Xuân 2014 tại Bát Xát
Cặp lai chỉ có giá trị khi cho ưu thế lai cao. Ở nhóm tính trạng số lượng (năng suất, chiều cao cây, chiều dài bông, số hạt/bông…) người ta đánh giá ưu thế lai dựa trên số liệu thu được của các phép cân đo. Tuỳ theo từng giai đoạn của quá trình chọn giống mà chỉ tiêu dùng đểđánh giá ưu thế lai có khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 Ưu thế lai là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá các tính trạng của con lai so với các dòng bố mẹ của chúng và giống đối chứng.
Đánh giá mức độ biểu hiện ưu thế lai nhằm tìm ra các tổ hợp cho ưu thế
lai cho phù hợp với những tính trạng nghiên cứu. Ngoài ra trong quá trình chọn lọc các dòng mẹ mới đánh giá ưu thế lai giúp định hướng cho quá trình chọn lọc hiệu quả hơn đồng thời giúp định hướng chọn lọc dòng cho phấn cho phù hợp với các dòng mới để tạo tổ hợp lai tốt.
Kết quảđánh giá ưu thế lai thực của các tổ hợp lai trên một số tính trạng
được trình bày qua số bảng 3.10
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.10 cho thấy:
- Thời gian sinh trưởng:
Thời gian sinh trưởng (TGST) của cây lúa được tính từ khi gieo đến khi 85% số hạt/bông chín hoàn toàn. Để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa phải trải qua rất nhiều giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. Mỗi giai đoạn sinh trưởng đều có vai trò nhất định tới việc hình thành năng suất và chất lượng lúa gạo. TGST của cây lúa dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, thời tiết, mùa vụ, điều kiện chăm sóc,… Căn cứ vào TGST mà chia thành các giống lúa dài ngày, trung bình hay ngắn ngày. Theo các nhà chọn giống thì TGST thích hợp nhất cho cây lúa là 100 - 105 ngày (đối với vụ mùa) và 115 - 120 ngày (đối với vụ xuân). TGST là một chỉ tiêu quan trọng và có ý nghĩa trong việc bố trí thời vụ, cơ cấu cây trồng và phát huy nguồn lực đất.
Đặc biệt lúa lai với thời gian sinh trưởng ngắn sẽ mở rộng diện tích đất trồng cây vụđông tăng thu nhập cho người dân.
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 3.10 cho thấy, kết quảđánh giá ƯTL thực về
tổng TGST so với dòng bố tương ứng của chúng, các tổ hợp lai F1 biến động trong khoảng -20,1% đến -16,2%. Như vậy các dòng F1đều cho ƯTL thực âm; tổ hợp cho ƯTL thực lớn nhất là -16,2% (103BBS/R4); tổ hợp lai cho ƯTL thực thấp nhất -20,1% (103BBS/R3. Như vậy các tổ hợp lai đều có TGST thấp hơn dòng bố
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
tích trông, tăng thu nhập cho người nông dân.
Bảng 3.10. Giá trịưu thế lai thực của các tổ hợp lai chọn lọc trên một số tính trạng chọn lọc vụ Xuân 2014 tại Bát Xát (ĐVT: %) Tổ hợp Thời gian sinh trưởng Chiều cao cây Số bông/ khóm Số hạt/ bông Khối lượng 1000 hạt (g) Năng suất cá thể (g/khóm) 103BBS/R1 -18,7 11,9 39,3 -5,3 -11,1 17,4 103BBS/R2 -20,0 7,8 -20,0 -14,2 0,0 -26,7 103BBS/R3 -20,1 0,1 7,9 8,9 -3,7 10,0 103BBS/R4 -16,2 4,8 16,7 -18,9 -3,8 -9,6 103BBS/R5 -20,0 -8,9 39,6 -0,4 1,6 32,0 103BBS/R6 -18,4 -5,1 -17,1 -21,0 -1,5 -36,7 103BBS/R7 -18,8 2,0 10,3 -30,3 0,0 -14,0 103S/R1 -17,3 6,7 28,6 -14,8 -8,5 -6,5 103S/R2 -20,0 9,9 26,7 -19,9 -0,8 0,9 103S/R3 -19,4 7,9 1,6 16,4 -7,0 2,6 103S/R4 -19,9 6,7 62,5 -24,2 -2,6 18,1 103S/R5 -20,0 3,6 50,9 16,0 -0,4 44,0 103S/R6 -18,4 -3,7 5,7 -13,2 -3,7 -12,1 103S/R7 -17,4 0,6 17,2 -8,6 0,4 18,3 LC212 -19,3 17,8 15,2 -0,2 0,9 22,2 Ghi chú: Hb= (F1- Pb)/Pb*100 Hb: Ưu thế lai thực Pb: Giá trị của bố mẹ tốt nhất F1: Giá trị của con lai F1
- Chiều cao cây: Đây là một trong những chỉ tiêu nông sinh học quan trọng của cây lúa, có liên quan trực tiếp đến khả năng chống đổ, chịu thâm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
canh của các dòng, giống. Trong chọn tạo lúa lai, chiều cao của dòng bố, mẹ ảnh hưởng rất lớn tới chiều cao của con lai F1 do hiện tượng ƯTL. Đa số con lai có xu hướng cao hơn mong muốn (Virmani và cs, 1982) (Nguyễn Công Tạn, 2002). Tùy theo mục đích mà người ta có thể chọn tạo các giống lúa có chiều cao khác nhau, tuy nhiên đối với lúa lai các nhà chọn giống thường chọn lọc các tổ hợp có chiều cao thấp hơn so với bố của chúng.
Theo bảng 3.10 cho thấy, ƯTL thực về chiều cao cây cuối cùng của các tổ hợp lai F1 so với dòng bố tương ứng dao động trong khoảng -8,9% đến 17,8%; đa số các dòng F1 đều thể hiện UTL thực về chiều cao cây cuối cùng dương. Tổ hợp cho UTL thực cao nhất là giống đối chứng LC212 (đạt 17,8%); thấp nhất là tổ hợp 103BBS/R5 (-8,9%). Các tổ hợp lai F1 có chiều cao cây cuối cùng thấp hơn dòng bố là 103BBS/R5 (-8,9%); 103BBS/R6 (- 5,1%) và 103S/R6 (-3,7%), điều này có ý nghĩa trong việc tăng cường khả
năng chống đổ cho cây trên đồng ruộng.
ƯTL thực về số bông/ khóm thể hiện rõ ở bảng 3.10 là hầu hết các con lai F1 khảo sát cho ƯTL thực dương về tổng số bông/khóm biến động trong khoảng -20,0% đến 62,5%. Trong đó con lai có ƯTL thực về số bông/khóm lớn nhất là 103S/R4 (62,5 % bông/khóm); 103BBS/R2 (-20,0% bông/khóm),
đối chứng LC212 đạt 15,2% bông/khóm.
- Số hạt/bông: đây là yếu tố trực tiếp tạo nên năng suất cây trồng, theo các nhà chọn giống thì một giống lúa cho năng suất cao thì số hạt/bông phải
đạt tối thiểu 200 hạt. Kết quảđánh giá ƯTL thực về số hạt/bông của con lai F1 so với bố tương ứng của chúng ở bảng 3.10 cho thấy, hầu hết các con lai F1
được đánh giá cho ƯTL thực âm về hạt chắc/bông, biến động trong khoảng (- 30,3% - 16,4% hạt/bông). Trong đó con lai có ƯTL thực về tổng số hạt chắc/bông lớn nhất là 103BBS/R7 (-30,3% hạt/bông); thấp nhất là 103S/R3 (16,4% hạt/bông); đối chứng LC212 đạt -0,2% hạt/bông thấp hơn so với dòng bố nguyên bản.
- Khối lượng 1000 hạt: qua kết quảđánh giá ở bảng 3.10 cho thấy, hầu hết các con lai F1 được đánh giá cho ƯTL thực âm về khối lượng 1000 hạt,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 ƯTL thực của các con lai F1 so với dòng bố tương ứng biến động trong khoảng từ -11,1% đến 1,6%); trong đó, con lai có ƯTL thực về khối lượng 1000 hạt thấp nhất là 103BBS/R1 (-11,1%); cao nhất là tổ hợp 103BBS/R5 (đạt 1,6%); đối chứng LC212 đạt 0,9%.
- Năng suất cá thể: qua kết quả đánh giá ở bảng 3.10 chúng tôi thấy
ƯTL thực về năng suất cá thể của các tổ hơp F1 so với bố tương ứng của chúng đa số là dương, dao động trong khoảng từ -36,7% đến 44,0%; trong đó tổ hợp cho UTL thấp nhất là 103BBS/R6 (-36,7%); cao nhất là 103S/R5 (44,0%); đối chứng LC212 đạt 22,2%.