Thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS trên địa bàn Quận

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở quận Đống Đa thành phố Hà Nội (Trang 51)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.3.Thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS trên địa bàn Quận

bàn Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội

Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, giáo dục trung học cơ sở ở Quận Đống Đa đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Nhà nước đã và đang đầu tư thích đáng về cơ bản vật chất, về trang thiết bị dạy học cho các trường THCS. Trong bản thân các trường, công tác bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng học sinh giỏi được phát huy và có chất lượng, nhiều giáo viên là cốt cán của ngành giáo dục trong thành phố.

Để có được bức tranh cụ thể, phản ánh thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS trên địa bàn quận , đồng thời tạo cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý của nhà quản lý đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chúng tôi đã điều tra thực trạng 194 cán bộ quản lý và giáo viên ở 4 trường THCS Quận Đống Đa (trong đó có 28 cán bộ quản lý là nhà quản lý và tổ trưởng chuyên môn, 166 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy). Trong quá trình điều tra, để lượng hoá các phương diện đánh giá (sự cần thiết, thực trạng triển khai và tác dụng của các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS) chúng tôi đã tiến hành cho điểm tương ứng với các mức độ đó, cách tính điểm được thể hiện trên bảng số 2.1.

Bảng 2.1. Điểm trọng số của các mức độ đánh giá

Sự cần thiết của các biện pháp

Rất cần thiết 3 điểm

Cần thiết 2 điểm

Không cần thiết 1 điểm Thực trạng triển khai các

biện pháp

Thường xuyên 3 điểm Đã thực hiện 2 điểm Chưa thực hiện 1 điểm Tác dụng của các biện pháp Tác dụng nhiều Tác dụng ít 3 điểm2 điểm Không tác dụng 1 điểm Các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS được đánh giá theo các mức độ của 3 phương diện trên là:

- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về bồi dưỡng thường xuyên - Đảm bảo các qui định pháp lý về bồi dưỡng giáo viên

- Tổ chức bộ máy và xây dựng lực lượng cốt cán bồi dưỡng giáo viên

- Xác định cụ thể nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên để hoạch định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng phù hợp cho các nhóm giáo viên

- Chỉ đạo cập nhật các nội dung bồi dưỡng

- Giám sát thực hiện bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở quận Đống Đa thành phố Hà Nội (Trang 51)