năm 2010
Cũng như những công trình nghiên cứu của nước ngoài với mục đích tìm ra các yếu ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ thực hiện trên phạm vi sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và đồng thời nghiên cứu trên cả ba yếu tố vi mô, vĩ mô và các yếu tố khác. Và kết quả đưa ra đối với bài nghiên cứu là chỉ những yếu tố vi mô hay những yếu tố vĩ mô mới tác động mạnh đến giá cổ phiếu, còn lại những yếu tố vi mô như ROA, ROE, P/E… lại không giải thích được gì tức nó không ảnh hưởng gì đến việc tăng hay giảm giá cổ phiếu trong thời điểm nghiên cứu và nghiên cứu chỉ mang tính chất phân tích những số liệu có sẵn trên thị trường chứ
25
không đưa ra mô hình cụ thể đó cũng là một hạn chế lớn của bài nghiên cứu. Tuy vậy, bài nghiên cứu cũng cung cấp được một số ảnh hưởng nhất định đến giá cổ phiếu.
2.5. Các yếu tố vi mô ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu trong mô hình nghiên cứu 2.5.1. Thu nhập mỗi cổ phần (Earning per share-EPS)
Thu nhập trên mỗi cổ phần hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần là chỉ số nói lên phần lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần. Đây cũng có thể coi như phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu, nên nó được coi như là chỉ số xác định khả năng lợi nhuận của một công ty.2
EPS là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế sau khi trừ cổ tức ưu đãi và lượng cổ phiếu đang lưu hành. Từ quan điểm của các nhà đầu tư, EPS cao hơn thì triển vọng kinh doanh của công ty, tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận sẽ cao hơn cho họ. Do đó, giá cổ phiếu sẽ quan hệ cùng chiều với EPS (Ball and Brown 1986)
EPS là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp các nhà đầu tư cá nhân và thể chế, cũng như các nhà phân tích dễ dàng hiểu và so sánh giữa các loại cổ phiếu. Đây là một chỉ số rất quan trọng vì nó là yếu tố chính chi phối thị giá cổ phần, nó chỉ ra thu nhập mà cổ đông thường được hưởng.
Thu nhập trên mỗi cổ phần thường được coi là biến số quan trọng trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỷ lệ P/E.
2.5.2. Cổ tức mỗi cổ phần (Dividend per share- DPS)
Cổ tức là một phần của lợi nhuận sau thuế được dùng để chia cho các cổ đông thường, lượng cổ tức chi trả cho cổ đông phụ thuộc vào chính sách cổ tức của công ty. Tỷ lệ cổ tức của công ty có ý nghĩa tác động đến giá thị trường của một cổ phiếu. Theo một số quan điểm thì DPS ảnh hưởng cùng chiều đến giá cổ phiếu (Gordon 1959, Desai 1965, Irfan and Nishat 2000, Gitmon and Lowrence 2004)3
2
Bách khoa toàn thư mở
26
DPS là chỉ tiêu được các cổ đông cũng như các nhà đầu tư cổ phiếu quan tâm nhất vì nó chính là lợi tức trên cổ phần họ nắm giữ. DPS được tính như sau:
Phần lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần đầu tiên sẽ được chi trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi (nếu có) theo tính chất ưu đãi về mặt tài chính của cổ phiếu ưu đãi, phần còn lại là thu nhập của cổ đông thường. Thu nhập của cổ đông thường được chia làm hai phần: một phần thu nhập giữ lại không chia để tái đầu tư, một phần chia cho các cổ đông được gọi là cổ tức mỗi cổ phần.
2.5.3. Tỷ suất cổ tức (Dividend yield-DY)
Tỷ suất cổ tức hay lợi nhuận được chia trên giá cổ phiếu, nó biểu thị lợi nhuận mà công ty phải có được để thu hút nhà đầu tư, các nhà đầu tư thường dùng tỷ suất này để so sánh thu nhập từ cổ phiếu và các hình thức đầu tư tài sản khác.
Như ta đã biết, thu nhập của nhà đầu tư gồm hai phần cổ tức và chênh lệch giá do chuyển nhượng cổ phần. Nếu tỷ suất cổ tức của một cổ phần thấp điều đó chưa hẳn là xấu bởi vì nhà đầu tư có thể chấp nhận tỷ lệ chi trả cổ tức thấp để dành phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư.
2.5.4. Tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividend payout-DP)
Chỉ tiêu tỷ lệ chi trả cổ tức nói lên công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư. Đây là một yếu tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần. Theo Linter (1965) thì thay đổi cổ tức đi theo sự thay đổi thu nhập trong khi mô hình định giá của Shapiro (1962) lại cho thấy dòng cổ tức được chiết khấu bởi sự khác biệt trong tỷ lệ chiết khấu và tăng trưởng cổ tức nên bằng với giá cổ phiếu. Và mối quan hệ giữa DP và giá cổ phiếu là cùng chiều nhau.
Công thức tính DP:
27
DP thường được công bố trong Đại hội cổ đông thường niên, nó nói lên lợi ích của cổ đông chiếm bao nhiêu phần trăm trong thu nhập và nó thay đổi trong từng thời kỳ.
2.5.5. Chỉ tiêu Giá trị sổ sách cổ phần (Book Value- BV)
Giá trị sổ sách cổ phần phản ánh giá trị tài sản ròng mỗi cổ phần. Theo thời gian, tài sản và nguồn vốn của công ty ngày càng phát triển và do đó giá trị mỗi cổ phần trên sổ sách kế toán cũng ngày một lớn lên. Giá trị sổ sách mỗi cổ phần nếu đo lường bằng giá trị tài sản ròng nó sẽ được tính như sau:
BV là một trong những chỉ số mà các nhà đầu tư dùng so sánh giá trị một công ty. Grewal (1986) đã chỉ ra rằng BV cao thì công ty thường hoạt động tốt do đó giá thị trường cao. Các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Zahir & Khanna (1982) và Krishan (1984) đã xác định rằng chỉ tiêu này quyết định giá cổ phiếu. Qua đó, nó có quan hệ cùng chiều với giá thị trường cổ phiếu.
2.5.6. Chỉ số giá trên thu nhập (Price per Earning ratio- P/E)
Chỉ số giá trên thu nhập (P/E) là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường một cổ phiếu với thu nhập của một cổ phiếu. Nó phản ánh để có được một đồng thu nhập người đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu tiền. Chỉ số này càng cao chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả và nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai nên thị trường trả giá cao và ngược lại.
( ⁄ )
Một công ty hiện tại có thu nhập chưa cao, nhưng lại được thị trường đánh giá cao về tiềm năng phát triển thì P/E sẽ cao, đó cũng chính là lý do P/E là mối quan tâm của các nhà đầu tư khi quan tâm đến cổ phiếu.
Chỉ số giá trên thu nhập là một trong những chỉ số quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định
28
đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Malhotra & Tandon (2013) đã chỉ ra rằng P/E có quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.
Qua nội dung chương 2, tôi đã giới thiệu khái quát về các thuật ngữ: thị trường tiền tệ, thị trường vốn (trong đó có biến đại diện là giá thị trường cổ phiếu). Và các lý thuyết liên quan đến giá cổ phiếu như lý thuyết về bước đi ngẫu nhiên, lý thuyết thị trường hiệu quả. Qua đó đưa ra các nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố tác động đến giá cổ phiếu như nghiên cứu của Dr. Sanjeet Sharma và cộng sự (2011), nghiên cứu của Nidhi Malhotra và Kamini Tandon (2013), nghiên cứu của Dr.Mohammad Abdelkarim Almumani (2012), nghiên cứu của Abdullah Al Masum (2012), nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thế Mỹ- Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2010.
Ngoài ra, trong chương 2 cũng đã nêu sơ bộ về các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu như thu nhập mỗi cổ phần (Earning per share), cổ tức mỗi cổ phần (Dividend per share), tỷ suất cổ tức (Dividend yield), tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividend payout), chỉ tiêu giá trị sổ sách cổ phần (Book Value), chỉ số giá trên thu nhập (Price per Earning ratio),
cũng như chiều hướng tác động của chúng đã được thực nghiệm tại các quốc giá khác nhau.
Qua nền tảng lý thuyết trên, chương 3 sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng các yếu tố đã được xác định nhằm kiểm định tính xác thực của các yếu tố tác động về mặt thực nghiệm đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, mà cụ thể là những công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
29
CHƢƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu đề tài: “ Tác động của các yếu tố vi mô đến giá cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh” gồm 6 bước như sau:
3.1.2. Nguồn số liệu
Dữ liệu thống kê sử dụng trong nghiên cứu này được xây dựng từ các bản báo cáo tài chính của các công ty thuộc nhiều ngành khác nhau niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE)..Như vậy, nghiên cứu sử dụng các số
Xác định vấn đề nghiên cứu, chọn đề tài
Thiết kế mô hình nghiên cứu
Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu Đặt giả thiết cho mô hình nghiên cứu
Kiểm định mô hình
Kết luận, kiến nghị
30
liệu công bố trên báo cáo tài chính công khai của các doanh nghiệp niêm yết trên các nguồn sau: sở giao dịch chứng khoán TPHCM, http://cophieu68.com.
3.1.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Dựa trên các nguồn dữ liệu đã xác định, nghiên cứu đã thu thập số liệu của các doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính (có kiểm toán theo chuẩn mực kế toán) được công bố hàng năm trong giai đoạn 2008-2013. Tất cả các số liệu này được tìm kiếm bằng phương pháp tổng hợp, trích lọc, thống kê, phân loại và sắp xếp theo dòng thời gian của mẫu quan sát với năm tài chính gần nhất là năm 2013 lùi dần về năm nghiên cứu trước.
3.1.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập xong số liệu cần thiết cho mô hình, nghiên cứu tiến hành hiệu chỉnh và mã hóa các dữ liệu (tạo mã trong giai đoạn đầu tiên và điều chỉnh mã nếu có sai lệch). Bước tiếp theo nghiên cứu tiến hành làm sạch dữ liệu nhằm phát hiện các sai sót, các ô trống thiếu thông tin, sai thông tin và tiến hành hoàn thiện ma trận dữ liệu (data matrix).
Ban đầu, bài nghiên cứu thu thập dữ liệu của 95 công ty thuộc các ngành khác nhau trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2013. Nhưng do một số nguyên nhân khách quan như: một số công ty mới được thành lập nên số liệu không đầy đủ và trùng khớp với dòng thời gian 6 năm của mẫu nghiên cứu, bên cạnh đó một số công ty chưa cập nhật thông tin kịp thời dẫn đến việc thiếu dữ liệu cần thiết cho mô hình. Hơn nữa, trong những năm qua do tình hình kinh tế khó khăn nên một số doanh nghiệp phá sản hoặc sáp nhập, do vậy nghiên cứu đã loại dần các công ty không phù hợp và cuối cùng còn lại 59 công ty (danh sách các công ty được đính kèm trong phần phụ lục 14)
Bài nghiên cứu tiến hành phân tích và kiểm định bằng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất OLS (Ordinary Least Squares). Để đơn giản hóa mô hình, nghiên cứu ban đầu đã bỏ qua yếu tố thời gian và công ty, tiến hành xây dựng và phân tích dữ liệu chuỗi thời gian và chéo gộp chung (Pooled Cross-sectional Analysis). Sau đó, để tăng tính hiệu quả khi hồi quy, nghiên cứu bổ sung phân tích theo phương pháp hiệu ứng cố
31
định các biến thời gian và biến công ty trong mô hình ước lượng để tìm kiếm sự khác biệt (nếu có).
3.2. Mẫu nghiên cứu
Sau khi thu thập và xử lý số liệu, mẫu nghiên cứu bao gồm tổng cộng 59 doanh nghiệp được chọn lọc từ 95 doanh nghiệp có đủ điều kiện trên HOSE. Thời gian của mẫu quan sát là 6 năm: bắt đầu từ năm tài chính 2008, và kết thúc năm tài chính 2013. Các dữ liệu được tổng hợp thành dữ liệu dạng bảng cân bằng (Balanced Panel Data) của 354 quan sát với sự kết hợp giữa biến thời gian và biến công ty.
3.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
3.3.1. Xây dựng biến số và giả thuyết nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, đề tài đã chọn lọc lại các biến độc lập và thiết kế lại mô hình nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện của thị trường kinh tế Việt Nam. Từ đó, ta có 5 giả thuyết nghiên cứu sau đây:
H1 : Thu nhập mỗi cổ phần của doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với giá thị trường của cổ phiếu.
H2: Tỷ lệ chi trả cổ tức có quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu
H3: Tỷ suất cổ tức quan hệ ngược chiều với giá cổ phiếu
H4: Chỉ số giá trên thu nhập quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu
H5: Giá trị sổ sách có quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu.
H6: Cổ tức mỗi cổ phần của doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với giá thị trường của cổ phiếu.
32
Bảng 3.1: Kỳ vọng tƣơng quan các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu (P)
BIẾN ĐỘC
LẬP KÝ HIỆU DẤU KỲ VỌNG DIỄN GIẢI Thu nhập mỗi
cổ phần
EPS + Khi EPS tăng thì P tăng
Tỷ lệ chi trả cổ tức
DP + Khi DP tăng thì P tăng
Tỷ suất cổ tức DY - Khi DY tăng thì P giảm
Chỉ số giá trên thu nhập
P/E + Khi P/E tăng thì P tăng
Giá trị sổ sách BV + Khi BV tăng thì P tăng Cổ tức mỗi cổ phần DPS + Khi DPS tăng thì P tăng
Hình 3.1. Kỳ vọng tương quan các yếu tố tác động đến P
3.3.2. Mô hình nghiên cứu
Các nghiên cứu cũng như kết quả thực nghiệm trên thế giới và trong nước trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đều sử dụng mô hình hồi quy bội. Do
DP EPS DY DPS BV P/E P H1(+) H2(+) H3(-) H4(+) H5(+) H6(+)
33
đó, tiếp thu các nghiên cứu đã kiểm định, mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài này được xây dựng dưới dạng tổng quát như sau:
Trong đó:
i: là công ty quan sát thứ i ( i = 1,2,3…,59) t: năm quan sát thứ t ( t = 1,2,3,4,5,6)
Pi,t: Biến giá cổ phiếu của công ty thứ i, trong năm thứ t. Xj,i,t : Biến độc lập thứ j, của công ty thứ i, trong năm thứ t. εi,t: sai số ngẫu nhiên của công ty thứ i, trong năm thứ t. (αi + αt) : Hệ số tự do (điểm chặn của mô hình)
Trong đề tài này, mô hình được xây dựng với các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE như: biến thu nhập mỗi cổ phần (EPS), cổ tức mỗi cổ phần (DPS), tỷ suất cổ tức (DY), tỷ lệ chi trả cổ tức (DP), giá trị sổ sách (BV), chỉ số giá trên thu nhập (P/E). Đồng thời, biến phụ thuộc của mô hình trong nghiên cứu này là giá thị trường của cổ phiếu (P). Các biến này được xác định dựa trên giá trị sổ sách báo cáo tài chính được công bố hàng năm trong giai đoạn 2008-2013 của các công ty thuộc nhiều ngành khác nhau được niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy ước lượng theo phương pháp bình phương bé nhất OLS. Một cách cụ thể mô hình thực nghiệm được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính sau:
𝑃 𝛽1+ 𝛽2𝐸𝑃𝑆 + 𝛽3𝐷𝑃 + 𝛽4𝐷𝑌 + 𝛽5𝑃𝐸 + 𝛽6𝐵𝑉 + 𝛽7𝐷𝑃𝑆 + 𝜀 𝑷𝒊,𝒕 (𝜶𝒊+ 𝜶𝒕) + 𝜷𝒋
𝒏
𝒋=𝟏
34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua nội dung chương 3 tiếp tục với việc đưa ra các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và đưa ra mô hình hồi quy tổng quát của bài nghiên cứu. Qua việc chọn lọc có kế thừa bài nghiên cứu đã đưa ra mô hình hồi quy gồm 6 yếu tố tác động đến giá cổ phiếu bao gồm EPS, DP, DY, P/E, BV, và DPS. Các bằng chứng thực nghiệm