Thành tựu nghiên cứu, phát triển lúa lai của Trung Quốc

Một phần của tài liệu đánh giá và chọn lọc các dòng phục hồi phấn cho chọn giống lúa lai kháng bệnh bạc lá (Trang 26)

Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng lúa lai trong sản xuất đại trà. Năm 1976, sau khi hoàn thiện công nghệ lúa lai ba dòng, diện tích lúa lai của Trung Quốc đạt 133 ngàn ha, đến năm 1994 đạt tới 18 triệu ha. Theo báo cáo của giáo sư Yuan LP tại Hội nghị lúa lai tháng 5/2001 tổ chức tại Hà Nội, diện tích lúa toàn Trung Quốc năm 2001 là 31 triệu ha trong đó diện tích lúa lai 16 triệu ha, năng suất bình quân riêng lúa lai là 6,9 tấn/ha, lúa thuần là 5,4 tấn/ha, tăng 1,5 tấn/ha trên toàn bộ diện tích. Diện tích sản xuất hạt lai F1 là 140.000 ha, năng suất bình quân 2,5 tấn/ha. Những năm gần đây, ngày càng nhiều dòng bố mẹđược chọn tạo, các dòng mới có nhiều ưu điểm như: nguồn tế bào chất bất dục phong phú, khả năng kết hợp cao, khả năng nhận phấn ngoài tốt. Tại Hội nghị lúa lai quốc tế lần thứ 5 (11-15/9/2008), Giáo sư Yuan LP. nêu lại mục tiêu chọn giống lúa lai siêu cao sản ở pha III (2006-2015) là: năng suất bình quân 13,5 tấn/ha trên cơ sở cải tiến kiểu hình cây: Tán lá cao thẳng bản lá hẹp lòng mo; Vị trí đỉnh bông thấp, bông to, năng suất tích lũy cao trên cơ sở sử dụng bố mẹ xa huyết thống (indica/japonica) và sử dụng gen tương hợp rộng để khắc phục hiện tượng hạt lép lửng (Lin SC, 1980)

Wang Feng (2008) cho rằng gạo lúa lai là F2 nên phân ly, chất lượng phụ thuộc vào các tính trạng: Độ trong của nội nhũ, hàm lượng amyloza, nhiệt

độ hóa hồ, độ bền thể gel, độ bạc bụng. Cần có chiến lược cải tiến chất lượng gạo lúa lai bởi vì giá bán gạo phụ thuộc vào chiều dài, chiều rộng, hình dạng hạt. Chiều dài, chiều rộng, hình dạng phụ thuộc kiểu gen cây mẹ: Hạt dài trội so với hạt ngắn, kích thước hạt được xác định bởi dòng mẹ. Màu nội nhũ được xác định bởi hàm lượng amyloza: dao động từ đục (Waxy hoặc dull)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

sáng trong (translucenxy) theo chiều hàm lượng amyloza tăng dần.

+ Hàm lượng amyloza được kiểm soát bởi gen Wx nằm trên NST số 6, AC2, AC5 trên NST số 2, số 5, độ bền thể gel cứng là trội, mùi thơm do gen lặn kiểm soát: gen fgr trên NST số 8, số 2 và một số gen phụ trên NST số 3, 4

Chang XiangMao (2008) chia quá trình nghiên cứu phát triển lúa lai ở

Trung Quốc thành 4 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: 1964-1975: Nghiên cứu chọn tạo, phát hiện kiểu bất dục WA, dòng B, đến 1972-1973 hoàn thiện hệ thống ”ba dòng”. Giai đoạn 2: 1976-1990: Giai đoạn phát triển nhanh, diện tích lúa lai thương phẩm mở

rộng nhanh từ 0,14 triệu ha (1976) lên 15 triệu ha năm 1990; năng suất hạt lai F1 tăng. Giai đoạn 3: 1990-2000 là giai đoạn phát triển chiến lược: Đề xuất chiến lược chọn giống lúa lai ”ba dòng” ”hai dòng” ”một dòng”; Chiến lược lai xa giữa các loài phụ; Khởi sướng siêu lúa lai. Giai đoạn 4: Từ 2001- 2009: Giai đoạn phát triển mới: Siêu lúa lai đạt 16-19 tấn/ha trên diện tích nhỏ, 10- 13 tấn/ha diện tích lớn; Tăng diện tích lúa lai hai dòng; Có 10 tỉnh phát triển lúa lai lớn chiếm 90% tổng diện tích lúa lai ở Trung Quốc; Các công ty tư

nhân tham gia mạnh cả chọn tạo, sản xuất, kinh doanh; Diện tích lúa lai ở các nước nhiệt đới tăng mạnh (Yuan L.P et al., 2005)

Về sản xuất hạt lai F1 Nguyễn Văn Ngưu (đại diện FAO) tổng kết rằng

đến 2008 năng suất sản xuất hạt lai F1 vẫn chưa có tiến bộđáng kể, bình quân chung thế giới mới đạt 1,5 tấn/ha, trong đó Trung Quốc 2,5 tấn/ha, Ấn Độ 2 tấn/ha làm cho hiệu quả kinh tế từ lúa lai không cao.

Đây là nguyên nhân cơ bản hạn chế việc mở rộng diện tích lúa lai. Vấn

đề là: Nông dân cần năng suất lúa cao để tăng thu nhập, nhân loại cần nhiều lúa cho an ninh lương thực, lúa lai có thểđáp ứng cả 2 nhu cầu này nếu công tác chọn tạo giống lúa lai luôn tìm ra giống mới ngày càng tốt hơn và năng suất sản xuất hạt lai ngày càng cao hơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Một phần của tài liệu đánh giá và chọn lọc các dòng phục hồi phấn cho chọn giống lúa lai kháng bệnh bạc lá (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)