Nguyên nhân gâybệnh bạc lá lúa

Một phần của tài liệu đánh giá và chọn lọc các dòng phục hồi phấn cho chọn giống lúa lai kháng bệnh bạc lá (Trang 35)

Vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa được gọi tên là Xanthomonas Oryzae pv. Oryzae. Ngoài ra trước đây vi khuẩn này còn được gọi bằng rất nhiều tên khác như: Bacillus Oryzae Hori et Boruka (Boruka, 1911), Pseudomonas Oryzae Uyedaet Ishiyama (Ishiyama, 1922), Xanthomonas Oryzae Dowson (Dowson, 1948)…

Vi khuẩn xâm nhập có tính chất thụ động, có thể xâm nhiễm qua thủy khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá, đặc biệt qua vết thương sây sát trên lá. Khi tiếp xúc với bề mặt lá có màng nước vi khuẩn dễ dàng di động xâm nhập vào bên trong qua các lỗ khí, qua vết thương mà sản sinh nhân lên về mặt số lượng, theo các bó mạch dẫn lan rộng đi. Trong điều kiện mưa ẩm thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện các giọt vi khuẩn hình tròn có màu hơi vàng đục. Thông qua va chạm giữa các lá lúa, nhờ mưa gió truyền bệnh sang các lá khác để tiến hành xâm nhiễm lặp lại nhiều lần trong thời kỳ sinh trưởng của cây lúa (Phan Hữu Tôn và cộng sự, 2003)

Ở một số nước nhiệt đới do mạ thường xén đầu lá trước khi cấy nên tạo

điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và gây hại. Ngoài con đường xâm nhập qua lá, vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào hệ thống mạch nhựa ở rễ qua phần rễ bị đứt trong quá trình nhổ mạ cấy. Khi vi khuẩn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

xâm nhập qua rễ cây lúa thường biểu hiện triệu chứng Kresek làm toàn bộ cây lúa héo rũ

Một phần của tài liệu đánh giá và chọn lọc các dòng phục hồi phấn cho chọn giống lúa lai kháng bệnh bạc lá (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)