Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực tài chính của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng TMCP sài gòn sau sáp nhập (Trang 34)

6. Bố cục của bài luận văn

1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực tài chính của NHTM

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRƯỚC ĐÂY

1.5.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

(1) Nghiên cứu của Christine Brown và Kevin Davis

Christin Brown và K vin Davis nghiên cứu về quản lý vốn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng Australia giai đoạn 1991-2004, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ an toàn vốn càng cao cho thấy sự lành mạnh trong kinh doanh của ngân hàng càng lớn, tỷ suất sinh lời trên tài sản càng cao cho thấy khả năng tài chính của ngân hàng đó sẽ tốt hơn, quản lý vốn hiệu quả sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh cao hơn, dẫn đến khả năng tài chính phát triển tốt hơn.

25

(2) Nghiên cứu của Wolf Wagner

Wolf Wagn r nghiên cứu về tính thanh khoản của tài sản ngân hàng, nghiên cứu được thực hiện tại các ngân hàng Anh giai đoạn 1999-2004, kết quả nghiên cứu cho thấy tài sản ngân hàng có tính thanh khoản cao thì ngân hàng đó phát triển ổn định mà như thế sẽ thu hút được tiền gửi nhiều hơn làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng làm tăng khả năng tài chính cho các ngân hàng. Tác giả c ng đưa ra giải pháp cho các ngân hàng có thể tăng tính thanh khoản b ng cách bán rủi ro cho các công ty mua nợ.

Tóm lại: Hoạt động M&A trên thế giới trải qua với những thăng trầm cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Hầu hết các chu kỳ hoạt động M&A đều rơi vào những giai đoạn kinh tế phát triển, nhất là giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, phát triển càng mạnh thì dẫn đến làn sóng hoạt động M&A càng cao. Th o thống kê sơ bộ của hãng thông tin tài chính Thomson Financial thì năm 2006 và 2007 là những năm có nhiều kỷ lục mới về giá trị giao dịch trên thị trường M&A toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới năm 2008 đã làm cho hoạt động M&A bắt đầu suy giảm. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động mạnh, thì thông thường tiếp th o sau là sự phát triển mạnh của hoạt động M&A. Vì thế th o dự đoán M&A trên toàn cầu sẽ có sự tăng trưởng trong thời gian tới. Tại các quốc gia phát triển, các ngân hàng ở những quốc gia này đã phát triển đến mức bão hòa với quy luật lợi nhuận giảm dần do đó chúng đã sáp nhập, hợp nhất và mua lại lẫn nhau nh m cắt giảm chi phí, mở rộng mạng lưới hoạt động, bổ sung, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường lợi thế cạnh tranh... Ngoài ra, động cơ giải cứu các ngân hàng sụp đổ thường được các ngân hàng trung ương và các cơ quan pháp luật các nước khuyến khích. Tại các nước đang phát triển hoặc chuyển đổi, hệ thống ngân hàng hầu như còn rất non trẻ, nên quy mô không lớn, kinh nghiệm kinh doanh chưa nhiều, sản phẩm còn nghèo nàn, luật lệ kinh doanh chưa rõ ràng, đầy đủ nên việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng chủ yếu là do chính phủ muốn sắp ếp, củng cố hệ thống ngân hàng nh m tăng cường quy mô vốn, an toàn trong kinh doanh ngân hàng.

1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước (1) Nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga

Phan Thị H ng Nga đã nghiên cứu năng lực tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng vào 28/37 NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2003-2012.

26

Trên cở sở phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng trong việc đánh giá năng lực tài chính và ác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của NHTM ở Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đo lường năng lực tài chính th o khung an toàn Cam l để kiểm định các giả thuyết hồi quy th o mô hình Probit. Kết quả cho thấy hệ thống NHTM hiện nay cần phải cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là mẫu nghiên cứu chưa thật sự đầy đủ đại diện hết cho tất cả các NHTM đang hoạt động ở Việt Nam. Mặt khác trong nghiên cứu c ng chưa đo lường tác động của các nhân tố chủ quan như: chính sách kinh tế vĩ mô của Chính Phủ, sự phát triển của hệ thống tài chính, khảo sát chất lượng quản lý tại các ngân hàng mà chỉ đo lường hiệu quả của quản lý thông qua chỉ tiêu chỉ số chi phí dẫn đến kết quả đo lường là chưa thật sự đầy đủ.

(2) Nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn (2010)

Đặng Hữu Mẫn đã nghiên cứu và đề uất các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu nh m mục tiêu đánh giá đúng thực trạng năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam dựa trên việc phân tích các yếu tố cạnh tranh, như: năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, thị phần, hệ thống kênh phân phối, phát triển sản phẩm mới và công tác ây dựng và quảng bá thương hiệu. Từ đó, nghiên cứu trình bày một số kiến nghị và đề uất nh m nâng cao năng lực tài chính của các NHTM nội địa trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phần nghiên cứu định tính do đó chưa mô tả được các điểm mạnh – điểm yếu của hệ thống NHTM Việt Nam để từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp; ngoài ra nghiên cứu c ng chỉ được thực hiện trên một số Ngân hàng TMCP lớn nên không mang tính tổng quát cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

(3) Nghiên cứu của Lê Thanh Thủy và Nguyễn Thị Thu Thảo

Lê Thanh Thủy và Nguyễn Thị Thu Thảo, nghiên cứu này các tác giả đã nghiên cứu về năng lực tài chính và ác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tác giả đã đưa ra được các tiêu chí từ đó đánh giá các tiêu chí đó nhưng nghiên cứu c ng chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính.

Ngoài các nghiên cứu kể trên, còn có nhiều nghiên cứu về năng lực tài chính của NHTM trong nước trong nhiều thời điểm khác nhau như:

27

- Nguyễn Thu Hiền (2011) “Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.

- Hoàng Thị Thanh H ng (2013):“Năng lực cạnh tranh của các Công ty cho thuê tài chính TPHCM”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn nhưng hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào thực hiện việc đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau sáp nhập.

Như vậy, qua phần tổng kết các nghiên cứu trên, cho thấy dù đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về vấn đề nâng cao năng lực tài chính của một ngân hàng hay cả hệ thống NHTM của Việt Nam nhưng do mục đích và yêu cầu khác nhau, hầu hết các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích năng lực tài chính trải dài trên một giai đoạn nhất định mà chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích năng lực tài chính trải qua hai giai đoạn khác nhau đã thay đổi như thế nào. Nhất là đối với đề tài về năng lực tài chính của ngân hàng trong giai đoạn cao trao của việc mua bán & sáp nhập các ngân hàng như hiện nay. Việc tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu để đánh giá những mặt được, mặt chưa được, cơ hội và thách thức từ đó đề ra các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của một NHTM, nhất là đối với một NHTM mới thực hiện thành công chủ trương sáp nhập các ngân hàng của NHNN như SCB là điều hết sức cần thiết và mới mẻ không chỉ đối với SCB mà còn đối với các NHTM CP khác.

Tóm tắt Chương 1

Như vậy tại Chương 1 tác giả đã trình bày một cách hệ thống toàn bộ các lý luận về M&A trong ngân hàng và năng lực tài chính của NHTM, lý luận về phân tích SWOT. Đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của NHTM dựa theo khung an toàn CAMEL. Dựa theo các tiêu chí CAMEL đó, đã hệ thống và đánh giá được năng lực tài chính của SCB sau sáp nhập. Cuối chương tác giả cũng đã mô tả chi tiết cách xây dựng mô hình SWOT để phân tích và hiểu được những yếu tố chủ quan và khách quan sẽ tác động thế nào đến ngân hàng.

28

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN TRƯỚC VÀ SAU SÁP NHẬP 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) có tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô, được thành lập th o Quyết định số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng và th o giấy phép thành lập số 308/GP-UP ngày 26/06/1992 của Ủy ban Nhân dân TPHCM.

Sau 10 năm hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TMCP Quế Đô chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn th o quyết định số 336/QĐ-NHNN ngày 08/04/2003 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã hồi sinh và phát triển với những bước khởi đầu khả quan. B ng sức bật của một Ban điều hành và đội ng cán bộ công nhân viên trẻ trung, năng động, có trình độ chuyên môn cao, nắm vững các nghiệp vụ ngân hàng, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Hội đồng Quản trị và hỗ trợ đắc lực của Ban tư vấn, SCB đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, chiếm được ưu thế trên thị trường, ây dựng một thương hiệu SCB vững mạnh.

2.1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau sáp nhập

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn của các bên tham gia hợp nhất (tính đến 30/09/2011 – thời điểm hợp nhất)

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu SCB TNB FCB

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 1.115.471 3.502.415 288.988 Tiền gửi NHNN 447.916 650.020 343.683 Tiền, vàng gửi lại và cho vay các TCTD

khác 5.188.061 3.270.815 2.192.332 Chứng khoán kinh doanh và đầu tư 7.905.750 2.621.398 1.322.935 Các công cụ tài chính phái sinh và các

TSTC khác 386.676 - 47.522 Cho vay khách hàng 42.171.285 24.646.970 3.256.043 Dự phòng rủi ro 1.504.536 323.345 26.464

29

Góp vốn, đầu tư dài hạn 519.463 25.210 3.434 Tài sản cố định 1.427.276 298.187 331.978 Tài sản có khác 19.924.244 24.217.775 9.344.416 Tổng cộng tài sản 80.590.678 59.556.135 17.157.795

Các khoản nợ Chính Phủ và NHNN 2.156.809 - 39.495 Tiền gửi và vay các TCTD khác 17.734.742 10.151.743 4.858.974 Tiền gửi của Khách hàng 40.901.201 35.029.541 5.603.611 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 10.203 - - Phát hành giấy tờ có giá 9.196.279 5.363.464 248.393 Tài sản nợ khác 1.819.259 1.592.275 213.042 Vốn chủ sở hữu 4.587.390 4.020.106 3.194.280 Vốn điều lệ 4.184.795 3.399.006 3.000.000 Tổng cộng nguồn vốn 80.590.678 59.556.135 17.157.795

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các BCTC của SCB, TNB và FCB

Vào thời điểm sau hợp nhất, lượng tiền huy động trên thị trường vốn cấp 1 (TT1)3 giảm mạnh do người gửi rút tiền hàng loạt, buộc SCB phải thực hiện vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và nhận vốn vay hỗ trợ từ BIDV. Các khoản nợ quá hạn TT1 của ngân hàng tăng và ở mức cao, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế. Huy động vốn trên thị trường cấp 2 (TT2)4

đến hạn không chi trả được c ng tăng cao, tạo áp lực thanh khoản lớn. Trong khi đó, việc sử dụng nguồn bị mất cân đối lớn do kỳ hạn huy động tương đối ngắn, nhưng lại cho vay và đầu tư khá dài khiến tình hình tài chính trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trạng thái vàng âm tới hàng nghìn lượng gây áp lực lớn thanh khoản cho ngân hàng. C ng tại thời điểm này, hầu hết các tỷ lệ an toàn hoạt động đều thấp hơn quy định...

Bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính nào trong lịch sử cũng đều liên quan đến 4 vấn đề chính trong ngành ngân hàng: (1) chất lượng tài sản kém; (2) thiếu vốn tự có; (3) khó khăn về thanh khoản và (4) yếu kém về quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro. Và SCB đang ở trong cuộc khủng hoảng tài chính của riêng mình.

Sau hơn 1 năm cơ cấu lại, trong Quý I/2013, SCB đã thanh toán bổ sung 6.972 tỷ đồng tiền gốc và 1.639 tỷ đồng các khoản vay tái cấp vốn NHNN. Số dư tái cấp vốn

3Thị trường 1 là việc các ngân hàng thương mại huy động vốn và cho vay với các tổ chức kinh tế, cá nhân như huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu ra công chúng.

4Thị trường 2 là thị trường giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng thương mại với ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại vay vốn của nhau gọi là thị trường liên ngân hàng hoặc các ngân hàng thương mại vay vốn của ngân hàng nhà nước thông qua việc ngân hàng nhà nước phát hành trái phiếu, kỳ phiếu mà người mua là các ngân hàng thương mại.

30

của NHNN tại SCB ở thời điểm 31/3/2013 là 2.800 tỷ đồng. NHNN đã có văn bản chấp thuận cho SCB gia hạn các khoản vay này với thời hạn tối đa 24 tháng, không tính lãi phạt quá hạn và áp dụng lãi suất tái cấp vốn phù hợp với từng thời kỳ. Còn các khoản vay liên ngân hàng, SCB có số dư các khoản huy động trên TT2 của ngân hàng ở mức 18.251 tỷ đồng, giảm 15.648 tỷ đồng so với đầu năm. Đặc biệt, SCB đã hoàn trả khoản vay hỗ trợ từ BIDV gồm 2.464 tỷ đồng nợ gốc và gần 179 tỷ đồng nợ lãi. Ngoài ra, các khoản vay TT2 giảm trong năm 2012 chủ yếu do ngân hàng thực hiện cân đối sử dụng nguồn vốn huy động mới trên TT1, thu nợ, thu lãi từ hoạt động tín dụng để trả bớt nợ liên ngân hàng. Ngân hàng còn đàm phán, thương lượng thành công với các tổ chức tín dụng về việc gia hạn và giảm lãi suất với các khoản vay quá hạn của SCB.

Tính đến 31/12/2013, tổng số dư huy động của SCB đạt 165.517 tỷ đồng, tăng 51,3% so với đầu năm, hoàn thành 118,41% kế hoạch. SCB chủ yếu huy động b ng VNĐ và giảm huy động vàng, ngoại tệ. Tính ra, tỷ trọng huy động vàng còn chiếm 14,8%, và ngoại tệ là 5,9%. Tổng dư nợ tín dụng của SCB đạt 89.004 tỷ đồng, tăng đến 0,96% so với năm trước, hoàn thành 81,7% kế hoạch. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 7,23% xuống 1,63%, tức giảm hơn 77,46%, đạt tỷ lệ chuẩn theo khung CAMEL. Năm 2013, SCB đã có lãi trước thuế 60 tỷ đồng. Tổng tài sản hợp nhất của SCB tại thời điểm 31/12/2013 đạt 181.019 tỷ đồng, tăng 21,32% so với đầu năm, hoàn thành 112,53% kế hoạch. Tỷ lệ an toàn vốn đạt 10,03%, đáp ứng được quy định của NHNN.

Bảng 2.2: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của SCB đến cuối năm 2013

ĐVT: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 Tăng giảm

+/- % 1 Tổng tài sản 149.206 181.019 31.813 21,3% 2 Tổng dư nợ tín dụng 87.166 88.350 1.184 1,4% Cho vay khách hàng 88.155 89.004 849 1,0% Dự phòng rủi ro -989 -654 -335 -33,9% Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 8,81% 1,90% -6,91% -78,5% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 7,23% 1,63% -5,60% -77,4%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng TMCP sài gòn sau sáp nhập (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)