Trong thực tế, bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng rủi ro và hoạt động của NH cũng không ngoại lệ. Trong quan hệ tín dụng, việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi ngay cả khi NH hoạt động đạt hiệu quả nhất. Nợ quá hạn đã và đang tác động tiêu cực nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính NH. Sau đây là bảng số liệu 4.4 về tình hình nợ
quá hạn theo nhóm nợ của NH giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
Với ý nghĩa là nợ cần chú ý, thời gian quá hạn đến 90 ngày hoặc đánh giá theo tỷ lệ tổn thất giá trị nợ gốc, mức độ suy giảm khả năng trả nợ, nợ
nhóm 2 được coi như thước đo cảnh báo sớm mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Qua bảng 4.4 ta thấy nợ nhóm 2 của ngân hàng đang có xu hướng tăng lên rất nhanh từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Đặc biệt năm 2012 nợ
nhóm 2 tăng kỷ lục ở mức 141,49%. Nguyên nhân một phần do ý thức trả nợ
của khách hàng còn kém nên xảy ra các khoản nợ quá hạn. Mặt khác do cán bộ tín dụng vẫn còn tư tưởng chủ quan, rồi đánh giá là quá hạn tạm thời, chưa có biện pháp tín dụng ngay từđầu, để kéo dài thời gian quá hạn.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
Nợ dưới tiêu chuẩn, tức là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày: Đây là khoản nợ xấu chiếm tỷ trọng tương đối khá cao trong tổng nợ
quá hạn. Trong năm 2011 nhóm này tăng tới 1.104,91% so với năm 2010, tốc
độ nợ nhóm 3 tăng cao là do NH chưa có chính sách thu nợ hợp lý, công tác thu nợ của cán bộ tín dụng thật sự chưa có hiệu quả. Sang năm 2012, NH sử
dụng nhiều biện pháp khác nhau trong công tác thu nợ và xử lý nợ quá hạn, làm giảm 21,54% nợ nhóm 3.
Bảng 4.4: Nợ quá hạn của Ngân hàng BIDV - Hậu Giang giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 6T2013/6T2012 Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý) 286.759 361.481 872.937 370.081 675.259 74.722 26,06 511.456 141,49 305.178 82,46 Nhóm 3
(Nợ dưới tiêu chuẩn) 2.913 35.099 27.537 129.169 821.985 32.186 1.104,91 -7.562 -21,54 692.816 536,36 Nhóm 4
( Nợ nghi ngờ) 140 14.579 23.584 5.232 109.936 14.439 10.313,57 9.005 61,77 104.704 2.001,22 Nhóm 5 (Nợ có khả
năng mất vốn) 7.886 1.115 14.974 1.111 27.215 -6.771 -85.86 13.859 1.242,96 26.104 2.349,59 TỔNG CỘNG 297.698 412.274 939.032 505.593 1.634.395 114.576 38,49 526.758 127,77 1.128.802 223,26
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NH BIDV CN Hậu Giang
Tuy kết quả đạt chưa cao nhưng phần nào thể hiện được tinh thần và trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong công tác thu nợ. Do nợ nhóm 2 trong năm 2012 tăng lên mức kỷ lục nên ảnh hưởng không nhỏ đến nợ nhóm 3. Trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 536,36% so với cùng kỳ năm trước. Để các khoản nợ này không chuyển sang nhóm nợ khác vào những tháng cuối năm, NH cần có những biện pháp tích cực và kịp thời với từng món nợ vay quá hạn.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
Nhóm nợ này sẽảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NH. Nợ nghi ngờ
càng cao thì khả năng mất vốn của NH càng lớn. Qua bảng 4.4 cho ta thấy tình hình nợ nhóm 4 tại Ngân hàng đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cực và tăng dần qua các năm 2011- 2012. Trong 2 năm này tình hình nợ nhóm 4 tăng
đột biến là do các khoản nợ nhóm 3 không thu hồi vốn được chuyển sang, bên cạnh đó lạm phát tăng cao cùng với những điều chỉnh về tỷ giá làm cho các doanh nghiệp thật sự khó khăn. Nếu nợ nhóm 4 tồn tại và tăng cao thì rủi ro tín dụng cũng tăng theo, gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống Ngân hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013, nợ nhóm 4 tại Ngân hàng đã trở nên mức “kỷ
lục” với 2.001,22%. Phần lớn nợ nhóm này là từ năm 2012 chuyển sang.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
Đây là nhóm nợ mà mọi Ngân hàng đều không mong muốn các khoản nợ
của mình ở nhóm này vì khả năng mất toàn bộ lượng vốn đầu tư tín dụng là rất cao, gây thiệt hại rất lớn cho NH. Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nợ nhóm 5 tăng cao hơn so với thời gian trước.Qua bảng 4.4 ta thấy tình trạng nợ xấu trong nhóm 5 tăng cao chủ yếu là do nợ từ nhóm 4 chuyển sang, tuy nhiên nguyên nhân cũng không nằm ngoài tình trạng kinh tế khó khăn, chính sách tín dụng thắt chặt, lạm phát cao, điều chỉnh tỷ giá, giá cả nguyên vật liệu trên thị trường, những yếu tố bất lợi này làm cho doanh nghiệp, mang nhiều tiềm ẩn rủi ro và nợ xấu đến cho NH. Bên cạnh đó là do công tác thu hồi của cán bộ tín dụng đối với nợ nhóm 5 chưa được thực hiện tốt.
4.3. PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG BIDV - CHI NHÁNH HẬU GIANG
4.3.1. Phân tích tình hình thu nhập của ngân hàng
4.3.1.1. Tình hình thu nhập của Ngân hàng từ năm 2010 đến 2012
Thu nhập là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Trong những năm qua, BIDV Hậu Giang đã mở rộng quy mô hoạt động và ngày càng phát triển, từđó đã nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 4.5: Tình hình thu nhập của Ngân hàng BIDV - Hậu Giang giai đoạn 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 % 2011 % 2012 % Số tiền % Số tiền % 1.Thu lãi tiền gửi và cho vay 387.065 96,86 400.549 98,03 407.441 96,96 13.484 3,48 6.892 1,72 -Thu từ lãi tiền gửi 90.567 22,66 88.876 21,75 81.961 19,50 -1.691 -1,87 -6.915 -7,78 -Thu từ lãi cho vay 296.498 74,20 311.673 76,28 325.480 77,46 15.175 5,12 13.807 4,43 2.Thu nhập ngoài lãi 12.546 3,14 8.047 1,97 12.760 3,04 -4.499 -35,86 4.713 58,57 TỔNG THU NHẬP 399.611 100 408.596 100 420.201 100 8.985 2,25 11.605 2,84
Nhìn vào bảng số liệu 4.5 về tình hình thu nhập của Ngân hàng ta thấy tổng thu nhập của NH năm 2011 tăng 8.985 triệu đồng so với năm 2010, với tỷ
lệ tăng là 2,25%, nguồn thu tăng chủ yếu là nhờ vào thu từ lãi cho vay, vì với bất kì một NH nào thì hoạt động tín dụng là chủ yếu nhất. Nhưng trong năm này do phải chia một lượng khách hàng cho Chi nhánh mới nên thu nhập đạt
được không cao lắm, bên cạnh đó thì nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi khủng hoản kinh tế của những năm trước. Năm 2012 cũng vậy, tuy mức doanh thu có tăng nhưng vẫn ở mức chưa cao chỉ tăng 2,84% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm này thì thu nhập từ các khoản đầu tư chứng khoán, thanh lý tài sản,.. cũng tăng lên góp phần cho tổng doanh thu của NH tăng theo.
Thu nhập từ lãi
Dựa vào bảng 4.5 về tình hình thu nhập của Ngân hàng, nhìn chung khoản thu từ lãi của NH liên tục tăng qua ba năm và đây cũng là nguồn thu chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn (trên 96% tổng thu nhập) của chi nhánh. Năm 2011 khoản thu này tăng 13.484 triệu đồng với độ tăng trưởng 3.48% so với năm 2010. Nguyên nhân là do quá trình cho vay tín dụng tăng, đáp ứng kịp thời tiến độ thi công của các công trình, xí nghiệp của các công ty, giúp các doanh ngiệp cải thiện kinh tế kịp thời để họ thoát khỏi cảnh phá sản đồng thời hoạt
động có lợi nhuận và trả lãi cho Ngân hàng. Đến năm 2012 khoản thu nhập từ
lãi này vẫn tăng nhưng thấp hơn so với năm trước, chỉ tăng 1,72% tương
đương 6.892 triệu đồng. Do năm 2011 BIDV Hậu Giang đã chuyển lượng khách hàng sang chi nhánh mới nên khoản thu từ lãi cho vay của khoản này không còn mặc dù doanh số cho vay có nên doanh số cho vay không đạt kết quả như kỳ vọng. Bên cạnh đó khoản thu nhập từ lãi tiền gửi lại giảm do kinh tế thị trường có nhiều biến động nên khoản huy động vốn giảm đồng thời vốn huy động giảm làm cho NH ít có vốn nhàn rỏi để gửi vào tổ chức khác góp phần làm cho tổng thu nhập không tăng cao.Nhưng đây chỉ chiếm tỷ trọng không cao cũng không ảnh hưởng nhiều đến Chi nhánh.
Sở dĩ thu nhập của Ngân hàng tăng lên là do Ngân hàng luôn củng cố và tạo điều kiện cung cấp các tiện ích tốt nhất cho khách hàng, thực hiện các phương thức thanh toán ngày càng nhanh chóng nên thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy các khoản thu này tăng qua hàng năm. Tuy tốc độ tăng qua các năm nhưng tỷ trọng lại giảm năm 2011 tăng 3,48% nhưng năm 2012 chỉ tăng 1,72%.
Thu nhập ngoài lãi
Ngoài ra thì thu nhập từ các hoạt động dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, đầu tư chứng khoán… của Ngân hàng cũng mang lại một phần thu
nhập dù nó chiếm mức tỷ trọng nhỏ chỉ khoản 3% trong tổng thu nhập. Nhìn vào bảng 4.5 thì trong năm 2011, thu nhập ngoài lãi giảm 4.499 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2011 bịảnh hưởng bởi thị trường vàng, ngoại tệ và chứng khoán nên doanh thu từ hoạt động này giảm, nhất là thị trường chứng khoán biến động rất mạnh, đa số các Ngân hàng bị lỗ khi đầu tư chứng khoán. Trong năm 2011 khoản thu nhập khác của Ngân hàng giảm 35,86% so với năm 2010, một phần cũng do các dịch vụ của Ngân hàng bị hạn chế, và thêm nữa là lượng khách hàng ổn định đã chuyển sang chi nhánh mới nên khoản thu từ các dịch vụ này cũng giảm theo, góp phần làm cho tổng doanh thu của Ngân hàng bị
kéo xuống dù khoản thu từ doanh số cho vay tăng tương đối.
Sang năm 2012 thu nhập ngoài lãi có tiến triển hơn nhiều, doanh thu từ
tăng 4.713 triệu đồng. Vì năm 2012 tình hình thị trường chứng khoán tăng trưởng trở lại, và thị trường vàng cũng ổn định hơn, nên thu nhập từ khoản này tăng lên.Chi nhánh đã cố gắng kéo lượng khách hàng về sau khi chi cho Chi nhánh mới, nên khoản doanh thu này theo đó dần được cải thiện hơn kéo theo tổng thu nhập tăng.
Tóm lại, trong những năm qua BIDV chi nhánh Hậu Giang đã dần khẳng
định vị trí của mình trong hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa bàn, tuy vẫn còn có những khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng như khó khăn của thị
trường tiền tệ và có những khoản thu nhập giảm, nhưng chi nhánh Hậu Giang không ngừng tự hoàn thiện mình trong công tác huy động vốn cũng như sử
dụng vốn và các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng làm cho thu nhập của Ngân hàng ngày một tăng cao, cả
thu từ lãi lẫn thu ngoài lãi.
4.3.1.2. Tình hình thu nhập của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 - 2013
Nhìn chung tình hình hoạt động thu nhập của 6 tháng đầu năm 2013 của BIDV- Chi nhánh Hậu Giang tương đối kém hiệu quả. Tất cả các khoản thu
đều giảm, trong đó khoản thu từ hoạt động cho vay là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng cũng giảm và giảm tới 30,32% so với cùng kỳ năm trước. Vì đầu năm 2013 nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoản, và đến những năm này dần bọc lộ rõ khó khăn hơn của ngành kinh doanh tiền tệ này, vì thế dù Ngân hàng đã có nhiều cố gắng đáng kể nhưng vẫn không khắc phục nỗi làm cho doanh thu giảm khá nhiều.
Bảng 4.6: Tình hình thu nhập của Ngân hàng BIDV - Hậu Giang 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 ĐVT: Triệu đồng 6/2012 6/2013 Chênh lệch 6T2013/6T2012 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Thu lãi tiền gửi và cho vay 207.083 97,83 144.882 97,17 -62,201 -30,04 -Thu từ lãi tiền gửi 38.411 18,15 26.766 17,95 -11,645 -30,32 -Thu từ lãi cho vay 168.672 73,68 118.116 79,22 -50,556 -29,97 2.Thu nhập ngoài lãi 4.601 2,17 4.215 2,83 -386 -8,39 TỔNG THU NHẬP 211.684 100 149.097 100 -62,587 -29,57
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NH BIDV CN Hậu Giang
Bên cạnh đó thì một số doanh nghiệp mất khả năng chi trả nợ làm cho doanh thu của Ngân hàng theo đó mà giảm. Các khoản thu khác cũng không khả quan gì hơn vẫn phải chịu mức giảm. Vì thế, đến cuối năm nhiệ vụ đặc ra với Ban lãnh đạo của Chi nhánh là hết sức khó khăn, phải dẫn dắt đưa doanh thu của Ngân hàng mình thoát khỏi tình trạng lợi nhuận âm như trong 6 tháng
đầu năm này.
4.3.2. Phân tích tình hình chi phí của Ngân hàng BIDV - Hậu Giang
4.3.2.1. Tình hình chi phí của Ngân hàng từ năm 2010 - 2012
Chi phí cũng là một trong các chỉ tiêu đánh giá mức độ, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các NHTM. Trong hoạt động kinh doanh, NH một mặt phải đối mặt với các chủ trương hoạt động, chính sách thu hút khách hàng của các NH
đối thủ, một mặt phải hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch kinh doanh của
đã đề ra. Vì vậy, nhà quản trị luôn tìm cách giảm thiểu các khoản chi phí giúp nâng cao lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn. Bên cạnh sự
tăng lên của thu nhập, thì chi phí của NH BIDV Hậu Giang cũng có chiều hướng tăng lên qua 3 năm từ năm 2010 - 2012. Ta có thể thấy ở bảng 4.7.
Chi trả lãi huy động vốn
Nhìn chung tình hình chi phí của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Trong đó chi phí tăng nhiều nhất là khoản chi trả lãi, vì đây là khoản chi lớn nhất và là chủ yếu của Ngân hàng, nó chiếm trên 81% trong tổng chi. Năm
2011 chi trả lãi tăng 33.907 triệu đồng so với năm 2010, do trong năm này NH
đã phải chia tách thêm Chi nhánh mới ở Vị Thanh nên Ngân hàng phải tốn thêm khoản chi phí trã lãi do phải huy động lại lượng vốn mới để có thể đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, và tình hình thiếu thanh khoản trong các ngân hàng vẫn diễn biến phức tạp vì vậy lãi suất huy động tiếp tục tăng và có khi trên 13%/năm. Bên cạnh đó do vốn huy động từ công chúng không đáp ứng đủ
cho khách hàng nên BIDV Hậu Giang phải sử dụng vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội Sở, mà lãi suất từ Hội Sở lại cao hơn nên làm cho chi phí góp phần tăng lên khá nhiều. Đến năm 2012 khoản chi này vẫn tiếp tục tăng và giống như năm 2011 phải chịu cảnh huy động vốn lãi cao từ Hội sở, vì trong năm 2012 lại có tiến triển hơn trong công tác cho vay nên tỷ lệ này cũng tăng theo.
Việc chi phí trả lãi tăng trong 2 năm qua chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng đạt kết quả tốt, việc điều chỉnh lãi suất phù hợp, có lợi cho khách hàng cùng với thủ tục đơn giản, nhanh gọn, thái độ phục vụ tận tình đã thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng ngày một gia tăng.
Chi dịch vụ và DPRR
Trong khi đó khoản chi từ dịch vụ lại giảm, nguyên nhân làm cho mục chi trả dịch vụ của NH giảm qua các năm, vì trong năm 2010 BIDV chi nhánh Hậu Giang đã phải chi trả số tiền khá lớn cho mục này, để thuận lợi cho việc kinh doanh của Ngân hàng. Hai năm tiếp theo vẫn còn thừa hưởng một phần của năm 2010 nên khoản chi cảu 2 năm 2011, 2012 nhỏ hơn rất nhiều. Nhưng khoản chi này chỉ chiếm mức tỷ trọng rất nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến Chi nhánh.