Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau sáp nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng TMCP sài gòn sau sáp nhập (Trang 38)

6. Bố cục của bài luận văn

2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau sáp nhập

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn của các bên tham gia hợp nhất (tính đến 30/09/2011 – thời điểm hợp nhất)

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu SCB TNB FCB

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 1.115.471 3.502.415 288.988 Tiền gửi NHNN 447.916 650.020 343.683 Tiền, vàng gửi lại và cho vay các TCTD

khác 5.188.061 3.270.815 2.192.332 Chứng khoán kinh doanh và đầu tư 7.905.750 2.621.398 1.322.935 Các công cụ tài chính phái sinh và các

TSTC khác 386.676 - 47.522 Cho vay khách hàng 42.171.285 24.646.970 3.256.043 Dự phòng rủi ro 1.504.536 323.345 26.464

29

Góp vốn, đầu tư dài hạn 519.463 25.210 3.434 Tài sản cố định 1.427.276 298.187 331.978 Tài sản có khác 19.924.244 24.217.775 9.344.416 Tổng cộng tài sản 80.590.678 59.556.135 17.157.795

Các khoản nợ Chính Phủ và NHNN 2.156.809 - 39.495 Tiền gửi và vay các TCTD khác 17.734.742 10.151.743 4.858.974 Tiền gửi của Khách hàng 40.901.201 35.029.541 5.603.611 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 10.203 - - Phát hành giấy tờ có giá 9.196.279 5.363.464 248.393 Tài sản nợ khác 1.819.259 1.592.275 213.042 Vốn chủ sở hữu 4.587.390 4.020.106 3.194.280 Vốn điều lệ 4.184.795 3.399.006 3.000.000 Tổng cộng nguồn vốn 80.590.678 59.556.135 17.157.795

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các BCTC của SCB, TNB và FCB

Vào thời điểm sau hợp nhất, lượng tiền huy động trên thị trường vốn cấp 1 (TT1)3 giảm mạnh do người gửi rút tiền hàng loạt, buộc SCB phải thực hiện vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và nhận vốn vay hỗ trợ từ BIDV. Các khoản nợ quá hạn TT1 của ngân hàng tăng và ở mức cao, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn của các tổ chức kinh tế. Huy động vốn trên thị trường cấp 2 (TT2)4

đến hạn không chi trả được c ng tăng cao, tạo áp lực thanh khoản lớn. Trong khi đó, việc sử dụng nguồn bị mất cân đối lớn do kỳ hạn huy động tương đối ngắn, nhưng lại cho vay và đầu tư khá dài khiến tình hình tài chính trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trạng thái vàng âm tới hàng nghìn lượng gây áp lực lớn thanh khoản cho ngân hàng. C ng tại thời điểm này, hầu hết các tỷ lệ an toàn hoạt động đều thấp hơn quy định...

Bất kỳ cuộc khủng hoảng tài chính nào trong lịch sử cũng đều liên quan đến 4 vấn đề chính trong ngành ngân hàng: (1) chất lượng tài sản kém; (2) thiếu vốn tự có; (3) khó khăn về thanh khoản và (4) yếu kém về quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro. Và SCB đang ở trong cuộc khủng hoảng tài chính của riêng mình.

Sau hơn 1 năm cơ cấu lại, trong Quý I/2013, SCB đã thanh toán bổ sung 6.972 tỷ đồng tiền gốc và 1.639 tỷ đồng các khoản vay tái cấp vốn NHNN. Số dư tái cấp vốn

3Thị trường 1 là việc các ngân hàng thương mại huy động vốn và cho vay với các tổ chức kinh tế, cá nhân như huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu ra công chúng.

4Thị trường 2 là thị trường giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng thương mại với ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại vay vốn của nhau gọi là thị trường liên ngân hàng hoặc các ngân hàng thương mại vay vốn của ngân hàng nhà nước thông qua việc ngân hàng nhà nước phát hành trái phiếu, kỳ phiếu mà người mua là các ngân hàng thương mại.

30

của NHNN tại SCB ở thời điểm 31/3/2013 là 2.800 tỷ đồng. NHNN đã có văn bản chấp thuận cho SCB gia hạn các khoản vay này với thời hạn tối đa 24 tháng, không tính lãi phạt quá hạn và áp dụng lãi suất tái cấp vốn phù hợp với từng thời kỳ. Còn các khoản vay liên ngân hàng, SCB có số dư các khoản huy động trên TT2 của ngân hàng ở mức 18.251 tỷ đồng, giảm 15.648 tỷ đồng so với đầu năm. Đặc biệt, SCB đã hoàn trả khoản vay hỗ trợ từ BIDV gồm 2.464 tỷ đồng nợ gốc và gần 179 tỷ đồng nợ lãi. Ngoài ra, các khoản vay TT2 giảm trong năm 2012 chủ yếu do ngân hàng thực hiện cân đối sử dụng nguồn vốn huy động mới trên TT1, thu nợ, thu lãi từ hoạt động tín dụng để trả bớt nợ liên ngân hàng. Ngân hàng còn đàm phán, thương lượng thành công với các tổ chức tín dụng về việc gia hạn và giảm lãi suất với các khoản vay quá hạn của SCB.

Tính đến 31/12/2013, tổng số dư huy động của SCB đạt 165.517 tỷ đồng, tăng 51,3% so với đầu năm, hoàn thành 118,41% kế hoạch. SCB chủ yếu huy động b ng VNĐ và giảm huy động vàng, ngoại tệ. Tính ra, tỷ trọng huy động vàng còn chiếm 14,8%, và ngoại tệ là 5,9%. Tổng dư nợ tín dụng của SCB đạt 89.004 tỷ đồng, tăng đến 0,96% so với năm trước, hoàn thành 81,7% kế hoạch. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 7,23% xuống 1,63%, tức giảm hơn 77,46%, đạt tỷ lệ chuẩn theo khung CAMEL. Năm 2013, SCB đã có lãi trước thuế 60 tỷ đồng. Tổng tài sản hợp nhất của SCB tại thời điểm 31/12/2013 đạt 181.019 tỷ đồng, tăng 21,32% so với đầu năm, hoàn thành 112,53% kế hoạch. Tỷ lệ an toàn vốn đạt 10,03%, đáp ứng được quy định của NHNN.

Bảng 2.2: Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của SCB đến cuối năm 2013

ĐVT: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 Tăng giảm

+/- % 1 Tổng tài sản 149.206 181.019 31.813 21,3% 2 Tổng dư nợ tín dụng 87.166 88.350 1.184 1,4% Cho vay khách hàng 88.155 89.004 849 1,0% Dự phòng rủi ro -989 -654 -335 -33,9% Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 8,81% 1,90% -6,91% -78,5% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 7,23% 1,63% -5,60% -77,4% 3 Góp vốn và đầu tư 11.387 25.127 13.74 120,7% 4 Huy động thị trường 1 91.142 147.098 55.956 61,4% 5 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 7 3 -3 -50,8% 6 Huy động thị trường 2 18.251 18.419 168 0,9%

31

7 Vay NHNN 9.772 - -9.772 - 100,0% 8 Vốn điều lệ 10.584 12.295 1.711 16,2% 9 Lợi nhuận trước thuế 77 60 -17 -22,6%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Ban kiểm soát SCB năm 2013

Đến nay, tình hình hoạt động kinh doanh của SCB đã đạt được những kết quả nhất định, thanh khoản ổn định, chất lượng tài sản có được cải thiện từng bước, hoạt động quản trị điều hành và quản trị rủi ro ngày càng được hoàn thiện và nâng lên tầm cao mới, ổn định công ăn việc làm cho hơn 3.200 nhân sự và cơ cấu lại mô hình tổ chức th o hướng hiện đại, tách bạch hoạt động quản trị và điều hành. Kết quả đạt được đã góp phần ổn định tình hình hoạt động của SCB nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung, minh chứng cho chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo sát sao của NHNN Việt Nam và Chính phủ trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Rõ ràng việc tái cơ cấu 3 NHTM này lại với nhau đã mang lại diện mạo mới, tạo cơ sở thành công nhất định cho Ngân hàng SCB mới sau sáp nhập.

Như vậy, đối với trường hợp của 3 ngân hàng: SCB – TNB – FCB là trường hợp điển hình của việc “Hợp nhất doanh nghiệp (Mergers hoặc Consolidation): ba ngân hàng c đã kết hợp với nhau để hình thành một ngân hàng hoàn toàn mới, với tên gọi mới (SCB mới) và chấm dứt sự tồn tại đơn lẽ của 3 ngân hàng c . Song hành với tiến trình này, cổ phiếu c của 3 ngân hàng c c ng không còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng TMCP sài gòn sau sáp nhập (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)