7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.1.2.1. Các cơ sở sản xuất và hệ thống mạng lưới cấp nước
Đến nay, Công ty cấp nước Salavăn có 4 nhà máy lọc nước và hệ thống mạng lưới cấp nước bao trùm 4 huyện trong tỉnh, đó là trạm lọc nước huyện Salavăn, trạm lọc nước huyện Lau ngam, trạm lọc nước huyện Không sê đôn và trạm lọc nước huyện Tạ ội. Khả năng sản xuất và hệ thống mạng lưới cấp nước được thống kê trong bảng 2.1 sau đây: 2.50% 10.00% 45.00% 25.00% 7.50% 10.00% Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Phổ thông trung học 36
Bảng 2.1: Khả năng sản xuất và hệ thống mạng lưới cấp nước
STT Địa điểm Công suất thiết kế (m3
/ngày)
Hệ thống đường ống cấp nước
(m)
1 Nhà máy lọc nước huyện Salavăn 2.000 33.267
2 Nhà máy lọc nước huyện Lau ngam 1.000 26.844
3 Nhà máy lọc nước huyện Không sê đôn 1.200 55.364
4 Nhà máy lọc nước huyện Tạ ội 300 10.630
Tổng công: 4.500 126.105
(Nguồn: Phòng sản xuất – tiêu thụ)
+ Về sản lượng và khối lượng tiêu thụ: qua 3 năm hoạt động từ năm 2011 - 2013, Công ty cấp nước Salavăn đã sản xuất và tiêu thụ được thống kê trong bảng 2.2 sau đây:
Bảng 2.2: Sản lượng và khối lượng nước tiêu thụ năm 2011 -2013
Đơn vị: m3 STT Chỉ tiêu Năm Tăng/giảm (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12 1 Sản lượng nước (m3 ) 1.240.093 1.274.215 1.296.678 2,75 1,76 2 Khối lượng nước tiêu
thụ (m3) 976.557 1.029.119 1.152.104 5,38 11,95 3 Khối lượng nước thất
thoát (m3) 263.536 245.096 144.574 (7,00) (41,01) 4 Tỷ trọng nước tiêu
thụ/sản lượng (%) 78,75 80,76 88,85 5 Tỷ trọng nước thất
thoát/sản lượng (%) 21,25 19,24 11,15
(Nguồn: Phòng sản xuất – tiêu thụ)
Nhận xét:
- Về sản lượng nước: tương ứng với sự gia tăng của khách hàng, sản lượng của Công ty cũng có chiều hướng tăng lên dẫn đến tình trạng một số trạm sản xuất vượt quá công suất thiết kế. Cụ thể, nếu năm 2011 sản lượng nước là 1.240.093 m3đến năm 2012 sản lượng là 1.274.215 m3 so với năm 2011 tăng 34.122 m3 tương đương 2,75%. Năm 2013 sản lượng nước là 1.296.678m3 so với năm 2012 tăng 22.463 m3
tương đương 1,76%.
- Về khối lượng nước tiêu thụ: năm 2011 là 976.557 m3 chiếm 78,75% sản lượng, khối lượng nước thất thoát là 263.536 m3 chiếm 21,25% sản lượng. Năm 2012 là 1.029.119 m3 chiếm 80,76% sản lượng, khối lượng nước thất thoát là 245.096 m3
chiếm 19,24% sản lượng so với năm 2011 thì lượng nước tiêu thụ được tăng lên 52.562 m3tương đương 5,38%, còn khối lượng nước thất thoát giảm 18.440 m3tương đương 7,00%. Năm 2013 là 1.152.104 m3 chiếm 88,85% sản lượng, khối lượng nước thất thoát là 144.574 m3chiếm 11,15% sản lượng so với năm 2012 thì lượng nước tiêu thụ được tăng 122.985 m3 tương đương 11,95%, còn khối lượng nước thất thoát giảm 100.512 m3tương đương 41,01%.
Qua phân tích trên đây thấy rằng: sản lượng và lượng nước tiêu thụ có xu hướng gia tăng hàng năm, điều này phản ánh nhu cầu gia tăng của người tiêu dùng . Điều đáng quan tâm nhất lượng nước bị thất thoát dao động ở mức cao và Công ty đang bị thất thoát doanh thu rất lớn, tuy rằng chiều hướng có giảm dần qua các năm.
Quan hệ giữa sản lượng, lượng nước tiêu thụ và thất thoát từ năm 2011 – 2013 biểu hiện qua sơ đồ 2.3 sau:
(Nguồn: Phòng sản xuất – tiêu thụ)
Sơ đồ 2.3: Sản lượng, lượng nước tiêu thụ và thất thoát năm 2011-2013 + Về chỉ tiêu chất lượng nước:
Do tính đặc thù riêng của sản phẩm nước là đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của con người. Do đó, trước khi tiêu thụ sản phẩm nước phải đảm bảo đạt được những yêu cầu theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia hiện hành. Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Đối với Lào, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành là theo quyết định số: 1371/BYT ban hành ngày: 04 tháng 10 năm 2003 về quản lý tiêu chuẩn nước uống và sinh hoạt, trong đó chất lượng nước
1,240,093 1,274,215 1,296,678 976,557 1,029,119 1,152,104 263,536 245,096 144,574 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 2011 2012 2013 Sản lượng(m3)
Lượng nước tiêu thụ (m3) Lượng nước thất thoát (m3)
phải đảm bảo được 13 yếu tố (Phụ lục 1).
Tại Công ty cấp nước Salavăn, khâu quản lý chất lượng nước được tiến hành hàng ngày, ngay sau khi sản xuất xong và trước khi đưa nước vào hệ thống mạng lưới cung cấp, gồm 3 yếu tố chính đó là độ đục, độ pH và clo dư. Còn về xét nghiệm toàn diện 13 yếu tố theo quy chuẩn được tiến hành mỗi năm 2 lần vào tháng 5 và tháng 9 hàng năm. Mẫu xét nghiệm được đưa về Trung tâm xét nghiệm nước tại thủ đô Viêng Chăn.