Những khó khăn của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở quận Đống Đa thành phố Hà Nội (Trang 64)

8. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.4.2.Những khó khăn của giáo viên

Bảng 2.6. Những khó khăn của GV trong bồi dưỡng

STT Khó khăn Số lượng Tỷ lệ Thứ bậc

1 Không đủ thời gian để nghiên cứu hết các nội

dung được bồi dưỡng 31 62% 2

2 GV không có cơ hội để trao đổi với cán bộ

tập huấn 16 32% 4

3 Kết quả bồi dưỡng không có tác dụng trực

tiếp tới chất lượng công việc 18 36% 3 4 GV không có nhu cầu tham gia bồi dưỡng 32 64% 1 5 Khó bố trí thời gian tham dự bồi dưỡng 02 4% 5

Qua kết quả ở bảng 2.6 cho thấy:

Khó khăn chủ yếu của GV trong bồi dưỡng thường xuyên là ở chính nhận thưc, quan điểm về bồi dưỡng của GV. 64% GV cho rằng họ chưa có nhu cầu bồi dưỡng. Đây là tâm lý chung của giáo viên THCS. Phần lớn các giáo viên đều cho rằng bản thân đã chú trọng và làm tốt công việc của mình là giảng dạy và giáo dục học sinh. Vì vậy, họ cho rằng thực tế công việc hiện tại chưa đặt ra những yêu cầu cao mà họ phải bồi dưỡng mới đạt được.

Những khó khăn còn lại của giáo viên THCS trong bồi dưỡng thường xuyên có liên quan trực tiếp đến vấn đề tổ chức bồi dưỡng như:

- Tương tác của giáo viên tham dự bồi dưỡng với cán bộ cốt cán làm nhiệm vụ báo cáo viên

- Việc sử dụng kết quả bồi dưỡng ít có giá trị, tác dụng với việc tạo động lực để giáo viên THCS tham gia bồi dưỡng

- Thời gian bồi dưỡng không nhiều trong khi dung lượng kiến thức trong đợt bồi dưỡng nhiều nên giáo viên không có điều kiện để nghiên cứu đầy đủ các nội dung bồi dưỡng.

Kết luận chương 2

Trong chương này chúng tôi đã khái quát tình hình phát triển kinh tế, chính trị và giáo dục của Quận Đống Đa trong những năm gần đây. Qua điều tra thực trạng đội ngũ giáo viên ở các trường THCS, kết quả đã cho thấy, giáo dục THCS trên địa bàn đang được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Đội ngũ giáo viên ở các nhà trường trong những năm qua đã đáp ứng được những yêu cầu của đối mới chương trình.

Công tác bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn hoá về trình độ đã đặc biệt được quan tâm. Đội ngũ cán bộ quản lý đều nắm vững nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nắm vững mục tiêu từ đó làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ các cấp chính quyền địa phương để cùng phối hợp chỉ đạo đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, cha mẹ học sinh cùng biết để vào cuộc tạo dư luận và sự phối hợp tích cực giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục học sinh.

Các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên đều được đánh giá là cần thiết, tuy nhiêm mức độ thực hiện các biện pháp chưa được như mong muốn, do đó hạn chế tác dụng của các biện pháp này.

Thực trạng các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS của Quận Đống Đa cũng phản ánh phần nào những khó khăn của các cấp quản lý trong quản lý bồi dưỡng giáo viên cũng như các khó khăn của giáo viên khi tham gia bồi dưỡng thường xuyên.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở quận Đống Đa thành phố Hà Nội (Trang 64)