Quan điểm về nâng cao năng lực tài chính của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng TMCP sài gòn sau sáp nhập (Trang 86)

6. Bố cục của bài luận văn

3.4.2. Quan điểm về nâng cao năng lực tài chính của

3.4.1. Lựa chọn giải pháp thông qua ma trận SWOT

Sau khi phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của SCB, chúng ta đã thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho ngân hàng. Trên cơ sở này, tác giả bắt cặp các yếu tố tương ứng (ST, SO, WT, SO) để đưa ra các phác thảo phương án chiến lược ây dựng ma trận SWOT để từ đó ây dựng các giải pháp để nâng cao năng lực tài chính của SCB trong những năm tới.

Phân tích ma trận SWOT của SCB, ta thấy có 4 nhóm giải pháp, với tổng cộng 8 giải pháp cụ thể nh m nâng cao năng lực tài chính của SCB trong những năm sắp tới, cụ thể các giải pháp được liệt kê như sau:

Nhóm giải pháp điểm mạnh-cơ hội (S-O)

- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

- Giải pháp phát triển & chăm sóc phân khúc khách hàng riêng

Nhóm giải pháp điểm yếu-cơ hội (W-O)

- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Giải pháp nâng cao phát triển công nghệ thông tin

Nhóm giải pháp điểm mạnh-thách thức (S-T)

- Giải pháp khác biệt hóa, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ - Giải pháp mở rộng mạng lưới hoạt động

Nhóm giải pháp điểm yếu-thác thức (W-T)

- Giải pháp nâng cao năng lực tài chính – tăng vốn chủ sở hữu - Giải pháp quản trị nguồn – sử dụng nguồn và quản lý thanh khoản

3.4.2. Quan điểm về nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2015-2020 Gòn giai đoạn 2015-2020

Để làm căn cứ ây dựng giải pháp, tác giả đề uất một số quan điểm về nâng cao năng lực tài chính của SCB trong giai đoạn 2015-2020 như sau:

Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay năng lực tài chính mạnh là điều kiện tiên quyết để tồn tại

77

Trong hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thì ứng ử đúng của các TCTC là phải tuân thủ luật chơi và đấu tranh chống sự cạnh tranh không lành mạnh. Vai trò của các Chính phủ, WTO là duy trì trật tự cho sân chơi này.

Ngành ngân hàng với các chức năng vốn có của mình đã tham gia sâu sắc và tích cực trong phát triển kinh tế. So sánh giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng trong những năm qua, có thể thấy tín dụng ngân hàng là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ã hội. Các ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu cho mục đích đầu tư tăng năng lực hạ tầng (đầu tư ây dựng trụ sở, đầu tư cho công nghệ, mở rộng mạng lưới hoạt động…) và tăng vốn để tăng năng lực tài chính nh m nâng cao cạnh tranh và đảm bảo các hệ số an toàn vốn (hệ số CAR), giữ thị phần trước sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Yêu cầu tăng vốn đối với các ngân hàng Việt Nam chủ yếu uất phát từ quy mô về tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam là quá nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Vốn chủ sở hữu ngân hàng và quản trị vốn trong ngân hàng thương mại là một trong những mối quan tâm lớn của cả các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng thương mại nh m đảm bảo các ngân hàng thương mại thực hiện đúng các chức năng của mình, đóng góp tích cực vào phát triển và ổn định kinh tế - ã hội với vai trò là trung gian tiền tệ. Vốn và quản trị vốn phải đảm bảo tính an toàn trong hoạt động bảo vệ mỗi ngân hàng và cả hệ thống ngân hàng tránh khỏi và vượt qua được các cuộc khủng hoảng tài chính, tránh gây đổ vỡ toàn hệ thống. Do vậy, quản trị vốn ngân hàng là mục tiêu hướng đến và mỗi một ngân hàng cần đặt ưu tiên hàng đầu để phát triển ổn định, bền vững. Do đó, giải pháp đề ra là “nâng cao năng lực tài chính – tăng vốn chủ sở hữu”.

Hai là, nâng cao năng lực tài chính là kết quả của quá trình phát triển lâu dài, liên tục

Đó là quá trình tích l y về lượng để tạo nên sự biến đổi về chất, là tương tác giữa các nhân tố nội tại trong nội bộ với nhau trong sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhân lực của ngân hàng cần có sự thay đổi cơ bản về chất, không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng tác nghiệp và nhận thức về môi trường hoạt động thì mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Chỉ khi có sự chuyển biến cơ bản cả về lượng và chất của đội ng

78

nhân lực thì hệ thống ngân hàng mới có thể tồn tại và phát triển, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng không khác gì việc nâng cao năng lực của con người, đó là phải kết hợp hài hoà nhiều yếu tố. Xác định như vậy để tránh những tư tưởng nóng vội, giáo điều. Kinh nghiệm của các ngân hàng thành đạt và phát triển cho thấy ngân hàng nào chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực ngân hàng đó có nhiều cơ hội thành công hơn trong kinh doanh. Do đó, giải pháp đề ra là

“nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”.

Ba là, nâng cao năng lực tài chính phải dựa vào đặc thù của từng tổ chức

Các ngân hàng khác nhau có những đặc điểm, điều kiện, những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do đó, giải pháp nâng cao năng lực tài chính đối với từng ngân hàng không thể hoàn toàn giống nhau. Chính vì vậy, các ngân hàng phải biết phát huy những thế mạnh của riêng mình, tận dụng lợi thế s n có, vận dụng sáng tạo, phù hợp hơn thì hiệu quả sẽ cao hơn và ngược lại, nếu vận dụng không đúng có thể lợi bất cập hại.

Về cạnh tranh trên thị trường, SCB có một số lợi thế riêng so với nhiều ngân hàng khác. SCB đặc biệt có lợi thế trong phân khúc khách hàng ở khu vực thành thị, các trung tâm kinh tế, nhất là những địa bàn tập trung các hoạt động thương mại sầm uất. Mặt khác, với những khách hàng đã có quan hệ nhiều năm qua với SCB, Ngân hàng c ng chưa khai thác hết tiềm năng của lượng khách hàng này.Bên cạnh đó, trong thời gian qua, SCB đã có sự đầu tư vốn cho các dự án của một số khách hàng lớn và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng TMCP sài gòn sau sáp nhập (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)