Những điểm hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG ở CÔNG TY cấp nước TỈNH SA LA văn (Trang 75)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.3.2. Những điểm hạn chế, tồn tại

Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã tăng hàng năm, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn của Công ty. Do đó còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc quản lý và sử lý vốn lưu động. Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao, thể hiện khâu quản lý thu đòi nợ của Công ty hiện nay còn tồn tại

nhiều hạn chế bất cập. Đối với công tác quản lý hàng tồn kho, Công ty phải gặp những khó khăn trong vấn đề mức dự trữ và chi phí lưu kho. Khôi lượng hàng tồn kho không chỉ khiến cho vốn lưu động bị ứ đọng mà còn làm tăng chi phí lưu kho.

Song song với những thành tựu đạt được ở trên, thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cấp nước Salavăn còn có những hạn chế sau:

- Công tác quản lý lượng nước tiêu thụ chưa cao.

Công tác quản lý nước tiêu thụ chưa cao thể hiện hàng năm lượng nước thất thoát vẫn còn ở mức cao, gây hậu quả rất lớn đến doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty. Hậu quả về mặt kinh tế có thể đến hàng tỷ LAK.

- Khoản mục các khoản phải thu.

Đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Với đặc thù riêng trong ngành kinh doanh cấp nước, việc ghi chép lên hóa đơn của từng hộ tiêu dùng được thực hiện trong tuần cuối tháng, sau đó mới tiến hành thu tiền theo từng hóa đơn. Quá trình này tương đối mất nhiều thời gian. Tuy khách hàng chưa trả nợ nhưng vẫn tiếp tục trong việc tiêu thụ nước, đem lại không ít khó khăn. Điều này dẫn đến tình trạng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động và khách hàng thường xuyên trả quá thời hạn nhiều khi còn không có khả năng thu hồi được nợ. Việc các khoản phải thu ngày càng tăng đồng nghĩa với việc vốn lưu động bị chiếm dụng ngày càng tăng như vậy khi có nhu cầu cần vốn, Công ty lại phải vay ngân hàng hoặc nguồn khác và lẽ dĩ nhiên phải chịu chi phí phát sinh từ sử dụng nguồn vốn này.

- Công tác quản lý hàng tồn kho.

Vòng quay hàng tồn kho thấp là do công tác điều hành quản lý chưa tốt, chưa tìm được một phương án hợp lý, hiệu quả cho việc giảm lượng hàng tồn kho, giải phóng vốn từ những hàng hóa ứ đọng. Xác định mức tối thiểu hàng hóa tồn kho mà vẫn đáp ứng liên tục nhu cầu trong tổ chức sản xuất hàng ngày, tránh lượng vốn bị ứ đọng không cần thiết gây lãng phí cho Công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Doanh nghiệp nào cũng phải trải qua những chặng đường phát triển từ nhỏ đến trưởng thành, từ thấp đến cao, từ khó khăn đến phát triển. Công ty cấp nước tỉnh Salavăn cũng là một doanh nghiệp không nằm ngoài quy luật phát triển đó. Trải qua từ cơ chế kinh tế tập trung, quan lưu bao cấp sang cơ chế thị trường, Công ty cấp nước

tỉnh Salavăn đã và đang không ngừng hoàn chỉnh mình để thích nghi với môi trường hoạt động mới để nâng cao khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Những kết qủa hoạt động mang dấu ấn, không thể không kể đến những tập trung nỗ lực trong phát triển hạ tầng cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật ngày càng được bổ sung và nâng cấp, công tác phát triển thị trường cũng đang trong đà tiến bước, mỗi năm số hộ khách hàng đều có chiều hướng gia tăng, đây là cơ sở tạo doanh thu cho Công ty. Những nỗ lược đó đã phẩn ánh rõ nét qua kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, lợi nhuận đạt được đều dương và tăng lên hàng năm, từ đó đã cải thiện về vật chất, tinh thần và mức thu nhập của cán bộ công nhân viên được nâng cao; đi đôi với kết quả đã đạt được, Công ty cũng đã thực hiện, đóng góp nghĩa vụ vào ngân sách Nhà nước. Ngoài những kết quả kinh doanh đã đạt được không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, với chức năng là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cấp nước tỉnh Salavăn còn tham gia vào việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của Chính phủ thông qua việc phát triển cơ sở mạng lưới dịch vụ của Công ty đến thôn xóm, đông bào là các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa có điều kiện tiếp cận với nguồn nước sạch, đảm bảo chất lượng nước cho sinh hoạt từ đó góp phần nâng cao an sinh xã hội, góp phần làm chuyển biến bộ mặt nông thôn.

Bên cạnh những thành tích và kết qủa mà Công ty đã gặt hái được như nêu trên đây. Qua hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cấp nước tỉnh Salavăn còn có những tồn tại, hạn chế nhất định. Về khả năng phát triển thị trường, Công ty chưa tận dụng hết khả năng đáp ứng, phụ vụ khách hàng trên tuyến mạng lưới cung cấp của mình; khách hàng tiềm năng này còn khoảng 25%. Về công tác chống thất thoát thất thu, còn chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng nước; tồn tại này không chỉ không tận dụng được về doanh thu mà còn làm giảm hiệu quả kinh doanh; mỗi năm Công ty bị thất thu lên con số trên hàng tỷ Kip. Về công tác quản lý, điều hành: chi phí quản lý điều hành doanh nghiệp cũng như khoản phải thu khách hàng còn ở mức cao; gây nhiều ảnh hưởng trong sử dụng vốn lưu động; vòng quay vốn lưu động thấp, chiếm dụng vốn lưu động cao là những khó khăn về mặt tài chính của Công ty. Từ phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty, đã phát hiện những điểm bất cập cần phải đề ra giải pháp thích hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong thời gian tới.

Trong phần chương 2 này, tác giả đã khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cấp nước Salavăn. Qua tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã nêu ra kết quả trong hoạt động kinh doanh từ năm 2011 – 2013, từ đó đã đi sâu vào việc phân tích thực trạng trong sử dụng và đánh giá hiệu quả vốn lưu động đồng thời đã đúc kết những kết quả đạt được cũng như hạn chế tồn tại trong công tác quản lý sử dụng vốn lưu động của Công ty cấp nước Salavăn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CẤP NƯỚC

SALAVĂN

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG ở CÔNG TY cấp nước TỈNH SA LA văn (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)