Nội dung quản lý nhàn ước đối với hoạt động xuất bản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 51)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3. Nội dung quản lý nhàn ước đối với hoạt động xuất bản

Quản lý nhà nước đối với xuất bản là thể hiện quyền lực của nhà nước trong lĩnh vực này. Nội dung của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản bao gồm rất nhiều nội dung cụ thể trong quản lý từng khâu hoạt động xuất bản và các cấp quản lý nhà nước khác nhau. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản được xác định trên các cơ sở khoa học sau: Thứ nhất, có nhiều cách tiếp cận quản lý, trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, nghiên cứu sinh chọn cách tiếp cận theo quy trình quản lý để nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Thứ hai, hoạt động xuất bản không phải là hoạt động kinh tế kỹ thuật đơn thuần, nó vừa thuộc lĩnh vực kinh tế, vừa thuộc lĩnh vực văn hóa tư

tưởng. Do vậy, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản có những đặc thù nhất định nhưng không nằm ngoài các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Thứ ba, nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản phải nhằm thực hiện mục tiêu của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Từ những căn cứ trên, nghiên cứu sinh xác định nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản bao gồm:

1.2.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch đối với hoạt động xuất bản

Trong hệ thống công cụ quản lý, kế hoạch là một công cụ chủ yếu và đóng vai trò quan trọng, bởi nó hỗ trợ cho tổ chức sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực hạn chế và đối phó với tính không chắc chắn của môi trường [39, trang 350]. Chiến lược hoạt động xuất bản là một loại kế hoạch đặc biệt quan trọng và có quy mô lớn, xác định các mục tiêu tổng thể và các giải pháp cơ bản và dài hạn của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Đó là việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược, chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản dựa trên phân tích cơ hội, thách thức từ môi trường, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động xuất bản. Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển hoạt động xuất bản phải phù hợp với định hướng của Đảng đối với hoạt động này, phản ánh ý đồ, mục tiêu của Nhà nước và kế hoạch hành động dài hạn đểđạt mục tiêu của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản.

Nếu chiến lược là vạch ra các đường nét hướng đạo cho sự phát triển trong thời gian dài thì quy hoạch thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược theo không gian và thời gian nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cao và phát triển bền vững. Trên thực tế, quy hoạch là sự cụ thể hóa chiến lược cả về mục tiêu và giải pháp. Quy hoạch cũng như chiến lược, xét cho cùng vẫn là định hướng, là luận chứng về tính tất yếu, hợp lý cho sự phát triển và tổ chức không gian kinh tế xã hội dài hạn dựa trên sự bố trí hợp lý, bền vững kết cấu hạ tầng vật chất, kỹ thuật phù hợp với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái,v.v. [3, trang 350]. Chiến lược, quy hoạch phát triển hoạt động xuất bản phải bao gồm các nội dung sau:

Xây dng chiến lược phát trin hot động xut bn

Trong cả nước bảo đảm sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng giữa các khâu xuất bản, giữa các loại sách, mảng sách trong quan hệ với kinh tế, chính trị và các hoạt động văn hóa khác, theo định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước hiện nay, tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan xuất bản thực hiện chiến lược đó. Thông qua chiến lược này, Nhà nước hoạch định hoạt động xuất bản qua việc xây dựng chiến lược thông tin quốc gia và quy hoạch phát triển xuất bản dựa trên những quan điểm cơ bản như: phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật, phát triển đi đôi với quản lý tốt, gắn sự phát triển với những thành tựu mới của công nghệ tin học, thông tin, viễn thông, giảm dần sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền, bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra, “Xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển; Chính phủ tập trung vào việc hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng giải pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội… Về cơ bản, Nhà nước cụ thể hóa công tác hoạch định để định hướng và phát triển hoạt động xuất bản.

Đây là nội dung quan trọng hàng đầu của quản lý nhà nước vì Nhà nước là người đại diện cho lợi ích công cộng của xã hội, của toàn thể nhân dân và dân tộc. Tác động của quản lý Nhà nước là tác động ở tầm vĩ mô, trên phạm vi toàn xã hội. Chỉ có Nhà nước mới nắm được tình hình chung về kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước, nắm được nhu cầu và tiềm năng phát triển của các lĩnh vực. Do vậy, xây dựng phát triển chiến lược toàn bộ sự nghiệp hoạt động xuất bản đểđảm bảo sự phát triển cân đối, nhịp nhàng của nó với kinh tế, chính trị và các lĩnh vực văn hóa khác là trách nhiệm và nội dung của quản lý nhà nước.

Chiến lược phát triển hoạt động xuất bản được xác định thông qua việc xây dựng các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành. Quy hoạch phát triển hoạt động xuất bản gồm: các dự án xây dựng cơ cấu tổ chức tổng thể của ngành (chủ yếu

là lực lượng xuất bản chuyên nghiệp); dự án phát triển cơ cấu các loại sách nhằm đáp ứng các yêu cầu xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Tổ chức mạng lưới xuất bản phải đảm bảo sự phát triển cân đối giữa xuất bản, in, phát hành, giữa hoạt động xuất bản với trình độ phát triển kinh tế và văn hóa, giữa các vùng miền của đất nước, giữa phục vụ nhiệm vụ chính trị với việc xây dựng phát triển nền văn hóa dân tộc… Dự án phát triển các cơ cấu loại sách phải xây dựng trên cơ sở chiến lược phát triển văn hóa tinh thần của Đảng, đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng trên cơ sở tuân thủ các quy luật kinh tế - văn hóa. Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới xuất bản hợp lý còn phải bảo đảm tránh được sự trùng chéo giữa Trung ương và địa phương, sự mất cân đối giữa các khu vực, trong hoạt động xuất bản. Ngoài ra, chiến lược phát triển hoạt động xuất bản còn bao hàm cả việc xây dựng và chỉ đạo quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của ngành, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về xuất bản.

Mc tiêu ca hot động xut bn

Trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản, cần xác định mục tiêu chiến lược của hoạt động xuất bản là gì? Xác định mục tiêu chính là để trả lời câu hỏi “hoạt động xuất bản sẽ phát triển như thế nào?”, đây là việc xác định cụ thểđiểm mốc cần đạt tới trong từng khoảng thời gian nhất định.

Mục tiêu chiến lược của hoạt động xuất bản phải phản ánh được các bước phát triển của hoạt động xuất bản. Mục đích của việc xác định mục tiêu là chuyển hóa các kế hoạch chiến lược phát triển hoạt động xuất bản thành các kết quả mong muốn của hoạt động xuất bản có thểđịnh lượng, đo lường được.

Các gii pháp để thc hin mc tiêu

Chiến lược, quy hoạch phát triển hoạt động xuất bản phải đề ra các giải pháp dài hạn để thực hiện mục tiêu đã xác định. Giải pháp phải nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể và hành động thiết thực để thực hiện chiến lược, khi nào và ai là người chịu trách nhiệm thực hiện. Kế hoạch hành động nhằm tổ chức thực thi chiến lược cần có tính khả thi trong điều kiện giới hạn về thời gian và nguồn lực [39, trang 429].

1.2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản

a) Quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xuất bản

Từ ngày thành lập, ngành xuất bản luôn được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Ngày 23/11/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 172-CT/TW “về công tác xuất bản”. Nội dung chỉ thị chủ yếu nhằm kịp thời cải tạo các tổ chức in và xuất bản tư nhân và loại trừ XBP lạc hậu, phản động sau chiến tranh chống Pháp. Trong giai đoạn đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng cũng ban hành nhiều văn bản chỉđạo hoạt động xuất bản như Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31/2/1992, Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17/10/1997. Đây là những văn bản quan trọng định hướng cho từng giai đoạn phát triển của ngành xuất bản trong tiến trình đổi mới. Tuy nhiên, hầu hết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thường gộp cả hai lĩnh vực báo chí - xuất bản (xuất bản gồm ba lĩnh vực: xuất bản - in - phát hành) và nội dung các văn bản vẫn dành riêng cho báo chí là chính, vì vậy chưa thật sự làm rõ được những đặc điểm riêng, tính đặc thù và chưa thật sát với thực tiễn của hoạt động xuất bản.

Ngày 25/8/2004, Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản đã được ban hành, là chỉ thịđầu tiên của Ban Bí thư Trung ương ban hành, chỉ đạo một cách sâu sắc, toàn diện về công tác xuất bản, thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với công tác xuất bản, trong đó khẳng định một số quan điểm rất rõ ràng sau:

- Sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Hoạt động xuất bản có nhiệm vụ tích lũy và truyền bá các giá trị tinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học của xã hội; xây dựng đạo đức, lối sống và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam; góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành xã hội học tập.

- Hoạt động xuất bản phải chăm lo bảo vệ, khẳng định và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, lạc hậu.

Chỉ thị 42-CT/TW cũng khẳng định hoạt động xuất bản phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc. Ngoài ra, cũng cần xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đây là quan điểm cơ bản nhất, đồng thời cũng là định hướng chiến lược của Đảng về phát triển ngành xuất bản Việt Nam trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chủ động tích cực hội nhập quốc tế. Các cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản, lãnh đạo các nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành XBP cần quán triệt và thực hiện hai định hướng lớn của Đảng về hoạt động xuất bản, phải nhận thức đầy đủ vai trò và bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ lớn:

- Truyền bá, bảo vệ, phát huy và góp phần khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng cho toàn xã hội và tham gia phổ biến, đưa đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào đời sống xã hội.

- Bảo đảm và không ngừng nâng cao tính tư tưởng, tính khoa học, chất lượng giáo dục, văn hóa và sựđa dạng, hấp dẫn của XBP, đáp ứng dầy đủ các nhu cầu ngày càng cao về XBP của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của các lĩnh vực trọng yếu của đời sống và của con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Xây dựng một cơ cấu sách hợp lý, phát triển toàn diện.

- Trực tiếp tham gia xây dựng và phát triển nền tảng tri thức của dân tộc, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nguồn nhân lực và nhân tài, góp phần xây dựng cả nước thành một xã hội học tập.

- Khẳng định, biểu dương cái mới, nhân tố mới, bản sắc và tinh hoa văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam thời kỳ mới, đấu tranh

với các quan điểm sai trái, thù địch, phản động, chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, sự xuống cấp về lối sống, đạo đức, các thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội…

- Phát triển cả về quy mô, năng lực, tiềm lực, hiện đại hóa mô hình, chuyên nghiệp hóa và xã hội hóa hoạt động xuất bản, xây dựng ngành xuất bản thành ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện và vững chắc.

b) Xây dựng quy định pháp luật xuất bản

Xuất bản phẩm là sản phẩm của hoạt động xuất bản, có thuộc tính riêng và có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội. Vì vậy, pháp luật về xuất bản phải có quy phạm phù hợp để điều chỉnh, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt trái, cũng như ngăn ngừa sựđộc hại từ nội dung của xuất bản phẩm.

Thứ nhất, các quy định chung về xuất bản, gồm:

- Khái niệm về xuất bản phẩm cần được định nghĩa rõ ràng. Trong đó phải chứa đựng các đặc trưng cơ bản, là thuộc tính của xuất bản phẩm. Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt, nhằm phân biệt xuất bản phẩm với một số loại hình gần gũi với xuất bản như báo chí, điện ảnh, video, truyền hình. Mặt khác, sự chuẩn xác trong kỹ thuật lập pháp, đảm bảo cho quá trình hoạt động hành chính và tư pháp đạt hiệu quả cao trong việc thi hành pháp luật.

- Các chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản gồm các quy định về chính sách bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm và bảo hộ quyền tác giả, chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản.

Các quy định này được ghi nhận trong Luật Xuất bản 2012 và một số văn bản hướng dẫn chi tiết và thi hành Luật Xuất bản.

Thứ hai, các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức đối với hoạt động xuất bản, gồm:

- Quyền phổ biến tác phẩm và quyền tác giả bao gồm các quyền của chủ thể tham gia quan hệ quyền tác giả với hai nhóm quyền cơ bản là quyền nhân thân và quyền tài sản.

- Quyền phê bình XBP, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và tổ chức khi xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và làm thiệt hại lợi ích của mình. Các hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản.

Đi cùng với các nhóm quyền trên là các nghĩa vụ. Các quy định về quyền và nghĩa vụ này chủ yếu được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Xuất bản, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)