Nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá và chọn lọc các dòng phục hồi phấn cho chọn giống lúa lai kháng bệnh bạc lá (Trang 41)

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Phan Hữu Tôn, 2004 đã phân lập và xác định được ở miền Bắc Việt Nam có 10 chủng đang tồn tại. Gần đây, trong nghiên cứu về bệnh bạc lá ở 15 tỉnh miền Bắc Phan Hữu Tôn 2004, đã nhận thấy các nhóm chủng Xoo thường xuất hiện đan xen, ở một địa phương có thể xuất hiện nhiều nhóm chủng, trái lại một nhóm chủng có thể hiện diện

ở nhiều địa phương. Trên một vết bệnh đôi khi có thể tồn tại một hoặc một số

chủng vi khuẩn nhất định

Hiện nay, đã có 30 gen kháng được phát hiện, trong đó có 21 gen trội và 9 gen lặn (Nguyễn Thế Dân, 2002). Từ các kết quả nghiên cứu trong nước, bước đầu có thể khẳng định các gen Xa3, Xa4, xa5, Xa7, Xa10, Xa13, Xa14 là các gen kháng thường có mặt trên các giống lúa địa phương ở Việt Nam. Các gen kháng xa5, Xa7, Xa21 là các gen có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn tạo giống lúa kháng bệnh, bởi chúng có khả năng kháng được hầu hết các chủng vi khuẩn phổ biến của Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Trọng Thuỷ (2004) các gen đơn trội

Xa7, Xa21 và gen lặn xa5 có phản ứng kháng (R), kháng vừa (M) với tất cả

10 chủng vi khuẩn X. oryzae gây bệnh bạc lá ở miền Bắc Việt Nam. Đây là ba gen Xa - gen kháng rất có ý nghĩa trong việc sử dụng lai tạo, chọn lọc các giống lúa chống bệnh bạc lá. Gen Xa4 kháng được các chủng Y3, Y4, Y5 và Y7. Gen Xa3 có phản ứng kháng (R) chủng Y1. Gen Xa10 kháng được chủng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Y2 và kháng vừa (M) chủng Y3.

Sự khác biệt lớn của các nhóm gen kháng bao gồm IRBB7, IRBB5, IRBB4 và IRBB21. IRBB7 kháng được các chủng nổi bật, IRBB5 kháng được hầu hết các chủng đại diện. Kết quả nghiên cứu các dòng đẳng gen thu được các dòng chứa gen Xa7, xa5 chống được hầu hết các chủng phân lập, tiếp đến

Xa21, Xa4. Kết quả cho thấy vai trò quan trọng của việc sử dụng các gen này trong chương trình chọn giống lúa chống bệnh bạc lá cho miền Bắc Việt Nam . Như vậy khi chúng ta cần sử dụng gen trội Xa7, Xa21 có mặt trong dòng bố

hoặc mẹ, con lai F1 sẽđược thừa hưởng tính kháng bệnh 100%. Trường hợp sử

dụng gẹn lặn xa5 sẽ dùng trong chọn tạo giống lúa thuần

Trong công tác chọn tạo giống, chiến lược chọn tạo giống lúa chống bệnh bạc lá ở Miền Bắc của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội dùng phương pháp thu thập mẫu bệnh, ứng dụng công nghệ sinh học để phân lập, nuôi cấy và phân biệt gen kháng bệnh bằng PCR đã xác định 16 chủng vi khuẩn Xanthomonas oryzea gây bệnh khác nhau. Các dòng chỉ thị IRBB5 (Xa5), IRBB7 (Xa7), IRBB21 (Xa2) có tính kháng đa số các chủng vi khuẩn gây bệnh.

- Áp dụng chỉ thị phân tửđể chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá của Viện nghiên cứu lúa Đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp chỉ thị marker kết hợp với chọn giống truyền thống, thanh lọc và đánh giá kiểu hình, kiểu gen các giống lúa mùa địa phương xác định gen kháng bạc lá Xa5, Xa13 trên nhiểm sắc thể số 5, 8 và việc liên kết các gen mục tiêu làm tăng tính kháng rộng của giống lúa

- Phan Thanh Tùng và nhóm tác giả Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, sử dụng 11 mẫu vi khuẩn ở miền Bắc Việt Nam, được phân lập bằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo và 9 isolate mới được thu thập vào vụ mùa 2007 ở một số vùng tại miền Bắc Việt Nam (ký hiệu 2, 4, 5...); 11 dòng lúa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Ngoài phương pháp nghiên cứu và phân lập, tác giả còn sử dụng phương pháp nuôi cấy vi khuẩn; chiết tách ADN tổng số và xác định Xoo bằng PCR; xác

định đa dạng di truyền Xoo, lây nhiễm nhân tạo. Gần đây nhất, các nhà chọn tạo giống của Trường Đại học Nông nghiệp I đã thành công trong việc chuyển gen Xa21 vào giống lúa Bác ưu 903 nhập từ Trung Quốc, có năng suất cao và

đặc biệt có khả năng kháng bệnh bạc lá rất tốt.

Tại Viện Di truyền Nông Nghiệp, tác giả VũĐức Quang và nhóm tác giả đã thu thập được một số giống nhận gen trong các tổ hợp lai, dòng NILs mang

đơn gen kháng Xa21; Xa4; Xa5; Xa7, chọn được 15 nòi vi khuẩn có độc tính cao và đánh giá được một sốđặc tính nông học của các mẫu giống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Chương 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu Bảng 2.1 Vật liệu thí nghiệm

Một phần của tài liệu đánh giá và chọn lọc các dòng phục hồi phấn cho chọn giống lúa lai kháng bệnh bạc lá (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)