Bệnh bạc lá phát sinh và gây hại suốt từ thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng triệu chứng điển hình xuất hiện từ thời kỳ đẻ nhánh đến trỗ và chín sữa. Vết bệnh từ mép lá, mút lá lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính, nhưng cũng có khi vết bệnh từ ngay giữa phiến lá lan rộng ra. Vết bệnh lan rộng hình gợn sóng màu vàng, mô bệnh tái xanh, vàng lục, lá nâu bạc, khô xác (Phan Hữu Tôn và cộng sự, 2003)
Năm 1960, Goto đã chỉ ra rằng: vi khuẩn bạc lá gây ra ba triệu chứng
điển hình là bạc lá, héo xanh (Kresek) và vàng nhợt. Những nghiên cứu trong nhà lưới chứng tỏ hiện tượng héo và bạc lá khác nhau một cách rõ ràng và độc lập. Triệu chứng héo và bạc lá do ảnh hưởng ban đầu của sự xâm nhiễm, triệu chứng vàng nhợt là ảnh hưởng sau
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Bộ môn Bệnh cây, Trường
đại học Nông nghiệp Hà Nội, cho thấy bệnh bạc lá lúa có hai triệu chứng
điển hình là: bạc lá gợn vàng và bạc lá tái xanh. Bạc lá gợn vàng là phổ biến trên hầu hết các giống và các mùa vụ. Bạc lá tái xanh thường chỉ thấy xuất hiện trên một số giống lúa, đặc biệt là các giống lúa ngắn ngày, chịu phân, phiến lá to, thế lá đứng, ví dụ như giống: T1, X1, NN27… Thông thường ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe được phân biệt rõ ràng, có giới hạn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
theo đường gợn sóng màu vàng hoặc không vàng, có khi chỉ là một đường viền màu nâu liên tục hoặc đứt quãng.
Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, trên bề mặt vết bệnh dễ xuất hiện những giọt dịch vi khuẩn hình tròn nhỏ có màu vàng đục, khi keo đặc rắn cứng có màu nâu hổ phách. Tuy nhiên, nhiều khi vết bệnh quá cũ hoặc biến
đổi theo giống và điều kiện ngoại cảnh, nhất là ở giai đoạn mạ… do vậy dễ
nhầm lẫn với bệnh vàng lá, khô đầu lá do sinh lý. Khi đó, muốn chẩn đoán nhanh, chính xác bệnh bạc lá cần phải áp dụng phưong pháp giọt dịch