Những khó khăn của các cấp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở quận Đống Đa thành phố Hà Nội (Trang 61)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.4.1. Những khó khăn của các cấp quản lý

Bảng 2.5. Những khó khăn của các cấp quản lý trong quản lý bồi dưỡng giáo viên

STT Những khó khăn Thườngxuyên khi Đôi Ít khi Σ XThứ bậc

1

Khó khăn trong việc nắm chắc nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên

0% 80 % 20% 18 1,8 4

2

Khó khăn trong việc giúp đỡ giáo viên nhận thức về tầm quan trọng của BDGV

30% 60% 10% 22 2,2 1

3

Khó khăn trong việc tổ chức bộ máy, lực lượng thực hiện bồi dưỡng

30% 30% 40% 19 1,9 3

4

Khó khăn trong việc đảm bảo tính pháp chế của các qui định về bồi dưỡng

10% 60% 30% 18 1,8 4

5 Khó khăn trong việc cập

nhật nội dung bồi dưỡng 10% 60 % 30 % 18 1,8 4 6 Khó khăn trong việc đổi

mới PP và hình thức BD 10 % 80 % 10% 20 2,0 2 7

Khó khăn trong việc giám sát và kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng

0 % 60 % 40% 16 1,6 5

Điểm TB chung

X 1,61

Qua kết quả ở bảng 2.5 cho thấy:

Khó khăn thứ nhất là việc làm cho giáo viên nhận thức rõ tầm quan trọng của bồi dưỡng thường xuyên đối với phát triển nghề nghiệp của giáo viên. Đánh giá ở mức độ thường xuyên gặp chiếm tỷ lệ cao nhất (60%),

điểm trung bình −

X = 2,2 xếp bậc 1 (điểm trung bình cao hơn so với điểm trung bình chung −

X = 1,61). Trên thực tê, trong bối cảnh của sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và lượng thông tin trên mọi lĩnh vực của đời sống rất đa dạng, phong phú, đòi hỏi người GV phải không ngừng học tập, nghiên cứu, bổ sung. Đó là những thách thức đối với GV THCS. Hơn nữa, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo nội dung kiến thức môn học làm cho mỗi GV phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ. Muốn vậy người giáo viên phải thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, GV chưa nhận thức được vấn đề này. Phần lớn các giáo viên đều cho rằng, do qui định nên họ phải tham gia các lớp bồi dưỡng.

Khó khăn thứ hai là khó khăn trong việc đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng giáo viên. Kết quả đánh giá ở mức độ thường xuyên gặp chiếm tỷ lệ 80%, điểm trung bình chung −

X = 2,0; xếp bậc 2. Điều này cũng phản ánh thực tế các cán bộ cốn cán làm công tác bồi dưỡng giáo viên mặc dù đã được tập huấn về phương pháp mới trong bồi dưỡng giáo viên nhưng mức độ áp dụng những phương pháp này của họ còn rất nhiều hạn chế. Lý do cơ bản do các giáo viên cốt cán ngại thay đổi và không đủ thời gian cùng các nguồn lực khác để thực hiện đổi mới phương pháp bồi dưỡng.

Về hình thức bồi dưỡng, phần lớn các nội dung bồi dưỡng đều được thực hiện theo hình thức lớp bài, với số lượng giáo viên tham dự bồi dưỡng đông. Hình thức này tiết kiệm về chi phí nhưng hiệu quả và chất lượng không cao.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở quận Đống Đa thành phố Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w