Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng TMCP sài gòn sau sáp nhập (Trang 80)

6. Bố cục của bài luận văn

3.3.1Kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng trên thế giới

71

Các nhóm giải pháp mà các ngân hàng trên thế giới đã triển khai thực hiện:

1)Bán lại cổ phiếu cho Chính Phủ hay quốc hữu hóa một phần để tăng vốn

Chính phủ có thể đầu tư vào vốn cổ phần của các ngân hàng. Giải pháp này đã được thực hiện tại Mỹ và nhiều nước châu Âu. Khởi đầu là Chính phủ Anh đã mua cổ phiếu Royal Bank of Scotland (RBS) với giá 50,5 u/cổ phiếu, sở hữu 84% ngân hàng này và yêu cầu RBS thực hiện tái cấu trúc, trong đó bao gồm bán đi hết các tài sản không thuộc phạm vi hoạt động cốt lõi. Chính phủ Anh hiện c ng sở hữu 43% Ngân hàng Lloyds. Chính phủ Hà Lan hiện sở hữu Ngân hàng ABN Amro. Tuy nhiên, việc đầu tư vào các ngân hàng chỉ là tạm thời, chính phủ sẽ bán lại cổ phần cho khối tư nhân khi các ngân hàng này hồi phục. Trước đó, năm 2008, RBS đã lỗ 24,1 tỉ bảng Anh (tương đương 34,2 tỉ USD) do phải hạch toán dự phòng nợ NPL vào chi phí, “ăn” gần hết vốn của RBS. Hậu quả là tỉ lệ an toàn vốn CAR của RBS thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% th o yêu cầu. RBS có hệ số cho vay/tiền gửi là 163% vào năm 2008, có nghĩa là RBS phải đi vay 63% số vốn trên thị trường liên ngân hàng. Một điểm quan trọng và có thể khác với ở Việt Nam là khi RBS có hệ số CAR rất thấp thì các ngân hàng và định chế tài chính khác sẽ cắt đứt quan hệ tín dụng với RBS. RBS sẽ mất khả năng vay vốn trên thị trường liên ngân hàng do lo ngại số vốn còn lại của RBS không đủ bù đắp các khoản lỗ trong tương lai. Trong tình huống này, RBS mất thanh khoản hoàn toàn và Chính phủ đã phải ra tay.

2) Chuyển các khoản vay của Ngân hàng Nhà nước sang cổ phần

Th o kinh nghiệm của Thái Lan năm 1998, Chính phủ Thái bắt tất cả các ngân hàng phải hạch toán đầy đủ dự phòng nợ ấu vào chi phí ( óa nợ hay writ off), qua đó giảm vốn chủ sở hữu. Khi đó, các ngân hàng sẽ có vốn chủ sở hữu rất thấp so với trước khi óa các khoản nợ ấu. Điểm hay của giải pháp này là sau khi writ off, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng sẽ rất thấp, rất có lợi cho Chính phủ. Ví dụ, nếu trước khi hạch toán vốn của ngân hàng cần tái cấu trúc và 1.000 tỉ đồng, Chính phủ góp thêm vốn 200 tỉ đồng thì chỉ chiếm chưa tới 20%.

Tuy nhiên, nếu nợ ấu của ngân hàng này cần writ off là 800 tỉ đồng thì vốn sau khi điều chỉnh chỉ còn 200 tỉ. Khi đó Chính phủ Thái bơm thêm 200 tỉ đồng vào vốn điều lệ là đã được sở hữu 50% ngân hàng này. Đây là biện pháp rất cứng rắn của Chính phủ Thái Lan trước sức ép của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc

72

tế (IMF). Nhiều ngân hàng Thái đã phải tự đi tìm đối tác để tăng vốn, thay vì sử dụng vốn của Ngân hàng Trung ương.

3) Mở rộng tỉ lệ sở hữu nước ngoài trong thời gian nhất định

Đây là biện pháp mà Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng thành công. Một số ngân hàng được tăng hạn mức cho nhà đầu tư nước ngoài lên rất cao, ví dụ 75% (mức hiện tại của Việt Nam là 30%), để nhà đầu tư mới có thể vào kiểm soát và vực dậy ngân hàng trong khoảng thời gian 10 năm. Cổ đông nước ngoài phải cam kết sau thời hạn 10 năm sẽ giảm tỉ lệ sở hữu của họ uống th o luật định, thông qua việc bán lại cho cổ đông trong nước

4) Cải thiện lòng tin vào hệ thống ngân hàng

Chính phủ Anh đã tăng mức bảo hiểm (BHTG) tiền gửi tối đa từ 35.000 bảng (55.000 USD) lên 85.000 bảng (135.000 USD) sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Tại Philippin s, mức bảo hiểm tiền gửi là 500.000 p so (12.000 USD) để gia tăng lòng tin của công chúng. Công ty BHTG FDIC ở Mỹ nhiều khi có vai trò còn lớn hơn Ngân hàng Trung ương của Mỹ. Vai trò đầu tàu của BHTG là kiểm soát rủi ro và quản lý các ngân hàng. Nếu như tại Mỹ, trước cửa hay trên quầy giao dịch của mỗi ngân hàng đều dán tấm bảng liên quan tới BHTG để người gửi tiền tăng niềm tin về khoản tiền gửi của mình thì tại Việt Nam, nhiều người còn chưa biết đến sự uất hiện của BHTG.

Ở Việt Nam, mức bảo hiểm tiền gửi tối đa hiện tại là 50 triệu đồng (từ năm 2005) là quá thấp (dù khách hàng đang gửi tiết kiệm 50 triệu, 100 triệu hay vài tỷ đồng tại một ngân hàng, trong trường hợp chẳng may ngân hàng đó gặp vấn đề, các khoản tiền gửi không thể lấy lại được thì số tiền tổ chức BHTG Việt Nam có thể đền bù cho mỗi khách hàng tối đa c ng chỉ 50 triệu đồng) và đã có một số ý kiến nâng mức bảo hiểm này lên 200 triệu đồng, gấp 5 - 6 lần thu nhập bình quân đầu người hiện nay tại Việt Nam. Tỷ lệ này đã được áp dụng ở một số quốc gia như Thái Lan, Philippin s và Mỹ.

5) Thành lập Ban Tái cấu trúc Quốc gia về hệ thống ngân hàng

Khi đã ác định được mức vốn thực của các NHTM sau khi bù đắp các khoản thiệt hại về nợ ấu và dự phòng, NHNN có thể yêu cầu các ngân hàng tăng vốn hoặc sáp nhập với nhau để đạt được mức vốn tối thiểu đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Khi có quỹ tái cấu trúc, NHNN có thể mua cổ phần của các ngân hàng có mức vốn dưới tỉ lệ an toàn. Vào cuối những năm 1990, Ngân hàng Trung ương Thái - BOT

73

đã lập quỹ tương tự. BOT khuyến khích các ngân hàng hợp nhất b ng cách cung cấp vốn đối ứng cho bên mua và đứng ra bảo lãnh khoản lỗ từ danh mục nợ ấu (sau khi đã lập đầy đủ dự phòng) trong các năm hoạt động đầu tiên. BOT còn cung cấp vốn cho các ngân hàng dưới dạng vốn cổ phần thông thường và vốn cổ phần ưu đãi. Các ngân hàng có quyền mua lại vốn đầu tư của BOT với giá gốc cộng với chi phí vốn.

6) Giải quyết nợ xấu và thanh lý các tài sản không nằm trong hoạt động cốt lõi

Trước đây, Ngân hàng Trung ương Thái Lan c ng đã khuyến khích các ngân hàng thương mại thành lập các công ty quản lý nợ và tài sản ấu (gọi tắt là AMC) để mua lại các khoản nợ ấu cuối thập niên 1990. Th o tác giả, mô hình AMC trước đây c ng đã được áp dụng thử ở Ngân hàng Công Thương thời khủng hoảng Epco - Minh Phụng năm 2001- 2002 nhưng không được áp dụng triệt để.

NHNN cần nghiên cứu mô hình cho phép các ngân hàng có nợ ấu cao tách biệt hoạt động thành 2 pháp nhân khác nhau: “ngân hàng tốt” và “ngân hàng ấu”. Ngân hàng ấu sẽ tập trung giải quyết triệt để các khoản nợ này, còn ban lãnh đạo ngân hàng có thể tập trung phát triển hoạt động cho vay mới có hiệu quả ở “ngân hàng tốt”. Việc tách biệt giữa “ngân hàng tốt” và “ngân hàng ấu” đã được nhiều nước áp dụng thành công, như Ngân hàng North rn Rock tại Anh và nhiều ngân hàng khác ở Mỹ và châu Âu.

7) Xác định một cách rõ ràng và chính xác mức độ mất vốn của ngân hàng

Ở Thái lan, để giải quyết cuộc khủng hoảng năm 1997, Ngân hàng Trung ương Thái (BOT) đã siết chặt quy định về phân loại nợ và chuẩn mực kế toán về lập dự phòng rủi ro tín dụng. BOT đã yêu cầu các NHTM phân loại tất cả các khoản vay quá hạn lãi hoặc gốc 3 tháng thành các khoản cho vay không hiệu quả. Kết quả là tỉ lệ NPL tăng lên đến 45% và hàng loạt ngân hàng thiếu vốn hoặc rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán (tổng công nợ lớn hơn tổng tài sản), phải tái cấu trúc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng TMCP sài gòn sau sáp nhập (Trang 80)