Những điều kiện cần thiết để triển khai dạy học Toán phổ thông có ứng dụng CNTT

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học hình học không gian ở trường Trung học phổ thông (Trang 42)

VIII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.3. Những điều kiện cần thiết để triển khai dạy học Toán phổ thông có ứng dụng CNTT

ứng dụng CNTT

Để ứng dụng CNTT vào dạy học thành công, các yếu tố vật chất, con người, tài chính và chính sách đều có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc đưa CNTT vào nhà trường

Ngày nay, với sự phát triển có tính chất bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT), máy tính đã và đang được sử dụng trong quá trình dạy học để cải tiến và nâng cao tính tích cực và chất lượng giáo dục toàn diện. Nếu không tận dụng các thành tựu của CNTT thì không thể phát huy tổng hợp các yếu tố có lợi trong quá trình dạy và học. Việc kết hợp các điều kiện cần thiết đó sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào dạy học. Những điều kiện thiết yếu đó là:

Tầm nhìn chung

Quán triệt các văn bản hướng dẫn ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT và cần nhìn nhận rằng: Ứng dụng CNTT vào dạy – học là xu hướng tất yếu, sẽ giúp nâng cao tính tích cực trong dạy và học một cách toàn diện, sẽ làm thay đổi không chỉ nội dung mà cả phương pháp truyền đạt của giáo viên.

Tuy nhiên, máy tính dù hiện đại đến mấy cũng không thể thay thế vai trò của người thầy. Nó chỉ giúp phát huy hiệu quả hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học. Sử dụng máy tính như là phương tiện để nâng cao tính tích cực trong dạy – học là một xu hướng của thời đại, không thể chậm trễ, chối từ. Mỗi cán bộ giáo viên cần phải vượt qua rào cản tâm lý và kĩ thuật riêng tư để đồng thuận, quyết tâm ứng dụng CNTT vào dạy học.

Việc ứng dụng CNTT vào dạy học là một kế hoạch dài hơi cần xác định rõ mục tiêu và giải pháp tích cực, khả thi phù hợp với thực trạng nhà trường. Theo đó không ngừng cập nhật và kiên trì tổ chức thực hiện qua mỗi năm học.

Kiến thức CNTT của giáo viên

Khả năng tiếp cận công nghệ, phần mềm, mạng truyền thông hiện nay và sử dụng thành thạo máy tính của giáo viên là yếu tố quan trọng để ứng dụng thành công CNTT vào dạy học.

Kiến thức và khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên có thể khác nhau, nhưng có điểm chung nhất là về trình độ tin học cơ sở. Cần đánh giá đúng chuẩn kiến thức đầu vào của giáo viên theo 3 tiêu chí: Nội dụng – Phương pháp – Công nghệ. Theo đó, có biện pháp nâng cao trình độ, kĩ năng thông qua “tự học – học qua đồng nghiệp và học qua chương trình tập huấn bồi dưỡng của ngành và của nhà trường” hàng năm.

Nhà trường khuyến khích giáo viên chủ động ứng dụng CNTT một cách mềm dẻo, sáng tạo và thiết thực. Mỗi giáo viên môn học tự chủ động khai thác ứng dụng CNTT theo phương pháp dạy học ứng dụng CNTT của nhà trường.

Hỗ trợ kỹ thuật

Để đảm bảo tính liên tục của việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong nhà trường và giáo viên có điều kiện học hỏi thường xuyên để trau dồi kỹ năng ứng dụng CNTT. Tất cả giáo viên đều được hỗ trợ kỹ thuật định hướng phần cứng, phần mềm và yêu cầu kĩ thuật bổ sung.

Trong mỗi năm học, nhà trường luôn có các chương trình phát triển năng lực chuyên môn nhằm liên tục nâng cao những kỹ năng về CNTT và khả năng ứng dụng vào giảng dạy. Những giáo viên chưa có kinh nghiệm sẽ được hướng dẫn để lựa chọn giải pháp tốt nhất cho hoạt động thực hành chuyên môn.

Biên chế nhà trường cần có tổ chức IT với những kỹ thuật viên tin học có kinh nghiệm để chuyên trách quản trị hệ thống máy móc (phần cứng, phần mềm), mạng truyền thông và trợ giúp kĩ thuật đối với giáo viên.

Nhà trường sử dụng máy tính làm công cụ như là phương tiện nâng cao tính tích cực trong dạy – học, đặt nó trong toàn bộ hệ thống các phương pháp dạy học nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của phương pháp dạy học theo truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại. Mỗi phương pháp dạy học đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, cần phải biết phát huy mặt mạnh của phương pháp này và hạn chế mặt yếu của phương pháp kia.

Nhà trường ứng dụng CNTT vào dạy học theo phương pháp E.Learning. Từ phương pháp này sẽ định hướng soạn giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên.

Bộ công cụ này sẽ giúp giáo viên có định hướng thay đổi phương pháp truyền đạt và tích cực hóa trong các hoạt động dạy học. Theo đó, có thể minh họa bài giảng một cách sinh động thông qua hình ảnh, âm thanh; có thể tiến hành các thí nghiệm minh họa trực tiếp trong khi giảng dạy; có thể làm tăng khả năng thính thị, tạo hứng thú học tập đối với học sinh và tiết kiệm nhiều thời gian cho trình bày (vẽ và viết) một đơn vị kiến thức.

Trong quá trình soạn giảng, giáo viên cần xem xét nội dung nào cần ứng dụng CNTT và sử dụng công cụ nào là phù hợp, tạo hiệu quả tốt nhất cho hoạt động dạy học.

Kiểm tra-đánh giá

Kiểm tra-đánh giá việc ứng dụng CNTT vào dạy học của giáo viên để kịp thời điều chỉnh, bồi dưỡng, hỗ trợ kĩ thuật là công việc được tiến hành thường xuyên theo qui trình hoạt động chuyên môn trong nhà trường theo ba tiêu chí: nội dung – phương pháp – công nghệ thông qua dự giờ, thao giảng và ghi nhận thông tin phản hồi từ học sinh từ phiếu khảo sát định kỳ hay chuyên đề do nhà trường tổ chức.

Cần có cơ chế và phương pháp thu thập thông tin đáng tin cậy, tạo cho giáo viên một tâm lý tốt khi tiếp nhận đánh giá, có nhu cầu được đánh giá và biết tự đánh giá nhằm thúc đẩy động lực tự học và sáng tạo để làm ra chính mình.

Chính sách hỗ trợ

Muốn ứng dụng CNTT vào dạy học, giáo viên phải có máy vi tính và đường truyền internet cá nhân. Để soạn giảng một tiết học có ứng dụng CNTT sẽ vất vả hơn nhiều dạy học theo truyền thống. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ ban đầu. Sau một hai năm học, giáo viên tích lũy đủ tài nguyên học liệu CNTT cho môn học thì không cần hỗ trợ nữa. Chính sách hỗ trợ mà có thể là đó là:

- Chính sách đồng hành: Nhằm tạo lập trang thiết bị và phương tiện làm việc cá nhân cho cán bộ và giáo viên bằng cách lắp đặt đường truyền Internet ADSL đến nhà riêng và cho những giáo viên khó khăn tạm ứng tiền mua máy vi tính cá nhân và trả dần trong thời gian từ một đến 5 năm.

- Chính sách khích lệ: Nhằm kích thích thúc đẩy động lực ứng dụng CNTT vào dạy học cần có định chế khuyến khích vật chất, như: Mỗi tiết soạn giảng có ứng dụng CNTT, năm đầu tính bằng 1,5; năm thứ 2 tính bằng 1,2 tiết bình thường. Khen thưởng hàng tháng và sau mỗi học kỳ cho những bài thao giảng, những sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng có hiệu quả CNTT vào dạy học của giáo viên.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn đã tổng hợp từ các tài liệu nghiên cứu để nêu lên quan điểm về định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay ở trường THPT. Với định hướng tích cực hoá người học, đổi mới PPDH sẽ thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung hay giáo dục THPT nói riêng, tạo điều kiện để cá thể hoá dạy học và khuyến khích dạy học phát hiện chiếm lĩnh những kiến thức trong bài học. Từ đó phát triển được các năng lực, sở trường của từng học sinh. Rèn luyện, đào tạo HS trở thành những thế hệ thông minh, lao động sáng tạo. Việc đổi mới PPDH gắn liền với đổi mới sử dụng phương tiện thiết bị dạy học, trong đó việc đưa và áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học toán rất cần thiết và quan trọng.

Luận văn cũng nghiên cứu, tổng hợp từ các tài liệu đặt ra việc sử dụng phần mềm dạy học Cabri 3D vào dạy học nội dung Hình học không gian lớp 11 THPT.

Luận văn cũng nêu bật việc cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học toán, đặc biệt, việc sử dụng phần mềm dạy học Cabri 3D vào dạy học nội dung Hình học không gian lớp 11 THPT gắn liền với việc chọn lựa và sử dụng thích hợp, đa dạng các phương pháp dạy học truyền thống cũng như các phương pháp không truyền thống hiện nay với định hướng phát huy tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.

Luận văn nghiên cứu tổng hợp về nội dung mục tiêu dạy học của nội dung Hình học không gian ở lớp 11 THPT và thực trạng dạy học nội dung này hiện nay ở trường THPT.

Các kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở để tác giả đề xuất việc ứng dụng phần mềm Cabri 3D vào dạy học nội dung hình học không gian lớp 11 THPT như thế nào ở chương 2 (của luận văn) để minh họa làm sáng tỏ việc ưng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông vào đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Toán.

Chương 2 DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN LỚP 11 Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VỚI VIỆC ỨNG DỤNG CABRI 3D

2.1. Các định hướng sư phạm của việc xây dựng và sử dụng các PMDH trong quá trình dạy học.

Như đã phân tích ở chương 1, việc sử dụng các PMDH trong quá trình dạy học là thật sự cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo tính khoa học và tính hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học phải phù hợp các định hướng sư phạm chủ yếu sau đây:

2.1.1. Định hướng sư phạm thứ nhất: Việc xây dựng và sử dụng các phương tiện trực quan trước hết phải đáp ứng được mục đích của việc dạy, học toán trong nhà trường phổ thông.

Xuất phát điểm của định hướng sư phạm này là: Để đạt được mục đích của việc dạy, học toán trong trường phổ thông, chúng ta thường dùng các PPDH như thuyết trình, đàm thoại trực quan, tìm tòi khám phá, ôn tập, luyện tập, kiểm tra. Việc dạy học dùng các phương pháp đó theo hướng vận dụng các phương tiện trực quan, mà đặc biệt là các PMDH trước hết cũng phải đạt được mục đích của việc dạy toán trong nhà trường là:

- Giúp học sinh lĩnh hội, phát triển và rèn luyện một hệ thống kiến thức kĩ năng thói quen cần thiết cho cuộc sống hàng ngày; tiếp tục học tập, tìm hiểu toán học và học tập, tìm hiểu các môn khoa học hoặc các lĩnh vực khác.

- Hình thành và phát triển các phẩm chất tư duy cần thiết của con người có học vấn trong xã hội hiện đại, cùng những phẩm chất thói quen khác như tính chính xác, tính khoa học...

- Góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa khả năng hình thành thế giới quan khoa học qua học toán, hiểu được bức tranh toàn cảnh của khoa học cũng như khả năng hình thành một số phẩm chất khác.

Yêu cầu sư phạm này cũng dựa trên cơ sở học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản và một số kĩ năng cơ bản mới có thể vận dụng được các phương tiện trực quan vào quá trình giải toán.

2.1.2. Định hướng sư phạm thứ hai: Việc xây dựng và sử dụng các PMDH phải đảm bảo sự tôn trọng và kế thừa chương trình sách giáo khoa hiện hành.

Trong hệ thống các phương tiện trực quan nói chung, sách giáo khoa toán chiếm vị trí trung tâm, là hạt nhân. Vì vậy, dạy học theo hướng vận dụng các phương tiện trực quan phải phù hợp với chương trình sách giáo khoa hiện hành; khai thác triệt để những tình huống còn ẩn tàng trong sách giáo khoa sẽ thực hiện được mục đích của giờ dạy toán.

2.1.3. Định hướng sư phạm thứ ba: Việc xây dựng và sử dụng phương tiện trực quan hay PMDH phải dựa trên định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, trong đó đáng chú ý là phải tạo cho học sinh một môi trường hoạt động tích cực, tự giác.

Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là: “Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động”. Định hướng này bao hàm một loạt ý tưởng lớn đặc trưng cho phương pháp dạy học hiện đại, đó là:

- Xác lập vị trí chủ thể của người học, đảm bảo tính tự giác tích cực là chủ thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ chứ không phải là nhân vật bị động hoàn toàn theo lệnh của thầy giáo.

- Dạy học dựa trên sự nghiên cứu tác động của những quan niệm và kiến thức sẵn có của người học.

- Dạy việc học, dạy cách học thông qua toàn bộ quá trình dạy học. - Dạy tự học trong quá trình dạy học.

- Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách người thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa.

Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng các phương tiện trực quan phải dựa trên định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Yêu cầu sư phạm này chỉ đạo người giáo viên khi sử dụng phương tiện trực quan phải huy động một hệ thống phương pháp tác động liên tục nhằm khêu gợi tư duy học sinh, tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo quy trình, từ đó học sinh có ý thức tự giác chủ động học tập, có tinh thần ham hiểu biết, tìm tòi khám phá.

2.1.4. Định hướng sư phạm thứ tư: Việc xây dựng và sử dụng các phương tiện trực quan phải chú trọng đến việc học sinh tự lực khám phá, độc lập tìm tòi phát hiện vấn đề và độc lập giải quyết vấn đề.

Đây là hình thức kích thích các em tiếp tục quá trình nghiên cứu, củng cố và phát hiện những kiến thức mới mẻ sau giờ học. Lúc có thời gian, học sinh nghiền ngẫm, kiểm nghiệm cũng như tổng hợp lại toàn bộ kiến thức thu nhận được từ sách giáo khoa, từ tư liệu, từ bạn bè, thầy giáo... Kết quả một giờ học không chỉ được đánh giá ở học sinh thu nhận được khối lượng tri thức phong phú, sâu sắc mà quan trọng hơn là khả năng vận dụng những tri thức đó vào tình huống cụ thể. Chỉ khi nào học sinh biết biến hóa nhào nặn những tri thức đã thu nhận được, biết điều khiển sử dụng nó, giải quyết tốt một vấn đề thì khi đó học sinh mới thật sự hiểu thấu đáo vấn đề và làm chủ tri thức của mình. Thông qua hình thức này năng lực của học sinh được bộc lộ toàn diện và quan trọng hơn là sự bộc lộ này không cần những gợi ý hướng dẫn của giáo viên mà hoàn toàn do sự tự huy động vốn tri thức của học sinh.

Để giúp HS vận dụng kiến thức tốt, GV đưa ra những vấn đề vừa mang tính khái quát, vừa mang tính hấp dẫn gợi tò mò, hứng thú để HS tự lực khai thác, suy nghĩ tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới và tự mình giải quyết vấn đề đó.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học hình học không gian ở trường Trung học phổ thông (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w