Kết quả thực nghiệm cho thấy P/E có tương quan cùng chiều với P với mức ý nghĩa 1% và có cùng kết quả với hai nghiên cứu thực nghiệm của Nidhi Malhotra và Kamini Tandon (2013) và Dr.Mohammad Abdelkarim Almumani (2012).
Điều này chứng tỏ rằng khi P/E tăng cao thì đồng nghĩa với việc giá thị trường cổ phiếu cũng tăng, điều đó giúp các nhà đầu tư có thêm thông tin để nhận xét doanh nghiệp mình đang đầu tư cũng như doanh nghiệp tiềm năng. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai, cổ
51
phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp, dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Nhưng các nhà quản trị tài chính, nhà đầu tư có nên vui mừng không khi cổ phần của công ty đang được bán ở mức P/E cao. Câu trả lời: thường là có. Tuy nhiên, tỷ số P/E cao có thể không phải là vì giá thị trường của cổ phần ở hiện tại cao mà do thu nhập EPS của công ty đang ở mức thấp, có thời kỳ EPS có thể bằng không (EPS = 0). Điều đó cho thấy khả năng sinh lời của công ty thấp hay là hiện giá các cơ hội tăng trưởng (PVGO) không cao (những chỉ số tài chính sẽ cho những điều này một cách rõ ràng nhất).
Ngược lại, khi P/E thấp có thể do EPS tăng cao chứ không hẳn là do cổ phần được định giá thấp trên thị trường. Điều này cho thấy rằng, công ty đã đạt tới mức tăng trưởng đều và ổn định không còn tăng mạnh như thời kỳ đầu. Hoặc, cũng có thể do giá thị trường hiện tại của cổ phiếu thấp. Đơn giản là vì các nhà đầu tư không nghĩ là các công ty đó có tiềm năng và không đẩy giá lên nữa. Do đó P/E sẽ thấp, cũng có trường hợp công ty hoạt động tốt nhưng lại có chỉ số P/E thấp là do thị trường không đánh giá cao hay người đầu tư chưa hiểu biết nhiều về công ty.
Tóm lại, P/E chỉ là chỉ số tĩnh dùng để phân tích việc mua bán cổ phiếu trong hầu hết các trường hợp, không nên coi nó là yếu tố chính để quyết định mua hay bán một cổ phiếu nào đó. Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không nói lên điều gì khi không so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty
H4: Chỉ số giá trên thu nhập tương quan cùng chiều với giá cổ phiếu
4.6.5. Biến giá trị sổ sách _BV
Kết quả thực nghiệm lại đi ngược lại với lý thuyết của các thực nghiệm đó là với mức ý nghĩa 1% , 5% và tương quan dương, còn tại Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại điều này cho thấy giá trị sổ sách không có mức tác động nào đến giá cổ phiếu.
Chỉ tiêu này được dùng để xác định giá trị của một cổ phiếu theo số liệu trên sổ sách, nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này để so sánh với giá thị trường của cổ phiếu, tuy nhiên trong bài nghiên cứu đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thì
52
hình hoàn toàn không có mối tương quan nào giữa giá cổ phiếu và giá trị sổ sách ngược lại hoàn toàn so với các nghiên cứu của nước ngoài mà bài nghiên cứu đã đề cập (xem phụ lục 4). Điều này có thể do đặc tính của từng ngành có những ngành thì tài sản vô hình lớn hơn so với tài sản hữu hình mà riêng BV lại dựa trên tài sản hữu hình là nhiều, do đó có những nhà đầu tư sẽ chấp nhận một mức giá trị thị trường nhỏ hơn nhiều so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp.
H5: Giá trị sổ sách không có tương quan với giá cổ phiếu
4.6.6. Biến cổ tức mỗi cổ phần (DPS)
Kết quả thực nghiệm cho thấy DPS lại không có mối tương quan nào với giá thị trường cổ phiếu và cùng kết quả với hai nghiên cứu của Nidhi Malhotra và Kamini Tandon (2013) Và Dr.Mohammad Abdelkarim Almumani (2012).
Cổ tức trên một cổ phiếu (DPS), là một phần nhỏ trong thu nhập của cổ đông và được chi trả cho cổ đông bằng tiền mặt, phần còn lại được gọi là lợi nhuận giữ lại để tiếp tục tài trợ hoạt động mở rộng của công ty. Chính sách cổ tức cũng là một chính sách tài trợ (Finance cash flow). Tuy nhiên, có một điều hiễn nhiên là cổ tức chỉ được trích trả từ lợi nhuận, không được vay mượn hoặc bất kỳ nguồn tài trợ nào khác và chi trả loại thu nhập này, công ty cũng không nhất thiết phải chi trả phần thu nhập nằm trong cùng năm tương ứng với cổ tức chi trả, cũng có những trường hợp cổ tức chi trả vượt mức lợi nhuận trong năm và trong trường hợp đó, cổ tức được trả từ một phần thu nhập giữ lại của những năm trước đó như trường hợp khó khăn ở trên hoặc dòng tiền của công ty đã quá dồi dào. Bên cạnh đó, các công ty áp dụng các chính sách cổ tức nhằm đáp ứng các yêu cầu tăng nguồn vốn kinh doanh của mình. Điều đó phản ánh lĩnh vực kinh doanh mà họ đang hoạt động và chiến lược đang được áp dụng. Các công ty đang có tốc độ tăng trưởng cao cần một lượng tiền mặt lớn do đó hạn chế chi trả cổ tức. Ngược lại, công ty đã đi vào hoạt động ổn định có đủ nguồn tiền mặt để chi trả một tỷ lệ cổ tức lớn hơn.
53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Tổng kết lại qua chương 4, ta đã lần lượt phân tích các kết quả ước lượng của các mô hình hồi quy về các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008 đến 2013. Hơn nữa ta cũng nhận định về các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng yếu tố cụ thể. Qua đó, ta nhận dạng được chiều hướng tác động của các yếu tố này trong mô hình hồi quy ước lượng.
Nhìn chung, kết quả cuối cùng ta có được: thu nhập mỗi cổ phần (EPS), chỉ số giá trên thu nhập cổ phần (P/E), tỷ lệ chi trả cổ tức (DP) có tương quan cùng chiều với thị giá cổ phiếu (P); trong khi đó tỷ suất cổ tức (DY) lại có tương quan nghịch với giá cổ phiếu. tất cả 4 biến đều có tác động với mức ý nghĩa 1%; hai biến còn lại là DPS và BV chưa tìm thấy chứng cứ rõ ràng hơn về ý nghĩa thống kê của chúng. Đồng thời khả năng giải thích của các mô hình hồi quy cũng được kiểm định là tương đối phù hợp và đáng tin cậy.
54
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Như vậy qua bài nghiên cứu chúng ta đã đưa ra được những bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên HOSE đó là EPS, DP, DY, P/E.
Qua bảng tổng hợp ở phụ lục 4 ta thấy khả năng giải thích của các mô hình so với thực tế là tương đối phù hợp và đáng tin. Rõ ràng, các biến độc lập trong 3 mô hình được lựa chọn cuối cùng đã giải thích được trung bình khoảng 70.71% sự thay đổi của biến phụ thuộc là giá thị trường cổ phiếu (P), 29.29% sự thay đổi còn lại của P có thể do các yếu tố khác gây ra. Ngoài ra, R2 hiệu chỉnh trong các mô hình phần nào cho thấy mức độ phù hợp của mô hình, cho thấy đường ước lượng hồi quy khá phù hợp với thực tế và dữ liệu mẫu thống kê.
Tuy vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng bài nghiên cứu cũng đã cho thấy được rằng các yếu tố vi mô phần nào đã tác động đến giá thị trường cổ phiếu trên TTCK Việt Nam, và cũng cho thấy thị trường vốn của Việt Nam đã phản ánh được nội dung về thị giá của cổ phiếu, để từ đó các nhà đầu tư có thể nắm được cơ hội cho đầu tư dựa trên những gì thị trường phản ánh.
5.2. Một số kiến nghị
5.2.2. Đối với doanh nghiệp
Như vậy đối với các doanh nghiệp, họ là một chủ thể không thể thiếu trên sàn giao dịch chứng khoán và điều họ quan tâm là thu hút được vốn đầu tư do đó không thể bỏ qua vấn đề tác động của các yếu tố đến giá cổ phiếu mà chính bản thân doanh nghiệp tạo nên. Qua nghiên cứu chúng ta cũng thấy rõ là chính sách cổ tức có tác động không nhỏ đến giá thị trường cổ phiếu (rõ ràng DP và DY đều có tác động mạnh đến giá cổ phiếu). Do đó, để thu hút nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư công ty nên thực hiện lý thuyết về ổn định cổ tức.
Theo lý thuyết ổn định cổ tức thì công ty đảm bảo việc duy trì việc trả cổ tức liên tục qua các năm. Mức cổ tức qua các năm là tương đối ổn định mặc dù lợi nhuận hàng
55
năm có thể biến động. Việc thực hiện định hướng ổn định cổ tức sẽ mang lại cho công ty những lợi ích như:
- Làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Những công ty thực hiện trả cổ tức ổn định sẽ tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ở khả năng nhận được thu nhập một cách chắc chắn .
- Thực hiện trả cổ tức ổn định dẫn đến ổn định thành phần cổ đông, tạo thuận lợi cho công tác quản lý công ty .
- Tạo thuận lợi cho công ty trong việc huy động vốn đầu tư trên thị trường.
Vấn đề quan trọng nhất có lẻ là chính sách tài trợ, cổ tức thuộc vào dòng tiền tài trợ và tất nhiên nó vô cùng quan trọng trong kế hoạch tài chính (financial budget) trong tương lai của công ty, do đó để cổ đông có thể dễ dàng tiếp cận nó phải được nêu theo một tỷ lệ cố định.
Tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức, cho dù công ty đang có cơ hội đầu tư tốt. Trong trường hợp như thế để không bỏ lở cơ hội đầu tư này, công ty nên chọn giải pháp đi vay hay phát hành cổ phiếu mới. Nếu vì lý do nào đó công ty không thể huy động đủ vốn từ nguồn tài trợ bên ngoài mà buộc phải cắt giảm cổ tức thì công ty cần phải cung cấp thông tin đầy đủ và giải thích một cách rõ ràng cho các nhà đầu tư biết về chương trình đầu tư sắp tới cũng như nhu cầu tài chính cần thiết để tài trợ cho dự án đó, để tối thiểu hóa những hậu quả gây ra từ một sự cắt giảm cổ tức đột ngột.
Nên theo đuổi chính sách cổ tức an toàn, đảm bảo sự ổn định nhất quán của chính sách cổ tức ngay cả trong trường hợp lợi nhuận hoạt động giảm. Một chính sách cổ tức an toàn không đồng nghĩa với chính sách cổ tức thấp. Chính sách cổ tức thấp đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận giữ lại, nếu quỹ tiền mặt tích lũy từ lợi nhuận giữ lại quá lớn sẽ khiến nhà tư nghĩ rằng công ty đang bế tắc trong tăng trưởng hoặc công ty vô tình sẽ trở thành mục tiêu của sự thao túng mua, hơn nữa là lãng phí do tiền mặt quá nhiều. Tất cả điều này có ảnh hưởng không tốt lên giá trị cổ phiếu của công ty.
5.2.3. Đối với nhà đầu tƣ
Qua nghiên cứu ta thấy thu nhập mỗi cổ phần (EPS) và thị giá trên thu nhập mỗi cổ phần đều có tác động cùng chiều với giá thị trường cổ phiếu. Do đó, ta thấy hai yếu
56
tố này là các yếu tố mà các nhà đầu tư nên quan tâm nhiều trên TTCK Việt Nam. Việc chọn mua một loại cổ phiếu nào đó là cả một quá trình rất phức tạp và mỗi nhà đầu tư đều có những cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, sẽ là khôn ngoan hơn nếu làm theo những quy luật chung trên thị trường để có thể tối thiểu hóa rủi ro trong việc đầu tư của mình.
Về thu thập thông tin: Người đầu tư hiện nay nói chung đang bội thực thông tin, việc thu thập thông tin không phải là việc khó, mà cần phải tinh lọc, tiếp cận thông tin từ nguồn nào để đủ độ tin cậy và không mất thời gian. Thông tin được chuyển tải qua nhiều kênh khác nhau, đó là qua các báo cáo của chính các chủ thể trên thị trường, qua báo chí, qua các phương tiện truyền thông khác.
Về xử lý thông tin: Người đầu tư nên thận trọng trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin trên thị trường và cần trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán.
Nên đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm rủi ro.
Nhà đầu tư nên xác định rõ xu hướng của thị trường.
Khi nhắc đến việc đa dạng hóa cổ phiếu, các nhà đầu tư nên hiểu rõ về từng doanh nghiệp mà họ đầu tư tức nghiên cứu các thông tin về công ty càng nhiều càng tốt.
5.3. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu chưa mở rộng quy mô mẫu mà chỉ tập trung trên những doanh nghiệp tại sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, còn lại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và OTC vẫn chưa đề cập.
Thứ hai, mẫu nghiên cứu thuộc nhiều ngành khác nhau do đó không có sự so sánh các chỉ tiêu trong cùng một ngành.
Thứ ba, đề tài chưa xem xét tới những yếu tố khác ảnh hưởng tới giá cổ phiếu đặc biệt là những yếu tố vĩ mô như GDP, lạm phát, giảm phát, thiên tai…
57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5
Từ kết quả phân tích mô tả thống kê ở chương 3 kết hợp với nghiên cứu định lượng mô hình hồi quy ở chương 4, đề tài đã đi đến kết luận các yếu tố vi mô tác động đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (thông qua việc bác bỏ hay chấp nhận các giả thuyết được kỳ vọng ban đầu).
Qua đó, kết quả cuối cùng là: thu nhập mỗi cổ phần (EPS) và tỷ lệ chi trả cổ tức (DP), chỉ số giá trên thu nhập cổ phần (P/E) có tác động đồng biến đến giá cổ phiếu (P). Tiếp đến, đề tài cũng đã đưa ra một số đề xuất đối với các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư Việt Nam dựa trên cơ sở cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng. Và cuối cùng đề tài cũng đưa ra được những hạn chế để bổ sung cho những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến vấn đề tác động của các yếu tố đến giá cổ phiếu.
58
KẾT LUẬN
Trong tình hình kinh tế vĩ mô đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, tồn kho hàng hóa vẫn ở mức cao. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng phần nào đến động thái phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư cả nước.
Việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc nhằm đẩy mạnh sự thu hút vốn đặc biệt là nghiên cứu giá thị trường cổ phiếu luôn là một đề tài được thu hút không chỉ ở Việt Nam. Qua đó, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn đề tài đã chứng minh được rằng các yếu tố vi mô cũng tác động không nhỏ đến giá thị trường cổ phiếu.
Dựa trên những cơ sở lý luận cũng như bốn bài nghiên cứu thực nghiệm bài nghiên này cứu đã cho ta thấy rõ rằng ngoài những yếu tố vĩ mô tác động đến giá thị trường cổ phiếu còn có những yếu tố vi mô. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng rõ ràng vẫn còn nhiều điểm trái chiều, chẳng hạn như có những yếu tố tác động theo đúng giả thuyết của nó nhưng có những yếu tố lại đi ngược lại hoàn toàn và cũng có những yếu tố mà chúng ta chưa đủ cơ sở để kết luận. Cụ thể, bài nghiên cứu đã chứng minh được rằng yếu tố EPS có tác động cùng chiều với giá thị trường cổ phiếu (P), DY tác động