QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua hàng nhãn hiệu riêng của CO OP MART tại thành phố hồ chí minh (Trang 39)

Nghiên cứu được thực hiện bao gồm hai bước chính sau đây: (1) nghiên cứu định tính để xây dựng bảng khảo sát phỏng vấn, hiệu chỉnh và bổ sung thang đo. Tiếp theo là (2) nghiên cứu định lượng nhằm phân tích dữ liệu khảo sát đã thu thập và kiểm định mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình sau:

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo ban đầu Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm) Thang đo hoàn chỉnh Nghiên cứu định lượng (N = 200) Cronbach Anpha Phân tích EFA Phân tích hồi quy bội Thảo luận kết quả và gợi ý quản trị Xác định vấn đề nghiên cứu Kiểm định

27

Giải thích quy trình:

Bước 1: Xác định vấn đề, trình bày mục tiêu nghiên cứu.

Bước 2: Hệ thống hóa lý thuyết vấn đề cần nghiên cứu.

Bước 3: Trên cơ sở lý thuyết đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và dựa vào giả thuyết và kế thừa từ các thang đo có liên quan trước đây để lập thang đo ban đầu.

Bước 4: Tiến hành nghiên cứu sơ bộđịnh tính bằng phương pháp thảo luận nhóm.

Bước 5: Trên cơ sở thông tin thu thập được từ kết quả nghiên cứu sơ bộđịnh tính, điều chỉnh thang đo ban đầu để có được thang đo hoàn chỉnh phù hợp với giả thuyết nghiên cứu.

Bước 6: Tiến hành nghiên cứu định lượng bằng bảng khảo sát trên thang đo hoàn chỉnh với cỡ mẫu dự kiến ban đầu là N = 200 là những người tiêu dùng đã và đang mua các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của Co.opmart.

Bước 7: Phân tích dữ liệu thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach ‘s Alpha.

Bước 8: Phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bước 9: Phân tích hồi quy bội và các phép kiểm định T-Test, ANOVA.

Bước 10: Thảo luận kết quả và các gợi ý quản trị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua hàng nhãn hiệu riêng của CO OP MART tại thành phố hồ chí minh (Trang 39)