Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý nhàn ước đối với hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 47)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý nhàn ước đối với hoạt động

2. Cấp, cấp lại, cấp đổi, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận đăng ký theo quy định của Luật Xuất bản và Nghịđịnh này.

3. Nhận, quản lý, tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật Xuất bản, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với XBP do mình cấp giấy phép xuất bản.

4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật.

5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.

Thứ tư: Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản xét theo quá trình quản lý, bao gồm: Xây dựng chiến lược, chính sách; Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật; Kiểm soát hoạt động xuất bản.

1.2.2. Mc tiêu và tiêu chí đánh giá qun lý nhà nước đối vi hot động xut bn xut bn

1.2.2.1. Mục tiêu

Thứ nhất, hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

Tương ứng với từng thời kỳ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, Đảng ta có những chủ trương, đường lối trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Sau khi những chủ trương, đường lối ra đời, các văn bản pháp luật của Nhà nước sẽ thể chế hóa và ghi nhận các chủ trương, đường lối đó vào trong các chế định, các quy định pháp luật về xuất bản. Khi các chủ trương, đường lối của Đảng đã thể chế hóa vào pháp luật, một mặt, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện chúng trong thực tế bằng các hoạt động chuyên môn. Mặt khác, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quy định của pháp luật đó thông qua các hoạt động thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là tin học đã dẫn đến sự phát triển nhảy vọt trong ngành in và xuất bản với sựđa dạng của loại hình xuất bản phẩm, nhiều quan hệ xã hội mới được hình thành trong hoạt động xuất bản. Sách xấu xuất hiện và lưu hành tràn lan trên thị trường, tình trạng thương mại hóa đã trở thành xu thế trong hoạt động xuất bản, gây tác hại không nhỏ tới nhận thức, tư tưởng, tình cảm và đời sống tinh thần của nhân dân. Trong khi đó, các cơ quan nhà nước liên quan buông lỏng quản lý, thiếu những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và lập lại trật tự. Để thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động xuất bản thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết TW 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý xuất bản và chất lượng xuất bản phẩm. Bên cạnh đó, trong xu thế giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, việc giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc là rất cần thiết.

Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản có vai trò rất quan trọng, làm tiền đề để thực hiện các vai trò khác trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Vai trò này không được thực hiện tốt thì hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản cũng không thể triển khai tốt các vai trò khác. Để quản lý hoạt động xuất bản có hiệu quả, trước hết các chủ trương, chính sách phải phản ánh được những đòi hỏi của thực tiễn khách quan, của xu thế phát triển.

Thứ hai, góp phần nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất bản đã khởi sắc và có một diện mạo mới, phục vụ tốt đời sống tinh thần của nhân dân với những xuất bản phẩm phong phú về nội dung và hình thức. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị

trường đã thúc ép các chủ thể xuất bản chỉ chú ý tới các xuất bản phẩm có khả năng thanh toán, đẩy hoạt động xuất bản tìm kiếm các khả năng thanh toán có lợi nhuận cao, không lường đến hậu quả chính trị, xã hội có thể xảy ra. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản là phải hạn chếđến mức tối đa các hoạt động xuất bản chạy theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần, đặc biệt là phải ngăn chặn xu hướng thương mại hóa hoạt động xuất bản. Nếu chúng ta quản lý tốt hoạt động xuất bản, ngăn chặn được xu hướng thương mại hóa sẽ bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng xuất bản phẩm. Họ được hưởng thụ các xuất bản phẩm có chất lượng cao trong nội dung và hình thức. Như vậy, pháp luật phải quy định cụ thể, rõ ràng các tiêu chuẩn về nội dung kỹ thuật, mỹ thuật của xuất bản phẩm. Riêng nội dung, phải có những điều khoản cấm đoán nhằm ngăn chặn những xuất bản phẩm độc hại, không có lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...

Thứ ba, bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

Hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa tinh thần được xã hội xếp vào loại lao động đặc biệt. Các quốc gia trên thế giới đều coi các sản phẩm của trí tuệ là tài sản. Vì vậy, các tác giả được bảo hộ quyền sở hữu. Berne là công ước quốc tế đầu tiên về quyền tác giả, dưới sự điều hành của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) ra đời từ năm 1886 (là tổ chức của Liên hợp quốc từ 1974) để bảo vệ quyền tác giả thuộc hơn 100 nước thành viên. Ngày 7 tháng 6 năm 2004, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có Quyết định số 332/2004/QĐ-CTN về việc Việt Nam tham gia Công ước Berne, trở thành quốc gia thứ 156 tham gia Công ước và Công ước này có hiệu lực thi hành đối với Việt Nam từ ngày 26/10/2004.

Ở Việt Nam, pháp luật là phương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người bằng lao động của mình đã sáng tạo ra tác phẩm. Các quy định về quyền của người sáng tạo, người quản lý và các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ các quyền đó, cùng với các quy định về cơ chếđảm bảo thực hiện, là cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ quyền sở hữu tác phẩm. Các tác giảđược Nhà nước tạo phương tiện để đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Các tranh chấp về quyền tác giả, các hành vi

xâm hại lợi ích vật chất và tinh thần của tác giảđược xét xử tại Tòa án dân sự. Như vậy, thông qua việc bảo hộ quyền tác giả, Nhà nước tiếp tục khuyến khích năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ, trí thức để có nhiều sản phẩm văn hóa tinh thần có giá trị phục vụ xã hội.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản.

Xuất bản phải trở thành một ngành kinh tế tri thức mũi nhọn như các ngành công nghiệp không khói khác.

1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá

Dựa trên mô hình các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước của Ngân hàng Phát triển châu Á [25], luận án xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản như sau:

Tính hiệu lực. Hiệu lực của quản lý nhà nước thể hiện khả năng tác động của Nhà nước đến hoạt động xuất bản và sự chấp hành của các NXB, cơ sở in và phát hành với tư cách là đối tượng quản lý. Theo nghĩa rộng, hiệu lực của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản thể hiện ở việc: (i) Nhà nước, trực tiếp là Bộ TTTT xác định đúng mục đích, mục tiêu quản lý đối với hoạt động xuất bản và thực hiện được mục đích, mục tiêu đó; (ii) Các NXB, cơ sở in và phát hành thực hiện nghiêm túc kế hoạch, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Theo nghĩa hẹp, hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thực tế quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản đã đạt được với mục tiêu quản lý đề ra hay không.

Tính hiệu quả. Hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thực tế mà quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản đã đạt được với các chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản là cao khi hoạt động quản lý nhà nước hoàn thành các mục tiêu quản lý đề ra với chi phí thấp nhất hoặc quản lý nhà nước đạt được kết quả cao nhất với chi phí nhất định về các nguồn lực. Vì hiệu quả của quản lý nhà nước khó có thểđo lường trực tiếp hoặc định lượng được nên hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản có thểđược đánh giá thông qua hiệu quả của

các NXB, cơ sở in và phát hành và chất lượng của các sách xuất bản, mức độ hài lòng của độc giảđối với sản phẩm của các NXB, cơ sở in và phát hành.

Tính phù hợp của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản thể hiện: (i) Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản có phù hợp với trình độ phát triển của xã hội không, có đáp ứng được nhu cầu đọc sách ngày càng cao của xã hội hay không; (ii) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản có làm cho hoạt động xuất bản trở thành ngành kinh tế phát triển như các nước tiên tiến trên thế giới hay không; (iii) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản có làm cho hoạt động xuất bản phát triển phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước hay không, có góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hay không; (iv) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản có làm cho hoạt động xuất bản phát triển phù hợp với thời đại toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay hay không.

Tính bền vững của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản thể hiện: (i) Những ảnh hưởng của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản là tích cực và ổn định trong một thời gian dài; (ii) Các NXB, cơ sở in và phát hành yên tâm với các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, từ đó tích cực đầu tư cho hoạt động xuất bản; (iii) Nhà nước bảo vệ lợi ích của các NXB, cơ sở in và phát hành chống các hành vi làm giả, làm lậu, xâm phạm bản quyền của tác giả và các NXB, cơ sở in và phát hành.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)