6. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Hoàn thiện chiến lược
Chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong hoạt động xuất bản
Để xuất bản Việt Nam chủđộng hơn nữa trong hội nhập quốc tế, Nhà nước cần có chương trình phát triển ngành xuất bản lồng ghép với Chương trình phát triển hoặc Chương trình Mục tiêu quốc gia của ngành văn hóa, ngành thông tin và truyền thông, tạo ra một hợp lực mạnh mẽ mà sách báo là một thành tố thiết yếu, bên cạnh các sản phẩm văn hóa khác như phim ảnh, nghệ thuật, du lịch .. góp phần bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời quảng bá văn hóa Việt Nam ra quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cần phổ biến cho đối tác nước ngoài những hiểu biết cần
thiết về hệ thống pháp luật của Việt Nam. Việc xây dựng bản sắc cho nền xuất bản Việt Nam chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở kết hợp giữa kinh nghiệm của các nước tiên tiến với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể của Việt Nam. Một bản sắc như vậy cần phải thể hiện ở tất cả các phương diện của xuất bản, ở cấu trúc, cơ chế vận hành của ngành xuất bản và trong sản phẩm cụ thể của các NXB.
Internet và thiết bị kỹ thuật số đã tạo ra rất nhiều tiện ích, kết nối, giao lưu với thế giới nhanh, trở thành trào lưu xuất bản, phát hành sách điện tử qua Internet trên phạm vi toàn cầu... Bên cạnh những tính năng ưu việt đó, việc quản lý xuất bản số trên Internet đang gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng. Việc “nở rộ” blog cá nhân ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác gây khó khăn trong việc quản lý bởi những máy chủ đặt ở nước ngoài nên chúng ta không thểđiều chỉnh, kiểm soát được hoặc xử lý những vi phạm của các trang mạng không có tên miền tiếng Việt bằng pháp luật của Việt Nam. Chỉ khi các trang mạng, tờ báo điện tử có tên miền Việt Nam thì chúng ta mới có thể điều chỉnh và quản lý trong phạm vi pháp luật Việt Nam. Quả thực, đây là một vấn đề nan giải. Để hạn chế phần nào những thông tin xấu, hiện chúng ta tạm thời điều chỉnh bằng cách đổi tên miền, đặt máy chủ ở Việt Nam. Trong khi đó, đối với các trang mạng xã hội khác thì Việt Nam hiện chưa có khung pháp lý để xử lý có hiệu quả hoặc dùng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm ngăn chặn lượng người truy cập các trang mạng xấu. Không chỉ vậy, vấn nạn xâm phạm bản quyền và in lậu trên sách điện tử có diễn biến rất phức tạp. Bởi vậy, mỗi NXB, đơn vị phát hành xuất bản phẩm cần đặt hàng các công ty chuyên nghiệp nghiên cứu, xây dựng các phần mềm để ngăn chặn và quản lý có hiệu quả việc xâm phạm bản quyền và các hiện tượng tiêu cực khác sẽ nảy sinh, kể cả việc công bố những nội dung sách không phù hợp với định hướng của Đảng, trái với thuần phong mỹ tục gây ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội, nhất là thế hệ trẻ. Mặt khác, ngành xuất bản cũng cần có định hướng nhập khẩu và tiến tới tự xây dựng các phần mềm phục vụ cho công việc số hóa tác phẩm, in ấn theo yêu cầu (print-on-demand), thiết kế - in ấn sách trên giấy và sách điện tử.
Nhà nước cần sớm ban hành Nghị định và tiến tới ban hành Luật về quản lý xuất bản phẩm, công bố tác phẩm trên Internet ở Việt Nam. Đồng thời, cần tăng
cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về CNTT; đầu tư trang thiết bị hiện đại, độ bảo mật thông tin cao để không bị hacker, các tổ chức phản động từ nước ngoài tấn công; cần có biên chế và hành lang pháp lý nhằm khống chế, kiểm soát việc xuất bản sách lậu và phát hành sách trên mạng điện tử. Đến thời điểm này, Luật Xuất bản mới chỉ cho phép đặt văn phòng đại diện NXB nước ngoài tại Việt Nam, nhưng chưa có bất kỳ văn bản pháp lý liên quan nào đến xuất bản sách điện tử được ban hành. Vì vậy, cần làm rõ điều này trong lần sửa Luật Xuất bản vào năm 2012 đối với loại hình xuất bản sách điện tử.
Ngoài ra, cần khuyến khích các NXB có thêm bộ phận theo dõi và phát triển loại sách điện tử. Bên cạnh đó, trong xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta cũng nên có giải pháp thành lập một NXB chuyên về sách điện tử để phục vụ thị trường trong nước và thị trường ngoài nước - nhất là đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Để hội nhập quốc tế thành công, ngành xuất bản nước ta cần xây dựng một Trung tâm Thông tin - Dữ liệu về Xuất bản mang tầm vóc quốc gia đủ năng lực về CNTT và nguồn nhân lực để cung cấp thông tin nhanh và toàn diện về hoạt động xuất bản của khu vực và thế giới. Trung tâm đó cần thu thập đầy đủ dữ liệu về thư tịch xuất bản ở Việt Nam (kể cả thư tịch cổ), cập nhật thông tin kịp thời về hoạt động của ngành xuất bản, nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu, cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách ngành và cung cấp thông tin cho những ai quan tâm. Như vậy, Trung tâm sẽ phải thu thập, lưu trữ thông tin - dữ liệu từ hai phía: Nền xuất bản Việt Nam và nền xuất bản của các nước có chọn lọc, với trọng tâm là nền xuất bản của một số nước phát triển trên thế giới và trong khu vực châu Á, Đông Nam Á.
Mặt khác, Trung tâm Thông tin - Dữ liệu này còn có nhiệm vụ dự báo xu hướng phát triển của ngành xuất bản thế giới, nhằm giúp cho cơ quan quản lý xuất bản ở Việt Nam có cơ sở hoạch định chính sách phát triển ngành một cách phù hợp. Nếu chúng ta không có đầy đủ thông tin về xuất bản của thế giới thì khó có thể bắt kịp được với tốc độ phát triển của các nền xuất bản khác và rất khó tham gia một cách suôn sẻ quá trình hội nhập quốc tế hết sức sôi động này.
đối tác nước ngoài khi có yêu cầu. Đây là một nhu cầu thực tế mà các nước thành viên Hiệp hội Xuất bản châu Á - Thái Bình Dương (APPA) và Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á (ABPA) đã đề cập đến nhiều lần tại các phiên hợp thường niên. Các nước trong hai Hiệp hội đều rất muốn xây dựng nên một Mạng thông tin số (Digital Network) cho toàn khu vực mà thành viên là các Trung tâm Thông tin.
- Dữ liệu của từng quốc gia. Hiện tại, các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đã thành lập nên một thiết chế là East Asia Library (Thư viện Đông Á) - thực chất là lưu giữ thông tin về các đầu sách hay, có thể trao đổi giữa các nước với nhau để dịch và xuất bản ra các thứ tiếng bản ngữ.
Chú trọng hỗ trợ công tác dịch thuật: Nhà nước cần lồng ghép chương trình quảng bá hình ảnh Việt Nam qua xuất bản phẩm vào một Chương trình thông tin đối ngoại tổng thể của cả quốc gia, trong đó xuất bản sẽ là một hoạt động song hành cùng với các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế (giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam ở tất cả các phương diện với cộng đồng thế giới và chọn lọc giới thiệu tinh hoa của nhân loại cho công chúng Việt Nam). Vì vậy, Nhà nước cần xem xét và phân bổ một khoản kinh phí thích đáng hàng năm cho việc hỗ trợ này nhằm thực hiện các đơn đặt hàng được giao, đồng thời tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ khác từ xã hội, cộng đồng. Có thểđề xuất một số chương trình cụ thể sau:
- Chương trình dịch ra các ngôn ngữ phổ biến (nhất là tiếng Anh) các tác phẩm có giá trị của Việt Nam từ cổ chí kim. Ví dụ, các tác phẩm sử học, văn học cổ điển, hiện đại, các công trình nghiên cứu về khoa học xã hội nhân văn như công trình của các tác giảđoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước v.v…
- Chương trình dịch ra tiếng Việt các tác phẩm có giá trị tiêu biểu của nhân loại, được chọn lọc từ các quốc gia và ngôn ngữ khác nhau.
- Công việc này rất cần thiết và đặc biệt có giá trị, nêu chúng ta muốn nâng cao trình độ dân trí và xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta chỉ có thể làm tốt các nhiệm vụ này trên cơ sở khảo sát, tiếp thu, học hỏi tri thức của nhân loại đã hình thành nên từ hàng ngàn năm nay. Tất nhiên, trọng tâm phải là các tác phẩm có giá trị cao phục vụđắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước.
- Xây dựng chương trình hợp tác dịch thuật (co-publishing) với các đối tác nước ngoài. Chương trình này khác với chương trình trên ở chỗ, nó sẽ bao gồm cả đối tác nước ngoài trên cơ sở cùng đầu tư, cùng phát hành và “có đi có lại” (chọn tác phẩm để dịch của cả hai nước). Việc hỗ trợ dịch thuật sẽ giúp điều chỉnh hợp lý tỷ lệ tương quan giữa sách của Việt Nam dịch ra tiếng nước ngoài và sách của nước ngoài dịch ra tiếng Việt nhằm khắc phục tình trạng mất cân bằng khi tỷ lệ đó nghiêng nhiều về mảng sách nước ngoài dịch ra tiếng Việt, như ta thấy ở thị trường sách hiện tại ở Việt Nam. Mặt khác, mỗi nước có thể cung cấp cho nhau danh mục những tác phẩm tiêu biểu của mình theo những tiêu chí phù hợp, tránh việc chọn dịch khá tùy tiện, thiếu chọn lọc như hiện nay ở nước ta.
Đặc biệt, cần nâng cao tính chất quốc tế của Hội chợ sách Việt Nam. Cho đến nay, chúng ta mới có Hội chợ - Triển lãm Sách là chính - đúng như với tên gọi mà chưa có một Hội chợ Sách quốc gia có tầm cỡ, tương xứng với vị thế của Việt Nam trong khu vực. Trong những năm qua, Hội chợ - Triển lãm Sách ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã phát huy tác dụng to lớn trong hoạt động của ngành, tạo ra hiệu quả không thể phủ nhận đối với văn hóa đọc của toàn xã hội. Những hoạt động văn hóa ý nghĩa này được công chúng nhiệt liệt đón nhận và hưởng ứng, đang dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa hiện nay.
Để theo kịp với xu hướng phát triển của thế giới, phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập quốc tế, trước hết, chúng ta cần xây dựng cơ sở vật chất tương xứng cho Hội chợ Sách Việt Nam thực sự, trước hết cần phải quy hoạch một Trung tâm Hội chợ - Triển lãm có mặt bằng rộng rãi, khang trang, không nhất thiết phải xây dựng riêng mặt bằng cho Hội chợ sách như ở Frankfurt (Cộng hòa Liên bang Đức) mà ngành xuất bản có thể sử dụng những mặt bằng dành cho hoạt động triển lãm lớn của quốc gia theo một kế hoạch ổn định nhiều năm.
Mặt khác, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của Hội chợ Sách. Muốn vậy, chúng ta phải lựa chọn xây dựng một và chỉ một Hội chợ Sách quốc gia Việt Nam mà thôi. Còn các Hội chợ Sách khác có thể mang tính vùng miền, mang tính chuyên đề và vẫn có thể mời các đối tác quốc tế tham gia. Có tập trung như vậy thì chúng ta mới xây dựng được thương hiệu cho ngành Xuất bản Việt Nam nói riêng và cho đất
nước Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập quốc tế.
Cần phải có bộ máy chuyên nghiệp làm việc cho Hội chợ sách quốc gia, có trình độ năng lực tổ chức sự kiện, có khả năng ngoại ngữ để giao dịch quốc tế, có cập nhật thông tin kịp thời về phương thức tổ chức hội chợ sách.
Cần có chiến lược quảng bá thương hiệu Hội chợ Sách Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa bằng các phương tiện thông tin đại chúng, cần xây dựng và sớm đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử về Hội chợ sách Việt Nam. Có thể phối hợp, tận dụng cơ sở hạ tầng của Trung tâm thông tin - Dữ liệu nhưđã đề cập ở trên. Trước mắt, nên nhằm vào các nước láng giềng và trong khu vực Đông Nam Á hay Đông Á. Đồng thời, chúng ta phải tận dụng các Hội chợ Sách quốc tế lớn khác để quảng bá cho ngành Xuất bản Việt Nam; chú trọng mở rộng quan hệ với những thị trường mới, đối tác mới; coi trọng hoạt động marketing nhằm quảng bá, trao đổi, giao dịch bản quyền với các đối tác nước ngoài có nhu cầu tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam. Mặt khác, cần tăng cường hợp tác với nhiều thư viện quốc gia của các nước; những trường đại học có các khoa Châu Á học, Đông Nam Á học; Việt Nam học; các viện nghiên cứu; các tổ chức hữu nghị có quan hệ với Việt Nam và các cơ sở phát hành sách nước ngoài.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc mua bán bản quyền giữa các nước diễn ra sôi nổi. Tuy nhiên, với đa số người dân Việt Nam, cụm từ “sách bản quyền” dường như còn quá xa lạ. Bởi trên thực tế có rất ít người quan tâm hoặc hiểu đúng thế nào là sách có bản quyền, tại sao lại phải đọc sách có bản quyền. Thời gian qua, một số NXB nước ngoài đã không ít lần lên tiếng “cảnh cáo” Việt Nam, nếu cứ tiếp tục với tình trạng sách in lậu lan tràn hiện nay thì họ sẽ không bán bản quyền cho Việt Nam nữa. Do đó, muốn hội nhập với thế giới, nhũng người làm xuất bản cần tôn trọng, thực thi đúng cam kết về bản quyền nhằm đem đến những cuốn sách tốt nhất cho độc giả Việt Nam và xây dựng nhiều nhà sách có bản quyền hơn nữa nhằm khuyến khích người dân đến với sách có bản quyền.