Quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG ở CÔNG TY cấp nước TỈNH SA LA văn (Trang 41)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.4.2. Quản trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp lưu trữ để sản xuất hoặc bán ra sau này.

Quản trị hàng tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản trị các hoạt động nhằm vào nguyên vật liệu, hàng hóa đí vào, đí qua và đi ra khỏi doanh nghiệp. Quản trị hàng tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng bởi vì nếu dự trữ không hợp lý sẽ làm cho qúa trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, hiệu quả mang lại không cao. Việc quản trị hàng tồn kho có hiệu quả phải đạt được 2 mục tiêu sau: mục tiêu an toàn và mục tiêu kinh tế.

1.4.3. Quản trị các khoản phải thu

Các khoản phải thu chính là số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý tới các nhân tố mà mình có thể kiểm soát được, tác động lớn tới chất lượng của các khoản phải thu, đó chính là chính sách tín dụng và theo dõi các khoản phải thu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào khác, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mục đích là sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ để trao đổi với các đơn vị kinh tế khác nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng để tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn. “Vốn kinh doanh là giá trị của các tài sản hiện có của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền”.

Xem xét dưới giác độ vật chất thì phân thành hai loại vốn là: vốn thực (công cụ lao động, đối tượng lao động) và vốn tài chính (tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán và các giấy tờ có giá trị như tiền). Theo hình thái biểu hiện chia ra: vốn hữu hình (công

cụ lao động, đối tượng lao động, tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán...). Căn cứ vào phương thức luân chuyển chia ra: vốn cố định và vốn lưu động.

Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, gồm hai nguồn cơ bản là: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Nguồn vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc cổ đông trong công ty cổ phần. Nguồn vốn vay bao gồm: tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu, tín dụng thương mại.

Nhu cầu về vốn, nếu xét trên giác độ mỗi doanh nghiệp là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm và thu nhập cho người lao đọng, đóng góp cho xã hội... Như vậy, vốn kinh doanh là công cụ quan trọng để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh phản ánh các quan hệ về lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư. Vốn kinh doanh cho phép khả năng lựa chọn của doanh nghiệp trong sự phân tích nhu cầu của thị trường là: quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Về cơ cấu vốn kinh doanh có nhiều cách phân loại, xong nếu căn cứ vào qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp, vào mục đích sử dụng số tiền vốn mà doanh nghiệp có thì được chia làm hai loại, đó là: vốn cố định và vốn lưu động. Sự khác nhau cơ bản đó là: nếu như vốn cố định tham gia vào vào qúa trình sản xuất như tư liệu lao động thì vốn lưu động là đối tượng lao động. Nếu vốn lưu động tạo ra thực thể của sản phẩm hàng hóa thì vốn cố định là phương thức để dịch chuyển vốn lưu động thành sản phẩm hàng hóa. Mặt khác, nếu như vốn lưu động được kết chuyển một lần vào giá trị của sản phẩm hàng hóa và thu hồi được ngay sau khi doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa, còn vốn cố định tham gia nhiều lần vào qúa trình sản xuất kinh doanh và kết chuyển vào giá trị sản phẩm hàng hóa dưới hình thức khấu hao.

Vốn cố định được coi là điều kiện cần cho bất kỳ sản xuất kinh doanh nào, nó chỉ thực sự phát huy tác dụng giá trị của tài sản đã đầu tư phải có điều kiện đủ, đó là vốn lưu động. Khác với vốn cố định, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất. Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động được luân chuyển không ngừng qua ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. Trong

mỗi giai đoạn đó, vốn lưu động được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là hình thái vật chất hay hình thái giá trị. Có thể thấy rằng, là điều kiện vật chất không thể thiếu được của qúa trình tái sản xuất. Nếu doanh nghiệp không đủ vốn thì việc tổ chức sử dụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn và do đó qúa trình sản xuất cũng bị trở ngại hay gián đoạn. Hơn nữa, có đủ vốn lưu động nhưng công tác điều hành, quản lý sử dụng vốn lưu động đó thiếu sự nhất quán trong các khâu từ hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát thì vốn lưu động sẽ không phát huy hết tác dụng, hiệu quả kinh tế mang lại không cao thậm chí còn đối mặt với rủi ro bị mất vốn.

Sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá thực trạng sử dụng vốn kinh doanh nói chung, và trong sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp nói riêng không những chỉ có ý nghĩa thiết thực về mặt lượng mà còn giúp cho các doanh nghiệp về mặt chất trong việc nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất.

Trong phần chương1 này, tác giả đã hệ thống hoá các lý thuyết cơ bản nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ nhất nêu lên về các khái niệm, đặc điểm, phân loại và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Thứ hai đưa ra khái niệm, đặc điểm, phân loại, các hình thức biểu hịên và giải pháp huy động vốn lưu động. Thứ ba nêu lên về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, các yếu rố ảnh hưởng và bảo toàn trong sử dụng vốn lưu động.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CẤP NƯỚC

TỈNH SALAVĂN

2.1.SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC TỈNH SALAVĂN CÔNG TY CẤP NƯỚC TỈNH SALAVĂN

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty cấp nước tỉnh Salavăn

2.1.1.1. Sơ lược về Công ty cấp nước tỉnh Salavăn

Công ty cấp nước sạch tỉnh Salavăn là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập lên năm 1991, và là một đơn vị hoạt động kinh doanh thuộc trực thuộc Tổng công ty cấp nước sạch của CHDCND Lào. Đến năm 1998 đã tách ra từ Tổng công ty cấp nước sạch của Lào thành Công ty cấp nước tỉnh Salavăn dưới sự quản lý của Sở Giao thông vận tải tỉnh Salavăn và sau đó Bí thư tỉnh ủy đã thành lập hội đồng quản trị để kiểm tra, giám sát theo dõi hoạt động của Công ty. Thời kỳ bắt đầu đi vào hoạt động, công tác cung cấp nước mới chỉ có triển khai được tại thành thị huyện Salavăn, là trung tâm của tỉnh; đến nay hoạt động cấp nước không chỉ riêng huyện Salavăn, mà còn mở rộng mạng lưới dịch vụ cấp nước ra các huyện lân cận có điều kiện thích hợp.

Nhận được vốn vay của ngân hàng phát triển châu Á (ADB), gói tài trợ của Bỉ (BTC) và gói tài trợ của Liên hợp quốc về phát triển hạ tầng kiển trúc (UN-habitat) được sử dụng vào việc nâng cấp và phát triển hệ thống cấp nước cho các huyện như các huyện Lau ngam, Không sê đôn và Tạ ội với trị giá 4 triệu USD (trong đó có vốn góp của Chính phủ Lào). Cụ thể như sau:

+ Phát triển hệ thông cấp nước huyện Salavăn:

Năm 1993, Chình phủ Lào nhận được gói vốn vay từ Ngân hàng phát triển châu Á đối với dự án cấp nước 4 tỉnh Nam Lào, trong đó một phần được sử dụng vào phát triển hệ thống cấp nước cho huyện Salavăn với trị giá: 2.097.877 USD (tương đương 1.872.208.922 LAK). Để tiếp tục nâng cấp hệ thống cấp nước cho huyện Salavăn, Chính phủ Lào đã phê duyệt gói cho vay có trị giá: 2.951.666.401 LAK với thời hạn 20 năm, thời gian hoãn lãi 3 năm đầu, mức lãi suất 6,6%/năm.

+ Phát triển hệ thống cấp nước huyện Lau ngam:

Mốc đánh dấu về phát triển hạ tầng cơ sở cấp nước cho huyện Lau ngam là năm

1987, với dự án dẫn nước dưới sự quan lý của Trung tâm vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch thuộc Bộ Y Tế Lào để cung cấp nước cho văn phòng và bệnh viện của huyện. Do nhu cầu phát triển, đến năm 1997 Chính quyền tỉnh Salavăn đã chuyển giao công trình này cho Công ty cấp nước Salavăn điều hành, quản lý và sử dụng. Nhằm đáp ứng nhu cầu của dân chúng, Công ty cấp nước Salavăn đã nâng cấp hệ thống cấp nước bằng nguồn vốn của Công ty, với trị giá 44.000.000 LAK để cung cấp nước cho địa bàn huyện tới 400 hộ gia đình.

Năm 2000, Chình phủ Lào tiếp tục nhận được viện trợ từ Tổ chức tài trợ Bỉ để tiếp tục phát triển hệ thống cấp nước cho huyện Lau ngam . Dự án này đã hoàn thành và đi vào sản xuất năm 2005, với trị giá: 524.748 USD (tương đương: 5.442.160.542 LAK).

+ Phát triển hệ thống cấp nước huyện Không sê đôn:

Năm 1997, đã bắt đầu dự án phát triển cấp nước cho huyện Không sê đôn bằng nguồn vốn đầu tư của Công ty cấp nước Salavăn với trị giá: 90.000.000 LAK.

Năm 2003, tiếp nhận được viện trợ từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đối với dự án cấp nước sạch và vệ sinh đối với các huyện vùng sâu vùng xa (Loan 1710), trong đó một phần được sử dụng vào chương trình phát triển hệ thống cấp nước huyện Không sê đôn. Công trình này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2006 với trị giá: 1.330.298 USD (tương đương: 13.522.477.263 LAK). Trong tổng trị giá của công trình này, Chính phủ Lào đã phê duyệt một gói vay cho Công ty cấp nước Salavăn với trị giá: 3.491.256.649 LAK, thời hạn 25 năm, hoãn lãi 6 năm đầu, với mức lãi suất 6,4%/năm; giá trị còn lại được coi như là trị giá viện trợ không hoàn lại.

+ Phát triển hệ thống cấp nước huyện Tạ ội:

Với đặc điểm là một huyện nằm ở vùng sâu của tỉnh, viẹc phát triển hệ thống cấp nước của huyên Tạ ội tương đối đến chậm so với các huyện còn lại trong tỉnh. Công tác phát triển cấp nước cho huyện Tạ ội được xuất phát từ công trình hệ thống dẫn nước mặt dưới gói viện trợ của Tổ chức tài trợ Bỉ (BTC) với trị giá: 250.000.000 LAK cộng với góp vốn của địa phương trị giá: 125.000.000 LAK . Công trình này đã hoàn thành và đưa voà vận hành năm 2005.

Năm 2011, Chính quyền tỉnh Salavăn đã chuyển giao công tác điều hành, quản lý và sử dụng cho Công ty cấp nước Salavăn tiếp quản và để nâng cấp hệ thống, Công ty đã đầu tư thêm trị giá: 431.104.000 LAK.

Công ty cấp nước Salavăn có trụ sở văn phòng đặt tại đường phố số 20, xóm Na Lek, huyện Salavăn, tỉnh Salavăn. Số điện thoại và số Fax: +856 34 212 021. E-mail: tsonexay@gmail.com.

Ngành nghề kinh doanh:

- Khai thác, xử lý và cung cấp nước: khai thác, lọc nước phục vụ sinh hoạt đô thị, nông thôn và công nghiệp, phân phối nước sạch;

- Xây dựng công trình cấp nước, trạm bơm, phát triển hệ thống mạng lưới cung cấp nước đến các huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống và từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn.

- Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa hệ thống cấp nước dân cư và công nghiệp.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cấp nước Salavăn

(Nguồn: Phòng nhân sự)

Sơ đồ 2.1: sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cấp nước Salavăn

Về cơ cấu bộ máy tổ chức:

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cấp nước Salavăn xét thấy rằng Công ty này đang sử dụng sơ đồ tổ chức theo chức năng gồm 6 phòng, đó là các phòng hành chính – nhân sự; phòng kế hoạch – tài chính; phòng thương mại – thu tiền; phòng quản lý nợ; phòng sản xuất – tiêu thụ và phòng lắp đặt sửa chữa. Các phòng chức năng này nằm dưới sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc Công ty.

Ban giám đốc:

Ban giám đốc Công ty được bố trí 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc, là cấp quản lý cao nhất, có chức năng trong việc ra quyết định, điều hành, chỉ đạo, giám sát về hoạt động mọi mặt của Công ty và có tư cách pháp lý chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn Công ty.

BAN GIÁM ĐỐC Phòng Hành chính- Nhân sự Phòng Kế hoạch- Tài chính Phòng Thương mại-Thu tiền Phòng Quản lý nợ Sản xuất-Phòng Tiêu thụ Phòng Lắp đặt- Sửa chữa 34

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

+ Phòng hành chính – nhân sự:

- Được bố trí 3 người, trong đó gồm 1 trưởng phòng và 2 nhân viên.

- Đảm nhiệm chức năng vai trò chủ yếu của công ty các mặt công tác về lưu giữ, bảo mật văn thư; tuyển dụng, phỏng vấn, bổ trí nhân sự; theo dõi ghi chép về nhân công; làm công tác lương; xem xét bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thôi việc; lập kế hoạch về công tác phát triển và nâng cao trình độ; thực hiện các mặt công tác về bảo đảm lợi ích mọi mặt cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty…

+ Phòng kế hoạch – tài chính:

- Được bố trí 4 người, trong đó gồm 1 trưởng phòng và 3 nhân viên nghiệp vụ.

- Phòng kế hoạch – tài chính có chức năng và thực hiện những nhiệm vụ chính về: lập kế hoạch tài chính hàng năm, quý và theo dõi giám sát việc thực hiện các kế hoạch đó; thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý về kế toán - tài chính hàng tháng, quý và năm; kiểm tra các đơn xin ứng tiền của các phòng; phối hợp theo dõi với phòng quản lý nợ về các khoản phải thu của khách hàng; báo cáo quyết toán về công tác tài chính hàng năm.

+ Phòng thương mại – thu tiền:

- Được bố trí 7 người, trong đó gồm 1 trưởng phòng và 6 nhân viên.

- Phòng thương mại – thu tiền đảm nhiệm các mặt công tác của Công ty trong việc nắm bắt thông tin nhu cầu cung cấp nước của khách hàng; phối hợp với phòng lắp đặt – sửa chữa lên khảo sát, lên kế hoạch để lắp đặt hệ thống cung cấp nước cho khách hàng; thực hiện công tác ghi chép từng đồng hồ đo nước về khối lượng tiêu thụ nước của từng khách hàng; in ấn các hóa đơn và thu tiền.

+ Phòng quản lý nợ:

- Được bố trí 5 người, trong đó gồm 1 trưởng phòng và 4 nhân viên.

- Do đặc thù riêng trong việc quản lý khách hàng nên Công ty đã tổ chức Phòng quản lý nợ riêng để đảm nhiệm các mặt công tác của Công ty về thu hồi nợ. Nhất các khoản nợ khó đòi. Phối hợp với phòng hành chính – nhân sự về mặt pháp lý đối với khách hàng có thủ đoạn âm mưu không trả nợ.

+ Phòng sản xuất – tiêu thụ:

- Được bố trí 16 người, trong đó gồm 1 trưởng phòng và 15 nhân viên.

- Phòng sản xuất – tiêu thụ đảm nhiệm chức năng trong việc sản xuất nước hàng ngày tại các nhà máy lọc nước của Công ty quản lý; quản lý, xét nghiệm chất lượng nước theo tiêu chuẩn trước khi phân phối; thực hiện công tác bảo dưỡng, bảo trì

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG ở CÔNG TY cấp nước TỈNH SA LA văn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)