Vi khuẩn Xanthomonas Oryzae pv. Oryzae có nhiều nhóm nòi (race). Ở Philippin đã xác định được 6 race: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Nhật Bản có 5 race: I, II, III, IV, V. Theo quy định của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), căn cứđể xác định các nhóm nòi vi khuẩn bạc lá lúa là phản ứng của các dòng lúa chỉ thị đẳng gen đối với các isolate đại diện điển hình cho các nhóm nòi. Các nhóm nòi vi khuẩn không khác nhau về hình thái, sinh lý, sinh hoá nhưng khác nhau về tính độc gâybệnh trên 11 dòng lúa chỉ thị đẳng gen và các giống lúa khác. 11 dòng lúa chỉ thị đẳng gen của Viện nghiên cứu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
lúa quốc tế bao gồm: IR24, IRBB1, IRBB2, IRBB3, IRBB4, IRBB5, IRBB7, IRBB10, IRBB11, IRBB14, IRBB21 (Hoàng Tuyết Minh, 2002)
Kết quảđiều tra ở 4 vùng sinh thái của Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2005 đã xác định được sự phân bố của 12 nhóm nòi vi khuẩn Xanthomonas Oryzae pv. Oryzae như sau:
Khu vực khảo sát
Lưu vực
sông Tỉnh Số race/khu vực
Tây bắc bộ Sông đà Sơn La, Hoà Bình 7 race: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8. Vùng núi phía Bắc Sông Lô, Sông Thao Sông Gâm Yên Bái, Phú
Thọ, Tuyên Quang 6 race: 1, 2, 3, 5, 10, 11.
Đồng bằng sông Hồng Sông Hồng Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên 7 race: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9. Nghệ An Nghệ An . 4 race: 3, 5, 6, 12
Quần thể vi khuẩn X. oryzae gây bệnh bạc lá lúa ở các tỉnh phía bắc việt Nam có tính đa dạng rất cao. Trong phạm vi 8 tỉnh điều tra, trên 13 giống lúa giai đoạn 2001-2005 đã xác định được 12 nhóm nòi (race), chia làm 4 nhóm:
- Nhóm A: race 1(A), 2(A) có độc tính gây bệnh thấp (5R/6S) chiếm tỷ
lệ 14,5%.
- Nhóm B: race 3(B), 4(B) có độc tính gây bệnh trung bình (4R/7S) chiếm tỷ lệ 27,8%.
- Nhóm C: race 5, 6, 7, 8, 9 (C) có độc tính gây bệnh cao (3R/8S) chiếm tỷ lệ 49,2%.
- Nhóm D: race 10, 11, 12 (D) có độc tính gây bệnh rất cao (2R/9S) chiếm tỷ lệ 7,5% (Vũ Bình Hải, 2002).