Tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 96)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt

động xut bn

Theo quy định của Luật Xuất bản 2012, quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;

- Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu; - Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;

- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản;

- Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.

Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản của nước ta được tổ chức như sau: Sơđồ 2.1: Sơđồ các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản Nguồn: [18] Chính phủ UBND Tỉnh Bộ TTTT Bộ, Ban, ngành… chủ quản Sở TTTT Hoạt động xuất bản chuyên nghiệp. (Các nhà xuất bản) Hoạt động xuất bản nhất thời

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

Như vậy, bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản được chia thành hai cấp: Trung ương và địa phương:

- Ở Trung ương: là Bộ Thông tin và Truyền thông, với cơ quan chức năng giúp việc Bộ là Cục Xuất bản, In và Phát hành;

- Ở địa phương: là ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với cơ quan chuyên môn giúp việc ủy ban là Sở Thông tin và Truyền thông.

Điều đáng lưu ý ở đây là chính quyền nước ta tổ chức theo mô hình bốn cấp: Trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc TW), quận (huyện), xã (phường) thì Luật Xuất bản chỉ phân cấp đến cấp tỉnh, khác với nhiều luật như: Luật Đất đai phân cấp đến quận, huyện; Luật Xử phạt vi phạm hành chính phân cấp đến công an phường.

Bộ Thông tin và Truyền thông giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trên phạm vi cả nước. Thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông trong lĩnh vực xuất bản được quy định tại khoản 6, điều 2 Nghị định 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ.

- Cục Xuất bản, In và Phát hành là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm; Chức năng, nhiệm vụ của Cục Xuất bản, In và Phát hành được quy định tại Quyết định số 1278/QĐ-BTTTT ngày 9/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Xuất bản, In và Phát hành.

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương có nhiệm vụ quyền hạn:

+ Xây dựng quy hoạch, quyết định kế hoạch phát triển các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm thuộc địa phương; xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản;

+ Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản tại địa phương;

- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản tại địa phương.

+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thu hồi giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, giấy phép triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc địa phương, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức của Trung ương tại địa phương; giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài đối với cơ sở in xuất bản phẩm thuộc địa phương quy định tại các Điều 22, 31, 34 và 42 Luật Xuất bản;

+ Quản lý việc lưu chiểu xuất bản phẩm và tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu do địa phương cấp phép;

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)