Nghiên cứu của Abdullah Al Masum (2012) đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm về vấn đề liệu chính sách cổ tức có tác động đến giá thị trường của cổ phiếu của các ngân hàng thương mại tại Bangladesh. Với mẫu nghiên cứu là 30 ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Dhaka tại Bangladesh trong vòng 7 năm từ năm 2007 đến 2011. Nghiên cứu đã đưa ra các biến liên quan đến chính sách cổ tức như suất sinh lợi trên vốn chủ (ROE), tỷ lệ lợi nhuận giữ lại (RR), cổ tức (DY), lợi nhuận sau thuế (PAT), và thu nhập mỗi cổ phần (EPS).
Kết quả thực nghiệm cho thấy ROE và EPS quan hệ cùng chiều với giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại, trong khi đó đối với RR và DY và PAT thì ngược lại quan hệ ngược chiều với giá cổ phiếu.
24
Bảng 2.4. Kết quả nghiên cứu
Table: Fixed Effect Model
Variables Coef. Std.Err. T P >t [ ]
C 628.8372 309.8353 2.03 0.045 14.93839 1242.736 ROE 2957.523 903.9123 3.27 0.001 1166.537 4748.509 RR 4.081349 329.5323 0.01 0.990 -648.8447 657.0074 DY -6235.14 2153.408 -2.90 0.005 -10501.84 -1968.441 EPS 5.704989 1.22275 4.67 0.000 3.282266 8.127712 PAT -0.22544 0.044455 -5.07 0.000 -0.3135182 -0.1373546 Effect Specification F statistics = 8.72 R-squared = 0.6428
Prob > F = 0.0000 Adjusted R-square = 0.5344
Bài nghiên cứu đã đóng góp và chứng minh được bằng thực nghiệm rằng có sự tác động giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại tại Dhaka. Điều này góp phần nhấn mạnh thêm rằng các yếu tố cơ bản vẫn tác động đến giá cổ phiếu mặc dù vẫn có những nghiên cứu cho chiều hướng ngược lại.
Ngoài RR không có ý nghĩa thống kê, còn lại các yếu tố khác đều tác động đến giá cổ phiếu với mức ý nghĩa là 1%, 5%.