8. Dự kiến cấu trúc luận văn
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được
lý các trường THCS đã và đang thực hiện, nhưng vì lý do nào đó mà kết quả thực hiện chưa cao hoặc chưa được quan tâm thoả đáng, do đó việc nghiên cứu và đưa ra bảy biện pháp này để giúp nhà quản lý các trường tham khảo, xem xét để vận dụng vào công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên ở đơn vị mình là đích mà chúng tôi muốn đạt tới.
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất đề xuất
Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm tại thực tiễn địa phương, chúng tôi lựa chọn các đồng chí CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và GV uy tín, có trách nhiệm để khảo nghiệm và trưng cầu ý kiến về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Số lượng CBQL, Tổ trưởng CM, GV tham gia khảo nghiệm: Tổng số 51, trong đó 13 CBQL (Cán bộ Phòng, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) 19 tổ trưởng chuyên môn, 19 GV đang công tác tại các trường THCS của quận.
Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS trên địa bàn quận Đống Đa Thành phố Hà Nội được thể hiện qua số liệu của bảng 3.1
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp
Stt Các biện pháp Tính cần thiết Σ Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1 Động viên khích lệ việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên
33 64,7 18 35,3 0 0 135 2,65 2
2
Sử dụng các phương pháp quản lý để quản lý công tác
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp
3
Đổi mới hình thức bồi dưỡng gắn với đổi mới chương trình THCS
29 56,9 21 41,2 1 1,9 130 2,55 3
4
Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
17 33,3 32 62,8 2 3,9 117 2,29 5
5
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên
28 54,9 22 43,1 1 1,9 129 2,53 4
Điểm TB chung 2,56
Nhận xét: Với kết quả khảo sát chuyên gia ở bảng 3.1 cho thấy các chuyên gia đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất có mức độ cần thiết rất cao bởi vì với điểm trung bình = 2,56 và có 5/5 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung bình > 2,0 trong đó có 4/5 biện pháp đề xuất (57%) có điểm trung bình > 2,5. Đặc biệt có 2 biện pháp được đánh giá tính cần thiết cao nhất là biện pháp 2 và biện pháp 1.
Mức độ cần thiết của các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn đã đề xuất tương đối đồng đều, bởi vì khoảng cách giữa các gía trị điểm trung bình không quá xa nhau. Chúng ta có thể so sánh mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất bằng biểu đồ sau:
Kết quả khảo nghiệm khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên THCS đã đề xuất được thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp Stt Các biện pháp Tính khả thi Σ x Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1 Động viên khích lệ việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên
26 51,0 24 47,0 1 2,0 127 2,49 1
2
Sử dụng các phương pháp quản lý để quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp
18 35,5 29 56,9 4 7,8 116 2,27 5
3
Đổi mới hình thức bồi dưỡng gắn với đổi mới chương trình THCS
22 43,1 29 56,9 0 0 124 2,42 2
4
Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
21 41,2 30 58,8 0 0 123 2,41 3
5
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên
22 43,1 27 52,9 2 4,0 122 2,39 4
Điểm TB chung 2,40
Nhận xét: Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy ý kiến đánh giá các biện pháp đã đề xuất với điểm trung bình chung = 2,40 có tính khả thi tương đối cao, điểm bình quân của các biện pháp đề xuất tập trung, độ phân tán ít 2,27 < < 2,49 tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình > 2,0.
Mức độ khả thi của các biện pháp được các chuyên gia đánh gía không giống nhau, đó là tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục.
Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp
Kết quả nghiên cứu trên đây khẳng định cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
Kết luận chương 3
Căn cứ vào định hướng công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo và định hướng đổi mới quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS của Quận Đống Đa, đề tài đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên THCS trên địa bàn quận, bao gồm:
1. Động viên khích lệ việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên
2. Sử dụng các phương pháp quản lý để quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp
3. Đổi mới hình thức bồi dưỡng gắn với đổi mới chương trình THCS 4. Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
5. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên
Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất,
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Sau những kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: Việc quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở THCS Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội nói riêng và quản lý bồi dưỡng cho giáo viên toàn ngành GD nói chung là một việc làm cần thiết, nhất là tình hình phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trong xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới và công cuộc CNH-HĐH của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này cần phải có được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, của UBND và Phòng GD&ĐT quận Đống Đa và đặc biệt là đội ngũ CBQL ở các trường THCS trong quận. Đó là một công việc quan trọng và cấp bách, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, làm cơ sở cho việc thực hiện đổi mới quản lý mà Bộ GD&ĐT đã phát động từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Điều đó đòi hỏi CBQL các cấp cần nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS trong hoạt động GD, đồng thời phải căn cứ vào thực trạng về quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS quận Đống Đa để có các biện pháp tốt nhằm quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS quận Đống Đa đạt hiệu quả cao.
Với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS đổi mới phương pháp quản lý dạy học ở các trường THCS, đề tài đã xây dựng và hệ thống một số khái niệm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận về các biện pháp bồi dưỡng giáo viên trong quản lý nhà trường. Đó là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể thông qua việc quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS một cách có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tác động đến tập thể giáo viên
và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học, giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu đề ra.
Đề tài cũng đã phân tích được thực trạng
+ Nâng cao nhận thức cho giáo viên về bồi dưỡng thường xuyên + Đảm bảo các qui định pháp lý về bồi dưỡng giáo viên
+ Tổ chức bộ máy và xây dựng lực lượng cốt cán bồi dưỡng giáo viên
+ Xác định cụ thể nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên để hoạch định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng phù hợp cho các nhóm giáo viên + Chỉ đạo cập nhật các nội dung bồi dưỡng
+ Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng
+ Giám sát thực hiện bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng
- Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường chậm đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo, nhạy bén; chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn; chưa coi trọng công tác bồi dưỡng giáo viên THCS trong nhà trường.
- Một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới; đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng còn thiếu, tay nghề còn hạn chế; một số ít chưa toàn tâm toàn ý với nghề.
- Giáo dục phổ thông chịu sức ép lớn về nhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng.
- Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn ít, trang thiết bị dạy học nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS.
2) và qua việc khảo sát thực trạng lấy ý kiến cán bộ, giáo viên, học sinh, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội như sau:
Biện pháp 1: Động viên khích lệ việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên.
Biện pháp 2: Sử dụng các phương pháp quản lý để quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp
Biện pháp 3: Đổi mới hình thức bồi dưỡng gắn với đổi mới chương trình THCS
Biện pháp 4: Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên
Những biện pháp của đề tài là sự vận dụng, cụ thể hóa của khoa học quản lý vào hoạt động quản lý ở các trường THCS. Các biện pháp đưa ra là kết quả tổng kết các kinh nghiệm và qua các ý kiến tham khảo, góp ý của các lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT, đội ngũ CBQL các trường THCS, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Các biện pháp đưa ra đã được khảo nghiệm qua việc trưng cầu ý kiến của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THCS về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp. Các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi ở mức độ cao.
Việc nghiên cứu của đề tài có thể góp phần giúp cho phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trường THCS có được các biện pháp, phương pháp cải tiến trong quá trình quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS, từ đó tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý, tăng hiệu suất công việc, nâng cao uy tín và thương hiệu của các nhà trường.
KHUYẾN NGHỊ:
Để thực hiện các giải pháp có hiệu quả, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
* Với Bộ GD&ĐT
- Có các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn chi tiết trong quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS để Phòng GD&ĐT và các trường THCS có hành lang pháp lý để thực hiện.
- Tăng biên chế về cán bộ giáo viên đã qua nhiều lớp bồi dưỡng giáo viên THCS trong nhà trường và có chế độ chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với những cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức
chính trị.
- Tích cực mở các khóa bồi dưỡng giáo viên THCS tại cơ sở giáo dục sao cho đồng bộ, đạt hiệu quả cao, tăng cường các dự án về QLGD trong đó có việc bồi dưỡng giáo viên THCS.
- Đa dạng hoá và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS trong giáo dục, giúp CBQL, GV, NV nâng cao nhận thức và năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
* Với UBND thành phố
- Cần ban hành các qui định, định mức cụ thể để đầu tư cho công tác
bồi dưỡng giáo viên THCS ngành GD-ĐT, có cơ chế ưu tiên cho những địa phương vùng nông thôn, điều kiện kinh tế của nhân dân còn khó khăn về tài chính và CSVC.
- Tăng cường đầu tư kinh phí hàng năm cho công tác bồi dưỡng giáo viên THCS của ngành GD-ĐT như hỗ trợ kinh phí đào tạo – bồi dưỡng giáo viên, ưu tiên đầu tư hạ tầng cơ sở cho ngành GD-ĐT để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, học tập và các dịch vụ công.
- Cho định mức biên chế với các giáo đã qua nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS trên địa bàn.
- Ban hành và thống nhất các tài liệu dùng chung trong các khóa đào tạo - bồi dưỡng giáo viên THCS: Tài liệu Dạy – học tích cực, Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, Tài liệu bổ trợ và thiết bị dạy học, Chăm sóc tâm lý và Phát triển chuyên môn liên tục cho giáo viên, Hỗ trợ dạy tiếng Việt cho hoc sinh vùng dân tộc thiểu số...
* Với Sở GD&ĐT
- Tạo điều kiện để CBQL, GV, NV, HS trong ngành thường xuyên được cập nhật tài liệu về đào tạo - bồi dưỡng giáo viên THCS, phù hợp, sát thực tế. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ ở mỗi đơn vị trường học và trong toàn ngành.
- Tạo được sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn ngành để xây dựng và khai thác kho tài liệu chung, đặc biệt coi trọng việc vận dụng tài liệu đã được tập huấn đào tạo – bồi dưỡng giáo viên THCS trong thực tiễn là một vấn đề mấu chốt để đổi mới công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy học.
- Có cơ chế, chính sách để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THCS trong nhà trường phổ thông.
- Có cơ chế khen thưởng kịp thời các đơn vị làm tốt công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS trong QLGD.
* Đối với UBND huyện
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các bậc học, khi đó hầu hết các giáo viên THCS trên cả nước đều được bồi dưỡng, bởi vì, đi liền với trường chuẩn là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các giáo viên phải đồng bộ.
- Có cơ chế đầu tư cho ngành giáo dục về tài chính, đầu tư tài liệu và thiết bị phục vụ cho công tác dạy tốt – học tốt, khuyến khích các giáo viên ngành giáo dục phát huy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sau mỗi khóa tập huấn bồi dưỡng giáo viên THCS.
* Đối với Phòng GD &ĐT
- Đề ra các chủ trương lớn, rõ ràng và có các kế hoạch cụ thể trong việc triển khai đào tạo - bồi dưỡng giáo viên THCS trong các nhà trường. Lựa chọn, thống nhất các tài liệu phục vụ trong quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS, xây dựng, hoàn thiện đạo đức chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên của Ngành.
- Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính cho các trường THCS để phục vụ tốt cho công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS.
- Có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng giáo viên THCS nâng cao trình độ về chuyên môn và nghiệp vụ.
- Tham mưu với UBND huyện có chính sách ưu đãi thu hút cán bộ,