Triển khai các giải pháp đã lựa chọn để nâng cao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng TMCP sài gòn sau sáp nhập (Trang 88)

6. Bố cục của bài luận văn

3.4.3. Triển khai các giải pháp đã lựa chọn để nâng cao

mại cổ phần khác. Do đó, giải pháp đề ra là “phát triển & chăm sóc phân khúc khách hàng riêng”

3.4.3. Triển khai các giải pháp đã lựa chọn để nâng cao năng lực tài chính của SCB của SCB

3.4.3.1 Giải pháp phát triển & chăm sóc phân khúc khách hàng riêng

Mục tiêu: Qua phân tích ở Chương 2 chúng ta thấy r ng thế mạnh của SCB là ở phân khúc khách hàng riêng…. Do đó, để hoạt động tín dụng phát triển trong thời gian sắp tới thì trước mắt SCB cần phải quan tâm đến phân khúc khách hàng này.

Tổ chức thực hiện: cần có những quy định thông thoáng hơn trong công tác tài trợ tín dụng như:

79

- Mạnh dạn nhận tài sản đảm bảo là các quyền phải thu, tài sản hình thành trong tương lai trên cơ sở thẩm định có chọn lọc; Tăng cường tìm kiếm những khách hàng như vậy không những vay vốn mà có phát sinh các dịch vụ đi kèm như bảo lãnh, thanh toán quốc tế, sử dụng dịch vụ chi lương qua thẻ,…; Đẩy nhanh công tác thẩm định tín dụng và thẩm định tài sản đảm bảo để giúp khách hàng giải quyết nhanh chóng hồ sơ vay vốn vì hiện nay thời gian thẩm định cho vay của SCB vẫn còn lâu, có khi đến 2 tuần, thậm chí 1 tháng cho một khách hàng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng.

- Giảm thiểu bớt các thủ tục vay vốn và điều kiện vay vốn nh m mở rộng đối tượng khách hàng vay vốn đối với SCB. Ví dụ, cam kết của HĐQT/HĐTV công ty về việc vay vốn tại SCB có thể bỏ qua khi làm thủ tục vay vốn của Doanh nghiệp, cam kết này có thể bổ sung trước khi giải ngân. Hoặc thủ tục kiểm tra thực tế tại DN có thể bỏ qua nếu TSĐB của DN 100% là Hợp đồng tiền gửi hoặc Sổ tiết kiệm do Ngân hàng phát hành (SCB hoặc kể cả do ngân hàng khác phát hành).

Nguồn lực thực hiện:

- Tăng cường đội ng nhân sự có trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức tốt để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng.

- Chú trọng vào công tác thẩm định hồ sơ tín dụng, đặc biệt là thẩm định những khách hàng vay vốn không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai, tài sản là khoản phải thu, quyền đòi nợ…

- Phải có cơ chế kiểm tra thường uyên, độc lập trong quá trình trước, trong và sau khi giải ngân (kiểm tra mục đích sử dụng vốn) để đảm bảo các khoản vay được sử đúng mục đích và có hiệu quả.

- Xác định khách hàng mục tiêu chung c ng như phân khúc khách hàng mục tiêu đối với từng mảng hoạt động và triển khai các phương thức phát triển khách hàng th o từng phân khúc cụ thể.

Lộ trình thực hiện cụ thể như sau:

- Trước tiên là cần tuyển dụng nhân sự đầy đủ cho Phòng kinh doanh tại các đơn vị kinh doanh vì hiện tại bộ phận này chỉ có 4-8 nhân sự quá ít cho hoạt động tìm kiếm, mở rộng thị trường; trên cơ sở đó, phân định bộ phận quản lý khách

80

hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp. Có như vậy, việc khai thác khách hàng mục tiêu sẽ hiệu quả hơn hiện nay.

- Phòng Kinh doanh cần chủ động trong việc lập, thực hiện và kiểm tra kế hoạch kinh doanh th o tuần, tháng, năm. Nếu không đạt th o chỉ tiêu kế hoạch đề ra thì cần có biện pháp chấn chỉnh ngay vì hiện nay tại SCB chưa có biện pháp đánh giá, ếp loại đối với Phòng kinh doanh trong trường hợp không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

- Từng bước cải thiện cơ cấu khách hàng th o định hướng ngân hàng bán lẻ.

3.4.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Mục tiêu: Nguồn nhân lực đóng một vai trò th n chốt trong việc tạo ra thành công cho hoạt động của ngân hàng, qua các phân tích trên cho thấy: nguồn nhân lực của SCB có một thế mạnh rất lớn đó là: đội ng nhân sự có trình độ, trẻ, năng động, dễ thích nghi với sự thay đổi…, đây là một lợi thế rất lớn. Tuy nhiên, c ng có nhược điểm là: năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp, khả năng nắm bắt thị trường, khách hàng, sản phẩm, khả năng làm việc th o nhóm, trung thành với văn hóa công sở vẫn còn yếu kém,… Năng suất lao động của CBCNV của SCB chỉ ở mức khá.

Tổ chức thực hiện: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực SCB cần thực hiện ngay các công việc sau:

- Thứ nhất: Hoàn thành và triển khai áp dụng Bảng mô tả công việc th o từng chức danh làm cơ sở để ây dựng định biên nhân sự.

- Thứ hai: Tiếp tục triển khai công tác định biên nhân sự trong toàn hệ thống nh m rà soát lại nguồn nhân lực hiện tại và có sự sắp ếp phù hợp, đúng người, đúng việc th o năng lực của từng CBNV.

- Thứ ba: Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn năng lực quản trị. Như ta biết đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho mọi cán bộ nhân viên trong ngân hàng là khâu duy nhất tạo ra những tố chất lao động tốt hơn cho ngân hàng. Công tác đào tạo phải kết hợp đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài. Các cán bộ nhân viên có kinh nghiệm sẽ chia sẻ kinh nghiệm kiến thức cho các nhân viên khác tại nơi làm việc, sau khi đào tạo phải có kiểm tra đánh giá, để m các hạng mục nào đạt được, các hạng mục nào cần bổ sung. Về công tác đào tạo bên ngoài, SCB cần có chính sách cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo bên ngoài để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tạo điều kiện về thời gian

81

và kinh phí cho các nhân viên tham gia các khóa học bên ngoài để nâng cao kiến thức như: Học các khóa học sau đại học, ngoại ngữ, tin học, kiến thức của các ngành khác, ưu tiên những ngành mà có số lượng lớn khách hàng hoạt động trong lĩnh vực đó.

- Thứ tư: Tổ chức hàng loạt các khóa đào tạo nghiệp vụ nội bộ và đào tạo bên ngoài, các chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho CBCNV trong toàn hệ thống, trong đó tập trung đào tạo cho đội ng giao dịch viên, nhân viên kinh doanh/tín dụng. Triển khai 02 đợt thi tuyển chức danh nội bộ trong toàn hệ thống nh m bổ sung ngay nhân sự cho các đơn vị khi có nhu cầu c ng nh ư tạo điều kiện cho CBCNV toàn hàng có cơ hội thăng tiến và phát huy năng lực cống hiến cho SCB. - Thứ năm: phải có khuyến khích về mặt tinh thần. Lương, thưởng và các khoản thu nhập đóng vai trò quan trọng trong chính sách khuyến khích nhân viên. Tuy nhiên, sự khích lệ về mặt tinh thần c ng có tầm quan trọng riêng của nó, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đã phát triển thì nhu cầu về tinh thần rất có ý nghĩa đối với nhân viên, họ rất cần niềm vui và sự thoải mái trong công việc, được giao tiếp rộng rãi và có điều kiện thăng tiến, và những đóng góp của họ phải được công nhận tôn vinh.

- Thứ sáu: phải có chế độ thu hút và giữ nhân tài, các NHCP hiện nay đang chiêu mộ nhân tài với mức lương, và các phúc lợi rất hấp dẫn. Do đó, SCB cần phải có chế độ đãi ngộ nhân tài thích đáng, để giữ chân những cán bộ, chuyên viên, nhân viên tài năng.

Nguồn lực thực hiện: Tính đến ngày 31/12/2013, tổng số cán bộ nhân viên toàn hệ thống là 3.233 người (chưa bao gồm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát). Trong đó, trình độ trên Đại học: 75 người chiếm tỷ trọng 2,3%, trình độ Đại học: 2.283 người chiếm 70,6%, Cao đẳng & trung cấp: 200 người chiếm 6,2% và trình độ khác: 675 người chiếm 20,9%. Có thể thấy số lượng nhân viên có trình độ cao (Trên Đại học & Đại học) đang tăng lên đáng kể.

Lộ trình thực hiện, cụ thể như sau:

- Ổn định nguồn nhân lực, đảm bảo công ăn việc làm cho hơn 3.200 lao động trong toàn hệ thống SCB; duy trì và phát triển đội ng nhân sự phù hợp, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của SCB trong thời gian tới.

82

- Hoàn thành và triển khai áp dụng Bảng mô tả công việc th o từng chức danh làm cơ sở để ây dựng định biên nhân sự.

- Tiếp tục triển khai công tác định biên nhân sự trong toàn hệ thống nh m rà soát lại nguồn nhân lực hiện tại và có sự sắp ếp phù hợp, đúng người, đúng việc th o năng lực của từng CBNV.

- Tổ chức hàng loạt các khóa đào tạo nghiệp vụ nội bộ và đào tạo bên ngoài, các chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho CBNV trong toàn hệ thống, trong đó tập trung đào tạo cho đội ng giao dịch viên, nhân viên kinh doanh/ tín dụng.

- Triển khai nghiên cứu ây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của CBNV (KPI).

3.4.3.3 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính – xử lý nợ & tăng vốn

Mục tiêu: Tính đến 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay của SCB đạt 89.004 tỷ đồng, tăng 849 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1,0% so với đầu năm. Kết quả này một phần thể hiện sự linh hoạt, đồng thuận của SCB, nhanh chóng thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc giảm nợ ấu thông qua Công ty VAMC, được NHNN đánh giá cao về tiến độ và kết quả thực hiện. Ngoài ra, SCB c ng chủ động tăng cường công tác ử lý, thu hồi nợ và tìm kiếm các đối tác trên thị trường liên ngân hàng để bán nợ. Tổng giá trị các khoản nợ quá hạn, nợ ấu được thu hồi trong năm 2013 đạt 889 tỷ đồng, đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện chất lượng tín dụng, đồng thời tăng cường thanh khoản, đáp ứng cho nhu cầu hoạt động và tái cơ cấu của SCB.

Tổ chức thực hiện:

- Duy trì thanh khoản ổn định, tăng cường huy động TT1 trong đó, huy động VND chiếm tối đa 90% huy động tăng thêm.

- Tiếp tục tăng cường quan hệ, mở rộng hợp tác kinh doanh với các đối tác để nhận mới nguồn vốn, tận dụng cơ hội kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng. - Gia tăng tài sản thanh khoản thông qua việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ để

phát triển nghiệp vụ thị trường mở và cải thiện tỷ lệ khả năng chi trả.

- Tiếp tục tăng vốn điều lệ thêm khoảng từ 1.500 – 2.500 tỷ đồng nh m đảm bảo hệ số an toàn vốn th o quy định của NHNN trong trường hợp không thể tăng vốn cấp 2 th o kế hoạch huy động nguồn vốn từ nước ngoài.

83

- Cơ cấu lại nguồn vốn huy động, gồm nguồn huy động từ dân cư, TCKT, TCTD và nguồn vốn nước ngoài th o hướng giảm chi phí huy động đầu vào, chủ động được nguồn vốn dài hạn và có tính ổn định, bền vững cao.

- Tập trung phát triển th o chiều sâu đối với mạng lưới kênh phân phối truyền thống, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh trong giai đoạn tiếp th o. Đồng thời, nâng cấp, mở rộng hoạt động của kênh phân phối hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, hướng đến phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Nguồn lực thực hiện: Để nâng cao năng lực tài chính của SCB, SCB đã tích cực kêu gọi các cổ đông bổ sung tăng vốn điều lệ. Ngoài ra, SCB đã tích cực tiếp úc với nhà đầu tư nước ngoài để mời gọi họ đầu tư, cùng tham gia tái cơ cấu thông qua các dự án mà SCB đang tài trợ, nh m tạo ra các sản phẩm hoàn thiện để cung cấp cho thị trường, góp phần phát triển kinh tế tại khu vực TP.Hồ Chí Minh.

Lộ trình thực hiện: Tính đến cuối năm 2013, các cổ đông đã góp được tổng cộng 1.711 tỷ đồng, nâng mức vốn điều lệ của SCB lên 12.295 tỷ đồng từ ngày 30/09/2013. Với việc tăng vốn thêm 1.711 tỷ đồng, SCB đã bổ sung và nâng cao năng lực tài chính, cải thiện hệ số CAR và giúp các khách hàng có thêm niềm tin.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng TMCP sài gòn sau sáp nhập (Trang 88)