Kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 76)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.3.4. Kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.4.1. Về ban hành chính sách, pháp luật đối với hoạt động xuất bản

Hầu hết các nước phát triển đều không có luật riêng điều chỉnh hoạt động xuất bản. Hoạt động này được điều chỉnh chủ yếu bằng Hiến pháp và luật bản quyền. Theo Hiến pháp các nước, quyền phát ngôn, công bố là một trong các quyền cơ bản của cá nhân. Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định về vấn đề này tại Điều 25 như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Vấn đề kiểm duyệt nội dung xuất bản phẩm không được đặt ra. Tuy nhiên vẫn có những quy định chung liên quan đến việc cấm các hành vi xuyên tạc sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, tổ chức, vi phạm thuần phong mỹ tục.

Hệ thống pháp luật về bản quyền ở các nước phát triển đều được ban hành và thực thi nghiêm chỉnh. Điều đó đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động xuất bản.

Nhà nước ban hành chính sách quản lý sách 1 giá thống nhất trên toàn quốc là cách thức đang được áp dụng tại Pháp và Nhật Bản. Giá bìa sách vẫn do các NXB quy định và in trên sách, các điểm bản lẻ sách chỉ được phép bán duy nhất 1 giá đã in trên bìa sách. Phương thức này giúp cho các NXB thống nhất được giá bán sản phẩm của mình ra thị trường, các NXB không lo bị cạnh tranh về giá, tập trung cạnh tranh bằng chất lượng sách.

Cách thức quản lý này, nếu được áp dụng tại Việt Nam, ngoài các tác dụng đã thấy đối với thị trường sách các nước, còn có thể ngăn chặn được sách giả, sách lậu bán giá rẻ cạnh tranh tràn lan với sách thật hiện nay.

1.3.4.2. Về việc thực thi chính sách, pháp luật đối với hoạt động xuất bản

xã hội hóa tối đa đối với hoạt động xuất bản. Nhiều nước, hầu hết các NXB đều thuộc sở hữu tư nhân. Do có lực lượng làm sách đông đảo nên số lượng sách được xuất bản hàng năm cũng rất lớn, đáp ứng nhu cầu đọc sách của xã hội.

Vấn đề pháp luật nói chung và pháp luật về bản quyền được thực thi nghiêm chỉnh. Tất cả các nước đều có luật sở hữu trí tuệ và hệ thống thực thi hiệu quả. Sách giả, sách lậu hầu như không có, các vi phạm về bản quyền được xử lý nghiêm. 1.3.4.3. Về việc kiểm soát đối với hoạt động xuất bản

Ở các nước phát triển, cơ quan tư pháp độc lập so với các cơ quan lập pháp và hành pháp, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được xử lý bởi cơ quan độc lập này.

Không giống Việt Nam, vấn đề sách giả, sách lậu ở các nước hầu như không phải đặt ra như một mối đe dọa đối với sách thật. Do đó, các NXB yên tâm khai thác, đầu tư vào các bản thảo có giá trị.

Kết lun Chương 1

Trong Chương này, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề sau:

- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm, đặc điểm của hoạt động xuất bản, các loại hình xuất bản phẩm và khái quát được quy trình xuất bản.

- Luận án đã làm rõ khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, đối tượng nghiên cứu của luận án. Từ đó, luận án đã chỉ rõ mục tiêu của hoạt động xuất bản, bao gồm 4 mục tiêu chính: hoạt động xuất bản phát triển đúng định hướng của Đảng và Nhà nước; góp phần nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của nhân dân; bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo ra tác phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản.

- Luận án chỉ ra các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản bao gồm: tính hiệu lực; tính hiệu quả; tính phù hợp và tính bền vững của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản.

- Luận án phân tích rõ nội dung của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản theo quy trình quản lý, bao gồm: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản; tổ chức thực hiện chính sách và các quy định pháp luật đối với hoạt động xuất bản; kiểm soát hoạt động xuất bản. Luận án cũng chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản.

- Luận án đã giới thiệu sơ lược về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở 5 nước là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh quốc và Mỹ. Năm nước được chọn là các nước tiêu biểu từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ, là các nước có chếđộ chính trị khác nhau và đều có nền xuất bản phát triển phong phú và đa dạng. Qua đó luận án đã rút ra được các kinh nghiệm cho quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam.

Chương 2

PHÂN TÍCH THC TRNG QUN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VI HOT ĐỘNG XUT BN VIT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)