Yêu cầu đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở quận Đống Đa thành phố Hà Nội (Trang 37)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

1.4.2. Yêu cầu đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS

THCS

Thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ năm học 2006 - 2007 đã xác định các yêu cầu về đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên các trường THCS, theo dõi các yêu cầu đổi mới quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên được thể hiện qua các nội dung như sau:

- Các Sở GD&ĐT kiện toàn bộ máy thực hiện chức năng kiểm tra công tác giáo dục với số lượng cán bộ chuyên trách đạt ít nhất 10% tổng biên chế quản lý Nhà nước của cơ quan sở, tăng cường những cán bộ có kinh nghiệm quản lý, có phẩm chất tốt để thực hiện kiểm tra công tác bồi dưỡng giáo viên do Sở giáo dục và đào tạo quản lý.

- Tập trung thích đáng vào công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cụ thể là: Đặt trọng tâm vào quản lý bồi dưỡng thực hiện sách giáo khoa phân ban; chú trọng quản lý việc tuân thủ nội dung chương trình bồi dưỡng; việc thực hiện quy định của Bộ về nội dung, chương trình giảng dạy; quản lý chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng tại cơ sở.

- Kiểm tra, thanh tra việc triển khai Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Đề án của Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt, tiến hành kiểm tra việc tổ chức đánh giá phân loại giáo viên, giải quyết bộ phận giáo viên dôi dư, giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vừa đảm bảo yêu cầu kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ vừa thực hiện đúng đắn chính sách của Nhà nước. Tập trung kiểm tra việc tiêu chuấn hoá trình độ đào tạo, bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên, thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật cán bộ, công chức, viên chức.

- Từ năm học này, công tác thanh kiểm tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên cũng như quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện theo Thông tư số 07/2004/TT- BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn số 106/TTr ngày 31/3/2004 của Bộ.

Công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên nhằm đánh giá, tư vấn thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên nói chung và của giáo viên dạy các lớp theo chương trình và sách giáo khoa mới, đặc biệt là những giáo viên dạy chéo môn, giáo viên chưa đạt chuẩn, giáo viên năng

lực yếu và phân loại giáo viên lấy làm căn cứ để bố trị lại những người không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 chúng tôi đã phân tích và hệ thống hoá những nội dung cơ bản, chủ yếu bao gồm các khái niệm: quản lý, quản lý giáo dục, bồi dưỡng, biện pháp và các biện pháp quản lý. Hệ thống các vấn đề cơ bản trong nội dung chương 1 là điều kiện cần thiết để các hiệu trường chỉ đạo, tổ chức cho đội ngũ giáo viên trong các trường THCS, đồng thời đó cũng là cơ sở để nghiên cứu đề xuất một số biện pháp của nhà quản lý đổi với công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho các nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THCS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở quận Đống Đa thành phố Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w