Như vậy, từ các kết quả của các mô hình hồi quy ước lượng được tính toán từ chương trình Eviews, đề tài đã lựa chọn các mô hình phù hợp nhất và tổng hợp lại kết quả các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn như trong phần Phụ lục 04.
Nhìn chung, khi bài nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS ban đầu kết quả cho ra R2 hiệu chỉnh bằng 59% (xem phụ lục 1) và có 2 yếu tố không có ý nghĩa hồi quy đó là DPS và BV và sau đó kết quả hồi quy lại (P1*) với mức ý nghĩa 59.17% không khác biệt mấy so với ban đầu (mô hình P1).
Tuy nhiên, để hồi quy có ý nghĩa xác thực hơn bài nghiên cứu đã sử dụng hiệu ứng cố định như đã kiểm định thì mức ý nghĩa hoàn toàn cải thiện đáng kể. Đối với hàm hồi quy sử dụng hiệu ứng cố định biến công ty (P2) có R2 là 71.55% (xem phụ lục 2) tăng 12.54% so với mô hình ban đầu (59%) và đối với hiệu ứng cố định biến thời gian cho kết quả 63.8% (xem phụ lục 2) và đạt R2 cao nhất đó là P4 với hiệu ứng cố định cả hai thực thể là công ty và thời gian đạt 76.8%.
Qua bảng tổng hợp ở phụ lục 4, ta thấy khả năng giải thích của các mô hình so với thực tế là tương đối phù hợp và đáng tin. Rõ ràng, các biến độc lập trong 3 mô
48
hình được lựa chọn cuối cùng đã giải thích được trung bình khoảng 70.71% sự thay đổi của biến phụ thuộc là giá thị trường cổ phiếu (P), 29.29% sự thay đổi còn lại của P có thể do các yếu tố khác gây ra. Ngoài ra, R2 hiệu chỉnh trong các mô hình phần nào cho thấy mức độ phù hợp của mô hình, cho thấy đường ước lượng hồi quy có vẻ phù hợp với thực tế và dữ liệu mẫu thống kê.
Xét về bản chất, kết quả các mô hình hồi quy ước lượng trong phần Phụ lục 04 cũng đã giúp ta nhận dạng được ý nghĩa và chiều hướng của các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể như sau: