6. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Trung Quốc
Ở Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, định hướng nội dung xuất bản phẩm do Bộ Tuyên truyền Trung ương (Trung Quốc) và Ban Tuyên giáo Trung ương (Việt Nam) chỉ đạo. Về mặt mô hình và cơ chế hoạt động, ngành xuất bản Trung Quốc không khác Việt Nam mấy, trừ các loại hình như: Tập đoàn xuất bản và Công ty xuất bản lên sàn là điều đặc sắc của Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc có khoảng hơn 2000 NXB hoạt động theo nhiều loại hình tổ chức khác nhau như: NXB là cơ quan xuất bản của Đảng; NXB là doanh nghiệp, trong đó có những tập đoàn xuất bản lớn bao gồm cả xuất bản, báo chí, truyền thông.
Trung Quốc xác định: Sự nghiệp xuất bản của Trung Quốc khác nhau căn bản với sự nghiệp xuất bản của các nước tư bản chủ nghĩa, là bộ phận cấu thành của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo, phải kiên trì phương châm cơ bản vì nhân dân phục vụ, vì chủ nghĩa xã hội phục vụ, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, truyền bá các tri thức về kỹ thuật và văn hóa có lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội, làm phong phú thêm đời sống của nhân dân.
Ngày 25/12/2001, Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã thông qua Sắc lệnh số 343 vềĐiều lệ quản lý xuất bản của Trung Quốc. Điều 4 Điều lệ quản lý xuất bản của Trung Quốc quy định: “Hoạt động xuất bản phải đặt lợi ích xã hội lên hàng đầu, thực hiện sự kết hợp giữa lợi ích xã hội với lợi ích kinh tế”.
Theo điều lệ quản lý xuất bản, các ấn phẩm dưới dạng báo giấy, ấn phẩm đăng tải định kỳ, sách, ấn phẩm hình ảnh, báo điện tử đều do đơn vị xuất bản chịu trách nhiệm xuất bản. Đơn vị xuất bản theo quy định của điều này bao gồm tòa soạn báo, tòa soạn báo đăng tải định kỳ, NXB sách, NXB ấn phẩm hình ảnh, NXB sản
phẩm xuất bản số. Cơ quan hành chính xuất bản của Quốc vụ viện sẽ quy hoạch, định hướng về số lượng, cơ cấu, bộ máy tổ chức của các đơn vị xuất bản trong cả nước, cùng hỗ trợ phát triển sự nghiệp xuất bản (Điều 10).
Để thành lập đơn vị xuất bản, cơ quan chủ quản của đơn vị xuất bản phải xin phép cơ quan hành chính xuất bản của chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu tự trị; sau khi cơ quan hành chính xuất bản của chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu tự trị kiểm tra và đồng ý sẽ báo cáo lên cơ quan hành chính xuất bản của Quốc vụ viện trình duyệt (Điều 12).
Giống như ở Việt Nam, các đơn vị xuất bản sách ở Trung Quốc trước khi phát hành cũng phải lưu chiểu cho Thư viện quốc gia và cơ quan hành chính xuất bản của Quốc vụ viện.
Trung Quốc kiên trì phương châm “Lợi ích xã hội là số 1”, là nguyên tắc căn bản trong việc phát triển ngành xuất bản. Các đơn vị xuất bản bất cứ lúc nào cũng phải kiên trì đặt lợi ích xã hội lên hàng đầu, kiên quyết ngăn chặn và chỉnh đốn những hiện tượng không tốt, coi thường lợi ích xã hội, kiên trì phát triển văn hóa tiên tiến của chủ nghĩa xã hội, thực hiện quản lý đối với công tác xuất bản bằng những công cụ pháp lý, đảm bảo phương hướng phát triển đúng đắn của công tác xuất bản.
Trọng điểm chiến lược phát triển ngành xuất bản thông tin Trung Quốc là nỗ lực xây dựng hệ thống phục vụ xuất bản thông tin công cộng, lấy mục tiêu đáp ứng nhu cầu văn hóa cơ bản của đông đảo quần chúng nhân dân và sự phát triển giữa thành phố, nông thôn, giữa các khu vực, nhằm tạo nên một hệ thống xuất bản thông tin công cộng được quy hoạch hợp lý và đạt hiệu quả cao. Đểđạt được mục tiêu đó, Trung Quốc đã quan tâm xây dựng và sử dụng tốt “Quỹ xuất bản quốc gia” nhằm đầu tư sâu rộng hơn vào sự nghiệp xuất bản thông tin mang lại lợi ích chung như: thực hiện chương trình xuất bản quốc gia; xuất bản sách “tam nông”, xây dựng tư tưởng đạo đức cho thanh thiếu niên, các sản phẩm cho người dân tộc thiểu số, người mù chữ, các sách về y học và khoa học kỹ thuật; thúc đẩy phát triển công nghiệp xuất bản thông tin tại các vùng dân tộc thiểu số.