Hoàn thiện kiểm soát

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 152)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.4.Hoàn thiện kiểm soát

Sách truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thời gian tới nên việc xử lý vi phạm vẫn phải tập trung vào nhóm xuất bản phẩm in trên giấy. Các xuất bản phẩm xuất bản trên mạng chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng mức độ vi phạm lại phổ biến hơn, khó kiểm soát và có tốc độ lan truyền nhanh hơn. Vì vậy, không thể coi nhẹ nhóm xuất bản phẩm này. Đặc biệt, việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để xử lý nhóm xuất bản phẩm vi phạm dạng này là rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi đầu tư tốn kém và có một đội ngũ nhân sự vừa tinh thông về công nghệ thông tin, lại vừa có sự nhạy bén chính trị và nền tảng văn hóa cao [24]. Việc xử lý các xuất

bản phẩm vi phạm cần đề cao tính nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng phải coi trọng hiệu quả xã hội, đặc biệt với các vấn đề phức tạp, nhạy cảm nếu xử lý không tốt sẽ gây ra những hậu quả không có lợi không chỉ trong nước mà còn bị các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng, xuyên tạc. Đối với các vi phạm loại này cần tạo ra sự đồng thuận cao và trao đổi kỹ với các cơ quan chức năng để áp dụng các biện pháp thích hợp.

Hình 3.2. Câu hỏi khảo sát 7.7

(Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS)

Cần tăng cường chế tài xử phạt các hành vi sản xuất, tiêu thụ sách giả sách lậu. Khảo sát của nghiên cứu sinh đã cho thấy giới làm sách đang vô cùng bức xúc trước tình trạng sách giả sách lậu tràn lan như hiện nay, trên 80% người được hỏi đồng ý với đề nghị cần xử lý hình sựđối với hành vi sản xuất và buôn bán sách giả, sách lậu nhưđối với hàng giả hàng lậu thông thường.

Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện cho các NXB phát triển đúng định hướng, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, tránh thương mại hóa và chịu sức ép của kinh tế thị trường. Cần đào tạo đội ngũ biên tập tại các NXB có đủ trình độ, bản lĩnh chính trị và tâm huyết với ngành, cung cấp các thông tin thường xuyên để cán bộ làm công tác xuất bản nắm vững và xử lý khéo léo những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, tránh xảy ra sai sót vì thiếu thông tin.

Kết lun Chương 3

Dựa trên các kết quả nghiên cứu tại chương 2, trong chương này, luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản:

- Đầu tiên , luận án đã đưa ra dự báo về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong thời gian tới, đó là sự phát triển của nhu cầu và thói quen đọc sách; sự thay thế của các phương tiện đọc sách mới, các phương tiện xuất bản online, tức thời cũng đặt ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản.

- Luận án nêu ra các quan điểm về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản từ vị trí, vai trò của hoạt động xuất bản cho đến vấn đề xã hội hóa hiện nay đối với hoạt động xuất bản.

- Luận án đưa ra 4 nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, bao gồm: nhóm giải pháp hoàn thiện chiến lược quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách, quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản; nhóm giải pháp hoàn thiện cách thức tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản và nhóm giải pháp kiểm soát hoạt động xuất bản. Các nhóm giải pháp này được phân chia dựa trên cơ sở phân tích thực trạng của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản đã được phân tích tại chương 2.

KT LUN

Bám sát mục tiêu đặt ra ban đầu, luận án đã làm rõ được các vấn đề sau:

- Tổng quan và hệ thống hoá các nghiên cứu đi trước liên quan đến xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản; phát triển có chọn lọc cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản.

- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm, đặc điểm của hoạt động xuất bản, các loại hình xuất bản phẩm và khái quát được quy trình xuất bản. Từđó, luận án đã chỉ rõ mục tiêu của hoạt động xuất bản và các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản.

- Luận án phân tích rõ nội dung của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản theo quy trình quản lý, bao gồm: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản; tổ chức thực hiện chính sách và các quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản; kiểm soát hoạt động xuất bản. Luận án cũng chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản.

- Luận án đã giới thiệu sơ lược về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở một số nước và rút ra được các kinh nghiệm cho quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam.

- Luận án đã trình bày thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản theo quy trình quản lý, bao gồm: công tác xây dựng chiến lược, chính sách và quy định pháp luật; công tác tổ chức thực hiện chính sách, quy định pháp luật và công tác kiểm soát hoạt động xuất bản.

- Dựa trên các số liệu thứ cấp từ báo cáo hàng năm của Cục XBIPH và các số liệu sơ cấp từ khảo sát của NCS, luận án đã chỉ rõ thực trạng và đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay theo các tiêu chí của quản lý nhà nước bao gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững của quản lý nhà nước.

với hoạt động xuất bản hiện nay, từ đó chỉ ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan của những điểm yếu, làm cơ sở cho các đề xuất của luận án.

- Dựa trên các kết quả nghiên cứu tại chương 2, luận án đã đưa ra dự báo về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong thời gian tới và 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong thời gian tới. Các nhóm giải pháp này được phân chia dựa trên cơ sở phân tích thực trạng của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản đã được nghiên cứu tại chương 1 và chương 2 của luận án.

Bên cạnh những kết quả của luận án, tác giả nhận thấy còn một số nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu. Đây cũng là nội dung nghiên cứu của tác giả trong thời gian tới. Các nội dung đó bao gồm:

- Thứ nhất, đi sâu vào nghiên cứu mô hình và phương thức hoạt động của một nhóm NXB cụ thể, ví dụ nhóm NXB thuộc các trường đại học với các xuất bản phẩm chuyên biệt chủ yếu là sách nghiên cứu khoa học.

- Thứ hai, nghiên cứu sâu về quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa lĩnh vực xuất bản, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này trong khi vẫn đảm bảo yêu cầu của quản lý nhà nước trong tình hình mới.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Anh Tú (2009), "Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản", Tạp chíTạp chí Kinh tế và Phát triển, (Số tháng 06/2009). 2. Nguyễn Anh Tú (2011), "Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong lĩnh

vực xuất bản", Kỷ yếuHội thảo quốc gia: Quản lý nhà nước với hội nhập và phát triển.

3. Nguyễn Anh Tú (2011), "Quản lý nhà nước bằng công cụ pháp luật về thực thi quyền tác giả tại Việt nam", Tạp chí Tạp chí kinh tế và phát triển, (Số tháng 8/2011).

4. Nguyễn Anh Tú (2013), "Hoàn thiện quy định về quyền tác giả tại các trường đại học ở Việt Nam", Tạp chí Tạp chí kinh tế và phát triển, (Số tháng 11/2013).

5. Nguyễn Anh Tú (đồng tác giả) (2014), Quyền tác giả ở Việt Nam - Pháp luật và thực thi, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

TÀI LIU THAM KHO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Việt

1. Ban Bí thư (2004), Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 25/8/2004 về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.

2.Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Tài liệu Hội thảo xây dựng mô hình nhà xuất bản.

3. Chu Hồng Thanh (2012), Góp ý dự thảo luật xuất bản sửa đổi, Tham luận tại Hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia về dự án luật xuất bản (sửa đổi) do Văn phòng Quốc hội tổ chức.

4. Chủ tịch nước (1957), Sắc luật số 003/SL (1957) ngày 18/6/1957 về quyền tự do xuất bản.

5. Cục Sở hữu trí tuệ (2011), Báo cáo số 104/BC-SHTT ngày 11/1/2011 tổng kết công tác năm 2010 và phương hướng công tác năm 2011 về sở hữu trí tuệ.

6. Cục Xuất bản (2009a), Nghiên cứu đánh giá nhu cầu đọc sách đểđịnh hướng xuất bản phục vụ bạn đọc, góp phần phát triển văn hoá đọc tại các vùng miền, Đề tài khoa học cấp Bộ.

7. Cục xuất bản (2009b), Một số vấn đề về cơ chế, chính sách đối với NXB, kiến nghị

và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo: Hội nghị xây dựng mô hình NXB trước yêu cầu mới.

8. Cục Xuất bản (2010), Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức và cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động xuất bản, Đề tài khoa học cấp Bộ.

9. Cục Xuất bản (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013.

10. Đinh Văn Mậu Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn (2010), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

11. Đỗ Hoàng Toàn Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12. Đỗ Hữu Quyết (2009), Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, [Truy cập ngày 10/6/2009], từ liên kết:

http://www.sbcvtthanhhoa.gov.vn/?mod=view.news&id=1042&cat=82

13. Đỗ Quý Doãn (2008), Hoạt động báo chí, xuất bản và công tác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản hiện nay, Tạp chíTạp chí Cộng sản, Số 11 (155) năm 2008.

14. Đỗ Quý Doãn (2009), Công tác chỉđạo, quản lý báo chí, xuất bản và những định hướng trong thời gian tới, Tạp chíTạp chí Cộng sản, Số 12 (180) năm 2009. 15. Đỗ Thị Hải Hà (2007), Quản lý dịch vụ công, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội.

16. Đỗ Thị Quyên (2008), Nghiên cứu vấn đề quản lý thị trường xuất bản phẩm ở

Việt Nam từ năm 1993 đến nay, Luận án TS Văn hoá học, Hà Nội.

17. Đỗ Thị Quyên (2012), Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động phát hành xuất bản phẩm trong dự thảo luật xuất bản sửa đổi,

Tham luận tại Hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia về dự án luật xuất bản (sửa

đổi) do Văn phòng Quốc hội tổ chức.

18. Đường Vinh Sường (1993), 'Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động của các nhà xuất bản trong bước chuyển sang cơ chế thị trường', Luận án PTS kinh tế, Hà Nội.

19. Giang Thiệu Thanh (2007), Từ điển xuất bản, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

20. Hội đồng khoa học các cơ quan trung ương (2010), Hoạt động xuất bản tại các tỉnh phía nam - Thực trạng và giải pháp, Báo cáo khoa học cấp Bộ.

21. Hùng Hải (2008), Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp uỷĐảng, các cơ quan quản lý nhà nước và cả xã hội về vị trí, vai trò của hoạt động xuất bản, Tạp chí Tạp chí Cộng sản, Số 5 (149) năm 2008.

22. Khuất Duy Hải (1994), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức quản lý ở các NXB nước ta hiện nay, Luận án PTS kinh tế, Hà Nội.

23. Lương Xuân Quỳ và Đỗ Đức Bình (2009), Thể chế kinh tế của nhà nước Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Lý Bá Toàn (2010), Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức và cơ chế chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động xuất bản, Đề tài khoa học cấp Bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25. Ngân hàng Phát triển Châu Á S.Chiavo-Campo, P.S.A.Sundaram (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Ngô Tuấn Nghĩa (2006), Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Tạp chíTạp chí Lý luận chính trị, Số tháng 1-2006.

27. Ngô Văn Hiệp (2005), Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản, thực trạng và giải pháp, Tạp chíTạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 12 (165-2005).

28. Nguyễn An Tiêm (2013), Tổ chức, quản lý và chính sách xuất bản của một số

quốc gia - kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự

thật, Hà Nội

29. Nguyễn Anh Tú (2009), Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, Tạp chíTạp chí Kinh tế và Phát triển, Số tháng 06/2009.

30. Nguyễn Anh Tú (2011a), 'Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản', Kỷ yếu hội thảo: Hội thảo quốc gia Quản lý nhà nước với hội nhập và phát triển.

31. Nguyễn Anh Tú (2011b), Quản lý nhà nước bằng công cụ pháp luật về thực thi quyền tác giả tại Việt nam, Tạp chíTạp chí kinh tế và phát triển, Số (8/2011). 32. Nguyễn Anh Tú (2011c), Đánh giá về hiệu quả quản lý của nhà nước việt nam

thông qua pháp luật về quyền tác giả, những bất cập trong thực thi quyền tác giả

và vấn đề hoàn thiện pháp luật về quyền tác giả tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học.

33. Nguyễn Duy Hùng (2009), Mô hình NXB của một số nước và mấy suy nghĩ về mô hình NXB ở Việt nam, Tham luận tại Hội nghị xây dựng mô hình NXB trước yêu cầu mới do Ban tuyên giáo TW tổ chức.

34. Nguyễn Hồng Vinh, Nguyễn Kiểm, Hoàng Phong Hà, Trần Đoàn Lâm, Nguyễn Thế Kỷ, Đường Vinh Sường, Trần Văn Hải, Nguyễn Quý Thao, Vi Quang Thọ, Võ Tử Thành, (2012), Xuất bản Việt nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội.

35. Nguyễn Kiểm (2010), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và pháp lý nâng cao hiệu quả xử lý xuất bản phẩm vi phạm pháp luật, Đề tài khoa học cấp Bộ. 36. Nguyễn Kiểm (2011), Báo cáo về thực trạng hoạt động xuất bản những năm gần

đây, Lớp bồi dưỡng kiến thưc về xuất bản tháng 11 năm 2011.

37. Nguyễn Minh Thuyết (2012), Luật xuất bản sửa đổi: mở và khép đều chưa hợp , Tham luận tại Hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia về dự án luật xuất bản (sửa đổi) do Văn phòng Quốc hội tổ chức.

38. Nguyễn Thế Kỷ (2009), Những thành tựu đáng ghi nhận của báo chí - xuất bản năm 2008, Tạp chíTạp chí Cộng sản, Số 4 (172) năm 2009.

39. Nguyễn Thị Ngọc Huyền Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà, (2014), Giáo trình Quản lý học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

40. Phạm Thị Thanh Tâm (1996), Kinh doanh xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường

41. Phạm Thị Thu (2013), Lý luận nghiệp vụ xuất bản, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

42. Phạm Thị Xuân Thủy (2009), Nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất bản, Đề tài NCKH cấp Bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 152)