phủ thì bệnh bạc lá có thể phát triển mạnh (Vũ Triệu Mân, 2001)

Một phần của tài liệu đánh giá và chọn lọc các dòng phục hồi phấn cho chọn giống lúa lai kháng bệnh bạc lá (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)