Đặc điểm nông sinh học

Một phần của tài liệu đánh giá và chọn lọc các dòng phục hồi phấn cho chọn giống lúa lai kháng bệnh bạc lá (Trang 49)

* Động thái sinh trưởng: Sau cấy, cắm que định điểm theo dõi, mỗi ô theo dõi 10 cây, 7 ngày theo dõi một lần:

- Động thái tăng chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến mút lá,7 ngày theo dõi một lần

- Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh bông dài nhất (không tính râu). Thang điểm:

+ 1 Bán lùn (vùng trũng < 110 cm; vùng cao < 90 cm)

+ 5 Trung bình (vùng trũng < 110-130 cm; cao < 90-125 cm) + 9 Cao (vùng trũng > 130 cm; vùng cao > 125 cm)

- Chiều dài thân: đo từ mặt đất đến cổ bông

- Động thái ra lá: 7 ngày 1 lần trên các cá thể, đếm số lá trên thân chính (bắt đầu khi mạ có 3 lá đánh một chấm sơn, lá thứ 5 đánh 2 chấm sơn, lá thứ

7 đánh 3 chấm sơn, lá thứ 9, 11, 13 quay lại theo ban đầu : lá thứ 9 đánh 1 chấm... đến số lá cuối cùng).

- Động thái đẻ nhánh: Đếm số nhánh trên khóm 7 ngày một lần - Đo chiều dài bông, dài cổ bông (cm).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 - Chiều rộng lá đòng. - Góc lá đòng: Đo giữa trục bông chính với gốc lá đòng. Thang điểm (1, 3, 5, 7): + Điểm 1: Đứng + Điểm 3: Trung bình + Điểm 5: Ngang + Điểm 7: Gập xuống - Số gié cấp 1/ bông

- Chiều dài hạt, chiều rộng hạt, tỷ lệ dài/ rộng. - Mật độ hạt/cm tính theo phân cấp như sau: + Cấp 1 Siêu dày: >14

+ Cấp 2 Rất dày: 11-14 + Cấp 3 Dày: 8,9-10,9 + Cấp 4 Thưa: <8,9

Các chỉ tiêu theo dõi được đánh giá theo qui chuẩn QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT về khảo nghiệm lúa.

Một phần của tài liệu đánh giá và chọn lọc các dòng phục hồi phấn cho chọn giống lúa lai kháng bệnh bạc lá (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)