Hoàn thiện tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 141)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.3.Hoàn thiện tổ chức thực hiện

Đối với công tác chỉđạo của cơ quan Đảng Trung ương:

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Đảng Trung ương có ý nghĩa chiến lược và định tính rất quan trọng đối với công tác xuất bản. Vì vậy, để nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả công tác lãnh đạo quản lý hoạt động xuất bản, trước hết cần bắt đầu từ các cơ quan Đảng ở Trung ương, cụ thể là Ban Tuyên giáo Trung ương.

Cơ quan tham mưu giúp cho lãnh đạo Ban là Vụ Báo chí - Xuất bản được tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ đuợc giao. Đối với các vị trí và công việc quan trọng, cần điều động, bổ nhiệm từ những người đã kinh qua hoạt động thực tiễn, hoặc nếu xét thấy có triển vọng phát triển thì thực hiện luân chuyển về cơ sở. Nói cách khác, cần xây dựng quy hoạch cán bộ ngay từ các cơ quan tham mưu của Đảng chứ không phải chỉ có các đơn vị cơ sở mới phải trình quy hoạch cán bộđể các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Vềphương tiện và cơ chế làm việc tuy mấy năm gần đây đã có những đổi mới đáng ghi nhận vềđầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc nhưng cơ chế nắm bắt thông tin, chếđộ báo cáo, hiệu lực của các văn bản chỉđạo và xử lý của cơ quan Đảng chưa cao. Do vậy, ngoài quy trình nghiên cứu xây dựng hệ thống các văn bản, cần đề cao việc kiểm tra thực hiện văn bản, nhất là đối với những văn bản mang tầm chiến lược hoặc quy định chung (Chỉ thị 42-CT/TW, các Quyết định 281, 282, 283...). Kinh nghiệm nhiều năm qua cho thấy việc thực thi những quy định có hiệu lực cao hơn lại thường bị lãng quên; các đối tượng thi hành chỉ tập trung vào những văn bản của cấp trên trực tiếp hoặc trên một cấp vì các cấp này mới là nơi giải quyét những vấn đề cụ thể của họ, như là việc cấp tiền, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật họ.

Ban Tuyên giáo Trung ương, bên cạnh những công việc thường xuyên đang thực thi theo chức năng, cần tập trung vào một số công việc quan trọng mang tính lâu dài:

- Nghiên cứu, xây dựng Chiến lược xuất bản trình Ban Bí thư Trung ương Đảng phê duyệt; định hướng những đề tài hoặc những mảng đề tài quan trọng phục vụ các nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và đất nước để làm căn cứ cho các cơ quan nhà nước và NXB xây dựng kế hoạch đặt hàng, tài trợ xuất bản hàng năm.

- Nghiên cứu và có định hướng theo từng thời kỳ về những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm để chủ động hướng dẫn cho các biên tập viên, tổng biên tập NXB; chịu trách nhiệm chính về công tác lý luận, phê bình đối với nội dung xuất bản phẩm; phối hợp chặt chẽ và phát huy các kết quả điều tra của Trung tâm điều tra dư luận xã hội để chủ động nắm bắt, xử lý các vấn đề phát sinh và định hướng dư luận.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng quy hoạch các chức danh chủ chốt của hệ thống xuất bản trong cả nước; đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức việc bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về chính trị, chuyên môn cho các đối tượng được quy hoạch.

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước về vai trò, trị trí của hoạt động xuất bản.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương:

Hai bộ có liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất bản là Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó chức năng quản lý nhà nước được giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng có ảnh hưởng không nhỏ và trực tiếp đối với hoạt động xuất bản. Chức năng quản lý nhà nước về bản quyền tác giả, quảng cáo, thư viện, hội chợ triển lãm về văn hóa, quản lý các hội sáng tạo văn học nghệ thuật, chế độ nhuận bút... là những lĩnh vực gắn bó mật thiết với hoạt động xuất bản lại thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đương nhiên, sự phối hợp giữa các bộ sẽ phức tạp và chậm hơn là do một bộ xem xét quyết định. Qua một thời gian hoạt động theo mô hình hai bộ nói trên, thực tiễn đã cho thấy cần có sự nghiên cứu, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, từ đó xây dựng một mô hình quản lý phù hợp để hoạt động xuất bản phát triển tốt hơn.

Do cơ cấu tổ chức thay đổi như đã trình bàỵ ở trên, hệ thống các sở Thông tin và Truyền thông rất lúng túng trong việc tiếp nhận công việc mới; đội ngũ cán bộ thiếu và chưa thạo việc đã gây những khó khăn nhất định có tính khách quan đối với hoạt động xuất bản ở cơ sở. Mặt khác, cũng vì tách bộ nên công tác tổ chức cán bộ gặp nhiều khó khăn, biến động và hụt hẫng từ cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương xuống địa phương. Việc ghép hai khối cơ quan hoạt động chủ yếu là khoa học công nghệ với khối khoa học xã hội và nhân-văn đã làm cho nguồn cán bộ có thể điều động, bổ sung giữa các cơ quan quản lý bị hạn chế, thiếu hụt trầm trọng, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Do vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham mưu ở các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản là một vấn đề rất nghiêm túc và cấp bách. Đây là vấn đề có tính quyết định chất lượng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong thời gian tới.

Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm một cách nghiêm minh và có hiệu quả. Việc thanh tra, kiểm tra chống sách lậu cần được chú trọng hơn nữa trong cả hai lĩnh vực in và lĩnh vực phát hành, cần đưa ra những chế tài xử lý đủ mạnh nhằm răn đe, tiến tới ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn in lậu vốn đang rất nhức nhối trong dư luận xã hội trong thời gian qua. Cần phải xác định “in lậu” đang

như là một “quốc nạn” không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất bản mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và lòng tin của nhân dân đối với sự an toàn, an ninh và trật tự xã hội và quan hệ quốc tế.

Đối với công tác chỉđạo và quản lý hoạt động xuất bản ởđịa phương:

Cần làm rõ vai trò, vị trí và triển khai thực hiện tốt cơ chế lãnh đạo của Đảng về hoạt động xuất bản trong các cơ quan xuất bản. Chủ động đẩy mạnh việc phối kết hợp giữa cơ quan chỉ đạo và quản lý cấp trên gồm Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin - Truyền thông, theo dõi, giám sát hoạt động xuất bản trong phạm vi được phân công; các Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động xuất bản trên địa bản, đặc biệt là ở những địa phương có NXB, nắm bắt được đề tài và nội dung xuất bản. Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát đảm bảo nguyên tắc về tổ chức cán bộ của Ban Cán sự Đảng, tổ chức Đảng tại cơ sở. Mặt khác, củng cố, phát huy vai trò tổ chức Đảng cơ sở tại các cơ quan chủ quản, các đơn vị xuất bản, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động tại các đơn vị.

Các cơ quan chủ quản NXB cần tổ chức bộ phận chuyên trách giúp lãnh đạo cơ quan chủ quản làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển, đặc biệt là chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cơ chế trao đổi thông tin và định hướng nội dung tư tưởng trong hoạt động xuất bản. Xây dựng, hoàn thiện quy chế hoạt động giữa cơ quan chủ quản và NXB, công tác xây dựng và kiện toàn tổ chức Đảng, công tác thanh tra, kiểm tra, công tác tổ chức cán bộ, công tác thi đua, khen thưởng.

Nghiêm túc thực hiện quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc phối hợp trong công tác chỉ đạo, quản lý, NXB thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, xây dựng phương hướng hoạt động, bổ nhiệm miễn nhiệm lãnh đạo NXB; phối hợp giải quyết các vấn đề bất cập nảy sinh trong thực tiễn xuất bản.

Bện cạnh đó, cần phát huy vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam đối với hoạt động xuất bản như Chỉ thị 42-CT/TW đã chỉ rõ, tạo điều kiện để Hội có đủ khả năng và điều kiện tích cực và chủđộng tham gia vào công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động

xuất bản cũng nhưđể chăm lo đến việc giáo dục, bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức, nghiệp vụ cho hội viên và cho đội ngũ những người hoạt động xuất bản thuộc các tổ chức xuất bản, phát hành, các nhà sách, các công ty văn hóa trong cả nước.

Trong điều kiện của cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, vai trò và trách nhiệm của Hội Xuất bản cần được quan tâm và coi trọng đúng mức. Mặt khác, Hội cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tư vấn, giám định, phản biện đối với các vấn đề liên quan đến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động xuất bản. Hội Xuất bản Việt Nam cũng có điều kiện để tham gia thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm góp phần vào việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhất là khi Hội Xuất bản Việt Nam đã là một thành viên có uy tín và trách nhiệm thuộc các tổ chức Hiệp hội xuất bản Đông Nam Á, Hiệp hội Xuất bản châu Á - Thái Bình Dương.

Với những chức năng nói trên, việc xây dựng Hội Xuất bản Việt Nam trở thành một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm xuất bản Việt Nam, hoạt động theo tính chất một Hội đặc thù như Nghị định số 45/2010 của Chính phủ là yêu cầu và đòi hỏi chính đáng cần được Đảng, Nhà nước sớm xem xét và quyết định. Đồng thời, bản thân Hội Xuất bản Việt Nam và tổ chức các cấp của Hội cũng phải không ngừng phấn đấu vươn lên để có đủ điều kiện và khả năng góp phần tích cực và xứng đáng vào việc nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản, phấn đấu xây dựng ngành xuất bản Việt Nam trở thành một ngành xuất bản tiên tiến, hiện đại.

Đầu tư có trọng điểm, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với NXB, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm, từđó nâng cao năng lực toàn diện của các đơn vị hoạt động xuất bản.

Những đề xuất trong giải pháp này xuất phát từ quan điểm cho rằng chất lượng xuất bản phẩm phụ thuộc vào năng lực toàn diện của NXB chứ không phải cơ quan quản lý nhà nước. Đã có những ý kiến cho rằng tăng cường cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt đề cao vai trò của hậu kiểm sẽ nâng cao chất lượng xuất bản phẩm. Qua nghiên cứu thực tiễn xuất bản nước ta và một số nước, luận án cho rằng

NXB mới là nơi quyết định chất lượng xuất bản phẩm, nhất là khi xuất bản điện tử ra đời thời gian lan tỏa được tính bằng giây và không gian lan tỏa là không gian toàn cầu. Vì vậy, nếu cứ theo tư duy cũ là đắp những “con đê” để ngăn chặn xuất bản phẩm kém chất lượng, sẽ ít hiệu quả. Do đó, cần tập trung đầu tư toàn diện cho NXB để họ có đủ năng lực lựa chọn những tác phẩm tốt giới thiệu với công chúng.

Trong ba lĩnh vực xuất bản - in - phát hành xuất bản phẩm thì xuất bản là lĩnh vực cần lưu tâm nhất. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động xuất bản trong giai đoạn mới, các cơ quan, chủ quản, NXB cần hoàn thiện và kiện toàn bộ máy tổ chức của NXB theo hướng tinh gọn và chuyên nghiệp (sắp xếp, phân công đúng năng lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lý nội dung, cán bộ quản trị doanh nghiệp, các phòng ban chuyên môn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn). Trong đó, thực hiện nghiệm túc quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; rà soát, kiện toàn, bố trí đúng cán bộ lãnh đạo và đội ngũ biên tập viên trong ngành xuất bản; bảo đảm tiêu chuẩn về chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; kiên quyết thay thế những cán bộ quản lý, biên tập viên yếu kém về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, có quan điểm sai trái và khuyết điểm kéo dài. Đồng thời, chấn chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm, chỉđạo quản lý tốt các hoạt động kinh tế trong hoạt động xuất bản của đơn vị và cáchoạt động trong kinh doanh dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó, các NXB cần chủđộng và nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động của mình bằng các chiến lược cụ thể, có tầm nhìn xa; đầu tư và đổi mới dây chuyền công nghệ, quy trình sản xuất hiện đại phù hợp với yêu cầu sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt, cần tìm kiếm và đào tạo cho được những người “thuyền trưởng” thực sự có tài năng; có tư duy đổi mới, nhạy bén với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; dám làm - dám chịu trách nhiệm để dẫn dắt NXB, cơ sở in và phát hành đi đúng hướng và có thể sánh vai cùng các nền công nghiệp xuất bản phát triển trên thế giới. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc, mỗi NXB, đơn vị in và phát hành sách cần xây dựng cho mình một chiến lược dài hạn cùng với việc giữ vững và phát triển thương hiệu đang là yêu cầu cấp thiết trong quá trình hội nhập. Bên cạnh chiến lược chung, mỗi đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản cần

xây dựng cho mình một kế hoạch marketing trong kinh doanh là yêu cầu rất cấp bách nhằm nâng cao hiệu quảở mỗi đơn vị. Vì hoạt động marketing “dẫn dắt” toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra thị hiếu của bạn đọc; đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trong xây dựng chiến lược marketing, mỗi đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản cần xác định rõ mục tiêu, trong đó mục tiêu kinh doanh phải luôn gắn với mục tiêu phục vụ nhiệm vụ chính trị và xã hội; phân tích thị trường để nắm được những yếu tố vĩ mô, vi mô có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi phân tích được thị trường, nắm được nhu cầu của khách hàng, điểm mạnh - yếu của bản thân và của đối thủ, xu thế phát triển trong tương lai..., mỗi đơn vị cần hoạch định chiến lược nhằm phân chia thị trường cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Việc phân khúc thị trường giúp NXB, đơn vị phát hành xuất bản phẩm nhận ra những cơ hội kinh doanh mà các đối thủ khác chưa nhận ra, lựa chọn thị trường chủ đạo hoặc tiềm năng:.. Đồng thời, NXB cần xây dựng giải pháp, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược truyền thông.. để quảng bá các xuất bản phẩm đến bạn đọc trong và ngoài nước. Chiến lược marketing chỉ ra cho hoạt động xuất bản cần phải cạnh tranh như thế nào để thành công, điều gì cần làm và điều gì không nên làm.

Đối với hệ thống phát hành sách: Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và đa dạng về loại hình là động lực giúp hoạt động phát hành sách phát triển nhanh chóng và bám sát với thị trường trong suốt giai đoạn quá độ, nhưng trong điều kiện hội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 141)