mùa 2013 tại Bát Xát
Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn và thời gian sinh trưởng phụ
thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, tập quán canh tác, chất lượng phân bón và thời vụ gieo cấy, chếđộ chăm sóc, … Những điều kiện này có quan hệ trực tiếp tới động thái tăng trưởng chiều cao và số nhánh của cây. Trong cùng một giống lúa, các dòng khác nhau cũng có sự biến đổi khác nhau về sự tăng trưởng chiều cao thân cũng như số nhánh khi cùng chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh.
Đối với một dòng phục hồi (R) thì thời gian từ gieo đến trỗ rất quan trọng để bố trí thời vụ cấy để sao cho bố mẹ nở hoa trùng khớp trong sản xuất hạt lai nhằm thu được năng suất hạt lai cao. Kết quả theo dõi tuổi mạ, thời gian từ gieo đến trỗ và thời gian sinh trưởng của các dòng R trong vụ mùa 2013 tại Bát Xát được thể hiện qua bảng 3.1.
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy:
- Giai đoạn hồi xanh: Thời gian bén rễ hồi xanh thể hiện khả năng phục hồi của dòng, giống sau cấy biểu hiện qua sự xuất hiện lá mới. Qua bảng 3.1 cho thấy các dòng đều có thời gian hồi xanh ngắn hơn so với đối chứng và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
dao động trong khoảng từ 3 – 5 ngày. Trong khi dòng đối chứng (R212) có thời gian hồi xanh dài nhất là 6 ngày trong cùng điều kiện làm mạ như nhau và cấy trong cùng 1 ngày.
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn và thời gian sinh trưởng của các dòng phục hồi trong vụ mùa 2013 tại Bát Xát
ĐVT: ngày TT Ký hiệu Tuổi mạ Thời gian từ cấy đến…. TGST Bén rễ hồi xanh Bắt đầu đẻ nhánh Đẻ nhánh tối đa Trỗ 10% Trỗ 80% 1 R1 15 4 11 29 54 58 99 2 R2 15 3 10 28 58 63 103 3 R3 15 3 10 28 55 59 100 4 R4 15 4 11 30 57 62 102 5 R5 15 3 11 28 53 56 98 6 R6 15 3 10 28 58 64 103 7 R7 15 3 10 28 55 60 100 8 R8 15 5 12 32 57 60 102 9 R9 15 4 12 31 57 61 102 10 R10 15 5 15 43 55 58 100 11 R11 15 5 12 42 56 60 101 12 R12 15 5 12 41 54 57 99 13 N.bản 15 6 13 44 56 60 101 CV% 6,2 LSD0,05 4,2
- Giai đoạn đẻ nhánh: Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào giống, kỹ
thuật cấy, kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Các dòng có khả năng đẻ
nhánh sớm và đạt số nhánh tối đa nhanh thể hiện khả năng thích ứng tốt và khả năng sinh trưởng mạnh. Các dòng R trong thí nghiện có thời gian từ cấy
đến đẻ nhánh nhanh ( từ 10 đến 13 ngày sau cấy). Các dòng có khả năng đẻ
nhánh sớm và tạo nhánh tối đa nhanh như dòng R2, R3, R6, R7 (28 ngày sau cấy) đối với đối chứng R212 (44 ngày sau cấy) mới hoàn thành nhánh tối đa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52
- Thời gian sinh trưởng: Đối với các giống lúa thuần việc nghiên cứu,
đánh giá thời gian sinh trưởng ở mỗi giống có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bố trí cơ cấu cây trồng và điều chỉnh các biện pháp canh tác phù hợp, nâng cao hiệu quả của giống. Đối với các dòng R, nghiên cứu thời gian sinh trưởng (thời gian từ gieo đến trỗ) luôn kết hợp với theo dõi số lá trên thân chính nhằm mục tiêu sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu thời gian sinh trưởng kết hợp với số lá của dòng R phục vụ trực tiếp cho công tác sản xuất hạt lai căn cứ vào thời gian từ gieo đến trỗ của các dòng đểđiều chỉnh bố mẹ trùng khớp, đây là điều kiện tiên quyết để
thu được năng suất cao trong sản xuất hạt lai.
Thứ hai: Thời gian sinh trưởng của con lai F1 là sự kết hợp của thời gian sinh trưởng dòng mẹ với thời gian sinh trưởng của dòng bố. Vì vậy, khi biết được thời gian sinh trưởng của dòng bố, kết hợp với nghiên cứu được khả
năng kết hợp về thời gian sinh trưởng giữa dòng bố và dòng mẹ, tạo con lai thời gian sinh trưởng phù hợp. Các dòng trong thí nghiện có thời gian sinh trưởng ngắn 98 ngày ( dòng R5) đến 103 ngày ( dòng R2, R6) rất dễ dàng trong bố trí sản xuất hạt lai F1 và có khả năng tạo con lai ngắn ngày.