Cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG ở CÔNG TY cấp nước TỈNH SA LA văn (Trang 96)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.3.3.4. Cải cách thủ tục hành chính

Hiện nay cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đang làm ăn ở Lào gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn thuộc tầm vĩ mô của Nhà nước là thủ tục hành chính cồng kềnh, cửa quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Chính vì vậy để các doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp các cơ hội kinh doanh, tác giả luận văn xin đưa ra một kiến nghị là các thủ tục hành chính cần phải đảm bảo gọn nhẹ, thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động nhạy bén hơn. Đây là điều kiện hết sức quan trọng vì ngoài thị trường luôn luôn biến động.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cấp nước tỉnh Salavăn. Để giải pháp này có thể trở thành hiện thực đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của bản thân Công ty mà của tất cả các cấp, các ngành để tạo ra một bộ mặt mới cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cấp nước tỉnh Salavăn trong giai đoạn 2011 – 2013, với mục đích nhằm hạn chế tối đa những tồn tại và nâng cao hiệu quả trong sử dụng vốn lưu động trong những năm tiếp theo, có những bước chuyển biến tích cực, tác giả luận văn đề xuất:

Thứ nhất, định hướng kinh doanh của Công ty cấp nước tỉnh Salavăn trong thời gian tới, trong đó đặt ra các chỉ tiêu tài chính cho các năm 2014 – 2016, như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận sau thế thu nhập doanh nghiệp…

Thứ hai, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động tại Công ty cấp nước tỉnh Salavăn, trong đó trình bày hai nhóm giải pháp: gải pháp chung cho các doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cấp nước tỉnh Salavăn.

Trong giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động, tác giả luận văn chú trọng đề xuất những giải pháp về: kế hoạch hóa vốn lưu động, giải pháp này mang tính chỉ đạo, bao quát nhất, xuyên suốt nhất bởi lẽ kế hoạch hoá nó thể hiện kế hoạch tác nghiệp và dự toán ngân sách. Kế hoạch tác nghiệp, là tổng thể các kế hoạch về doanh

thu; bằng chính sách tín dụng thương mại của Công ty, ta lên kế hoạch thu tiền từ bán hàng; từ kế hoạch doanh thu, ta lên kế hoạch sản xuất; từ kế hoạch sản xuất tiếp tục lên kế hoạch mua nguyên vật liệu; từ thông tin tín dụng thương mại của các nhà cung cấp tiếp tục lên kế hoạch chi mua nguyên vật liệu; kết hợp giữa nguyên vật liệu đầu năm, nguyên vật liệu mua trong năm và dự trù nguyên vật liệu cuối năm tiếp tục lên kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu; dựa vào kế hoạch sản xuất, lên kế hoạch lao động tiền lương; kế hoạch chi phí sản xuất; kết hợp kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu, kế hoạch lao động tiền lương và kế hoạch chi phí sản xuất, xây dựng lên kế hoạch giá vốn sản xuất; kế hoạch nguyên vật liệu tồn kho; từ kế hoạch giá vốn sản xuất sẽ xây dựng được kế hoạch giá vốn hàng bán; kế hoạch chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Về dự toán ngân sách, nó bắt nguồn từ kế hoạch dự toán ngân sách đầu tư; kế hoạch dự toán lưu chuyển dòng tiền; kế hoạch dự toán lỗ - lãi và kế hoạch dự toán cân đối kế toán. Chỉ có thông qua một loạt các kế hoạch như vậy, Công ty mới sử dụng quản lý vốn lưu động có hiệu quả và chủ động trong huy động vốn. Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ vốn lưu động; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường đổi mới và đầu tư các tài sản cố định; cổ phần hóa doanh nghiệp, biện pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, hoàn thiện bộ máy nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quản lý cũng phải được thực thể hóa trong hoạt động của Công ty.

Thứ ba, thực hiện các giải pháp đã đề xuất trên đây mới chỉ là điều kiện cần thiết thể hiện những chủ động nỗ lực của bản thân Công ty; một điều kiện đủ cần thiết để thực hiện giải pháp là đối với các cấp, các ngành có liên quan từ Tổng công ty cấp nước CHDCND Lào, các ngân hàng đến Nhà nước phải có sự quan tâm đúng mức để Công ty cấp nước tỉnh Salavăn ngày một phát triển bền vững.

KẾT LUẬN CHUNG

Vận hành doanh nghiệp theo cơ chế thị trường là xu thế của thời đại, nó thôi thúc các doanh nghiệp phải chủ động trong công tác quản lý, điều hành và biết sáng tạo trong sản xuất kinh doanh thì mới đứng vững trên thương trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt như ngày hôm nay. Các doanh nghiệp với mục đích tối đa hoá lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp thì nhất thiết phải tạo được lợi thế hơn hẳn các đối thủ. Mục đích lớn lao nào chỉ có thể biến thành hiện thực khi có đủ tài lực. Tài lực đối với doanh nghiệp được biểu hiện bằng hai hình thức, đó là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn lưu động là tạo ra thực thể của sản phẩm hàng hóa, còn vốn cố định là phương thức để dịch chuyển vốn lưu động thành sản phẩm hàng hóa. Thiếu vốn lưu động sẽ gây trở ngại, gián đoạn cho quá trình sản xuất kinh doanh; hơn nữa có đủ vốn lưu động nhưng quản lý, sử dụng vốn lưu động sai mục đích không những chỉ không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tiềm ẩn rủi ro bị thất thoát.

Xuất phát từ nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói chung, nói riêng là Công ty cấp nước tỉnh Salavăn. Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết các nhiệm vụ luận văn đề ra với các nôi dụng trọng yếu sau đây:

Chương 1, luận văn đã làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, vốn lưu động; bên cạnh đó đã nêu lên đặc điểm của vốn kinh doanh, vốn lưu động cũng như mục tiêu phân tích tình hình hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời để đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động cho đối tượng nghiên cứu, luận văn đã trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Chương 2, luận văn đã giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cấp nước Salavăn. Luận văn đã tập trung phân tích thực trạng sử dụng vốn lưu động đồng thời đánh giá những kết quả đạt được cùng những hạn chế, tồn tại trong sử dụng vốn tại Công ty cấp nước Salavăn, .

Chương 3, trên cơ sở của những tồn tại, hạn chế trong sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2011 – 2013 của Công ty cấp nước Salavăn, luận văn đưa ra định hướng kinh doanh trong thời gian tới. Từ đó, luận văn đế xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cấp nước Salavăn, các giải pháp đưa ra đi sâu về nội dụng như: kế hoạch hóa vốn lưu động; quản lý chặt chẽ vốn lưu động; áp dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường đổi mới và đầu tư các tài sản cố định; cổ phần hóa doanh nghiệp và đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, hoàn thiện bộ máy nhằm nâng cao năng lược quản lý.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của các doanh nghiệp. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước và tình trạng trong nước và khu vực có nhiều biến động, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Quá trình phân tích ở trên đã cho thấy, việc sử dụng đồng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả cao quả là một vấn đề không đơn giản. Đồng vốn sử dụng không hiệu quả sẽ kéo theo sự trì trệ của quá trình kinh doanh. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ là không hiệu quả, nếu như vốn kinh doanh không được đảm bảo. Để đồng vốn có hiệu quả, đòi hỏi phải có những quyết định đúng đắn về phương thức sử dụng vốn.

Qua việc nghiên cứu tình hinh thực tế tại Công ty cấp nước tỉnh Salavăn, chúng ta thấy thời gian qua Công ty đã đạt được những thành tích đáng khích lệ đó là: sản xuất kinh doanh liên tục có lãi, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao, đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều, vị thế của Công ty cũng tăng lên. Tuy nhiên, để đạt được những điều đó Công ty đã phải trải qua nhiều khó khăn và điều không tránh khỏi là vẫn có những tồn tại.

Vì vậy bằng khả năng nhận thức và sự hiểu biết của mình sau thời gian học tập và thực hiện luận văn, luận văn này đã làm sáng tỏ phần nào chủ đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động vào Công ty cấp nước tỉnh Salavăn”, tác giả hy vọng những nội dung đã trình bày sẽ góp phần vào sự phát triển của Công ty cấp nước Salavăn ngày càng thu được kết quả thiết thực hơn. Mặc dù, bản thân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong thực hiện luận văn, do khả năng tiếp thu kiến thức được truyền đạt còn nhiều hạn chế, cách thu thập thông tin gặp không ít khó khăn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả hy vọng sẽ tiếp thu mọi ý kiến phản hồi từ quý đọc giả và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn sau này./.

PHỤ LỤC 1

BẢNG CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC

(Trích Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quản lý tiêu chuẩn nước uống và sinh hoạt Ban hành theo quyết định số: 1371/BYT, ngày 04 tháng 10 năm 2003)

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn cho phép

1 Độ pH 6,5 – 8,5

2 Độ đục (Turbility) NTU <10

3 Mùi vị (Taste and Odor) Acceptable

4 Độ dẫn điện (Conductivity) us/cm 1.000

5 Hàm lượng sắt (Iron) mg/l <1

6 Hàm lượng Mangan (Manganese) mg/l <0,5 7 Hàm lượng Asen tổng số (Arsenic) mg/l <0,05 8 Hàm lượng Florua (Fluoride) mg/l <1,5 9 Hàm lượng Nitrate (Nitrate) mg/l 50 10 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt

(Thermoto lerant coliform) No/100ml 0 11 Độ cứng tính theo CaCO3(Total

Hardness) mg/l <300

12 Hàm lượng Amoni (Nitrite) mg/l 3 13 Clo dư (diệt trùng bằng Clo)

(Residual Chlorine) mg/l 0,2

PHỤ LỤC 2

BẢNG ĐƠN GIÁ NƯỚC

(Bắt đầu có hiệu lực từ năm 2008 đến nay) Khách hàng Lượng nước tiêu

thu (LAK/m3) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Loại I: Hộ gia đình Bình quân 2.449 2.705 3.016 Từ 1 - 5 m3 1.500 2.000 2.500 Từ 6 - 10 m3 2.000 2.300 2.800 Từ 11 - 20 m3 2.500 2.800 3.000 > 20 m3 3.000 3.200 3.500

Loại II: Ngoài hộ gia đình (trụ sở văn phòng hành chính, thương mại, công nghiệp và dịch vụ) Bình quân 4.584 4.930 5.510 Từ 1 - 10 m3 3.500 3.800 4.500 Từ 11 - 15 m3 4.000 4.300 5.000 Từ 161 - 25 m3 4.500 4.800 5.500 > 25 m3 5.000 5.500 6.000 Bình quân: 3,050 3,350 3.700

(Nguồn: Phòng kế hoạch – Tài chính)

PHỤ LỤC 3

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC SALAVĂN

Đơn vị : LAK

Nội dung chi tiết Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TÀI SẢN

A-Tài sản ngắn hạn 2.842.781.656 3.253.296.045 3.101.265.975

I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 398.536.445 1.073.712.987 955.499.824

1. Tiền 87.536.445 78.367.287 66.581.824

2. Các khoản tương đương tiền 311.000.000 995.345.700 888.918.000

II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn

1. Đầu tư ngắn hạn

2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn

III.Các khoản phải thu ngắn hạn 1.595.552.162 1.308.725.916 1.361.174.637

1.Phải thu khách hàng 1.224.453.198 984.569.015 1.012.952.100 2.Trả trước cho người bán 253.467.454 213.590.534 198.476.524 3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 43.208.950 12.500.000 4.Phải thu theo tiến độ hợp đồng

xây dựng

5. Các khoản phải thu khác 87.055.278 128.254.267 158.301.385 6.Dự phòng phải thu khó đòi ngắn

hạn (12.632.718) (17.687.900) (21.055.372) IV. Hàng tồn kho 564.673.412 624.764.239 598.310.407 1. Hàng tồn kho 564.673.412 624.764.239 598.310.407 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác 284.019.637 246.092.903 186.281.107 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 12.676.358 8.057.481 2. Thuế GTGT được khấu trừ

3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước

4. Tài sản ngắn hạn khác 271.343.279 238.035.422 186.281.107

B- Tài sản dài hạn 19.302.994.156 19.360.130.884 19.638.801.646

I. Các khoản phải thu dài hạn

1. Phải thu dài hạn của khách hàng

2. Vốn kinh doanh của đơn vị trực thuộc

3. Phải thu dài hạn nội bộ 4. Phải thu dài hạn khác

5. Dự phòng phải thu dài hạn dự phòng

II. Tài sản cố định 19.302.994.156 19.360.130.884 19.638.801.646

1. Tài sản cố định hữu hình 19.302.994.156 19.360.130.884 19.638.801.646 Nguyên giá 24.328.351.585 25.121.461.048 26.348.601.262 Giá trị hao mòn lũy kế (5.025.357.429) (5.761.330.164) (6.709.799.616) 2. Tài sản cố định thuê tài chính

Nguyên giá

Giá trị hao mòn lũy kế 3. Tài sản cố định vô hình Nguyên giá

Giá trị hao mòn lũy kế 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

III. Bất động sản đầu tư

Nguyên giá

Giá trị hao mòn lũy kế

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1. Đầu tư vào công ty con

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh

3. Đầu tư dài hạn khác

4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn

V. Tài sản dài hạn khác

1. Chi phí trả trước dài hạn 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN: 22.145.775.812 22.613.426.929 22.740.067.621 NGUỒN VỐN A-Nợ phải trả 4.686.796.735 4.722.034.944 4.342.292.307 I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả

7. Phải trả nội bộ

8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng

9. Các khảon phai trả phải nộp khác

10. Dự phòng phải trả ngắn hạn

II. Nợ dài hạn 4.686.796.735 4.686.796.735 4.722.034.944 91

1. Phải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn nội bộ 3. Phải trả dài hạn khác

4. Vay và nợ dài hạn 4.686.796.735 4.686.796.735 4.722.034.944 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7. Dự phòng phải trả dài hạn

B-Vốn chủ sở hữu 17.458.979.077 17.891.391.985 18.397.775.314

I.Vốn chủ sở hữu 17.458.979.077 17.891.391.985 18.397.775.314 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 17.458.979.077 17.891.391.985 18.397.775.314 2. Thặng dư vốn cổ phần

3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ

5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7. Qũy đầu tư phát triển 8. Quỹ dự phòng tài chính

9. Quỹ khác thuộc vốn chu sở hữu 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

11. Nguồn vốn đầu tư XDCB

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 2. Nguồn kinh phí

3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

TỔNG NGUỒN VỐN: 22.145.775.812 22.613.426.929 22.740.067.621

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Ths. Nguyễn Tấn Bình (2000), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

2. TS. Phạm Văn Dược – Đặng Kim Cương (2005), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

3. PGS. TS. Đặng Đình Đào (2001), Giáo trình kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

4. PGS. TS. Đặng Đình Đào (2000), Những cơ sở pháp lý trong kinh doanh thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Bùi Văn Đông (2011), Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động.

6. PGS. TS. Hoàng Minh Đường, PGS. TS. Nguyễn Thừa lộc (1998), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Giáo dục.

7. TS. Huỳnh Lợi (2012), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản phương đông.

8. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2004), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.

9. TS. Nguyễn Xuân Quang, TS. Nguyễn Thừa Lộc (1998), Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại (dùng cho cao học), Nhà xuất bản Thống kê.

10. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (chủ bien), (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại,

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG ở CÔNG TY cấp nước TỈNH SA LA văn (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)