4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn
Doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, khả năng thu nợ càng cao thì hoạt động kinh doanh tín dụng càng hiệu quả, nếu cho vay mà không thu hồi được thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có nhiều biến
động được thể hiện qua hình 4.3. 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6TĐ năm 2012 6TĐ năm 2013 Ngắn hạn Trung và dài hạn
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NH BIDV CN Hậu Giang
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ theo thời hạn của NH BIDV – Chi nhánh Hậu Giang
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng có nhiều biến động qua các năm. Năm 2011, doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng đã chuyển một lượng lớn dư nợ sang Chi nhánh mới vào đầu năm 2011 nên làm cho chỉ tiêu này giảm, tuy nhiên công tác này vẫn đạt khá tốt. Điều đó là do Ngân hàng đã tích cực chú trọng công tác thẩm định, giám sát cho vay, thu hồi nợ.
Năm 2012 lãi suất cho vay ngắn hạn bắt đầu hạ nhiệt bên cạnh đó là gói hỗ trợ đối với khách hàng doanh nghiệp vay vốn nên một số khách hàng chủ động trả nợđể vay lại với mức lãi suất thấp hơn. Bằng các nổ lực của tập thể
và sự chỉđạo kịp thời của cấp trên mà doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2012 của ngân hàng tăng 22,55% so với năm 2011.Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp vay vốn tại Ngân
hàng gặp nhiều khó khăn nên việc thu hồi nợ của Ngân hàng sụt giảm so với cùng kỳ. Do đó NH cần chủ động hơn trong công tác thu hồi nợ, tránh tình trạng nợ xấu xảy ra làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn
Năm 2010, doanh số thu nợ trung và dài hạn tại Ngân hàng đạt 590.431 triệu đồng. Đạt được kết quả đó là do các khoản nợ này đến kỳ hạn trả, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tương đối thuận lợi nên việc trả nợ
Ngân hàng được tiến hành nhanh chóng. Sang năm 2011, doanh số thu nợ
giảm xuống 75,03% so với năm 2010, DSTN giảm mạnh nguyên nhân là do Ngân hàng đã chuyển một lượng khách hàng với dư nợ trung và dài hạn sang cho Chi nhánh mới vào đầu năm 2011, và việc các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên các khoản thu nợđối với các khách hàng này giảm theo.
Sau những động thái mạnh mẽ của nhà nước nhằm khắc phục sự leo thang của mặt bằng lãi suất, việc lưu thông hàng hóa khu vực trong nước cũng như ngoài nước được thuận lợi. Điều này là nguyên nhân chính làm doanh số
thu nợ trung và dài hạn năm 2012 tăng so với năm 2011. Nhưng do tình hình kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2013diễn biến khá phức tạp, doanh nghiệp gặp khó khăn nhất định trong sản xuất kinh doanh nên các khoản nợ dài hạn đến hạn trả doanh nghiệp không có khả năng trảđúng hạn.
4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Ngành nuôi trồng thủy sản và Ngành công nghiệp chế biến
Trong thời gian trước, ngành nuôi trồng thủy sản cũng như ngành công nghiệp chế biến là những ngành mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Vì vậy người dân đã mạnh dạn mở rộng diện tích ao nuôi và xí nghiệp, nhà xưởng nhằm mục đích kinh tế, do đó doanh số cho vay ngành này rất cao. Vì vậy chỉ tiêu thu nợ các ngành này có xu hướng tăng vào qua các năm. Đạt được kết quảđó là do Ngân hàng đã tích cực thực hiện tốt công tác thẩm định, giám sát các khoản vay, bên cạnh đó là các doanh nghiệp trong năm này tình hình sản suất kinh doanh đạt nhiều hiệu quả nên việc trả các khoản nợ của Ngân hàng được thực hiện tốt. Tuy nhiên trong 6 tháng gần đây do hoạt động của các ngành này ở tình trạng khó khăn, nhiều hộ nuôi cá tra bị lỗ, và ngiệp vụ kinh doanh cũng không khả quan, và lạm phát trong nước làm, thức ăn nuôi cá tăng. Đồng thời các doanh nghiệp xuất khẩu cũng có giá cả thấp, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2013. Ngân hàng cần tăng cường thu hồi nợ ngành này trước khi các yếu tố không tốt xảy ra.
Bảng 4.2: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng BIDV – Hậu Giang giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nuôi trồng thủy sản 895.653 924.847 1.307.798 548.221 237.801 29.194 3,26 382.951 41,41 -310.420 -56,62 Công nghiệp chế biến 1.702.953 1.285.826 1.725.313 720.487 236.814 -417.127 -24,49 439.487 34,18 -483.673 -67,13 Thương nghiệp 1.149.719 918.540 1.900.824 709.465 353.163 -231.179 -20,11 982.284 106,94 -356.302 -50,22 Xây dựng 964.903 672.200 852.333 357.309 246.194 -292.703 -30,33 180.133 26,80 -111.115 -31,10 Khách sạn- nhà hàng 14.969 53.847 109.451 51.505 37.266 38.878 259,72 55.604 103,26 -14.239 -27,65 Ngành khác
(tiêu dùng, nông nghiệp) 770.090 126.664 186.932 68.928 18.785 -643.426 -83,55 60.268 47,58 -50.143 -72,75 TỔNG CỘNG 5.498.287 3.981.924 6.082.651 2.455.915 1.130.023 -1.516.363 -27,58 2.100.727 52,76 -1.325.892 -53,99
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NH BIDV CN Hậu Giang
Ngành thương nghiệp
Với đặc điểm doanh số cho vay ngành thương nghiệp khá cao cho nên tỷ
trọng thu nợ của ngành tương đối lớn so với các ngành khác. Qua giai đoạn năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này chiếm khoảng 30% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2011 giảm so với năm 2010. Nguyên nhân sự sụt giảm này là do đầu năm 2011 NH đã chuyển một lượng lớn dư nợ sang chi nhánh Vị Thanh. Trong năm 2012 nền kinh tế đang dần ổn định và phát triển làm cho việc kinh doanh của một số ngành thương nghiệp đạt kết quả tốt nên họ hoàn thành việc thanh toán tiền vay đúng hạn với NH. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2013 do chi phí sản xuất tăng đột biến, hàng tồn kho nhiều, hàng hóa tiêu thụ chậm… nên HĐKDngành này gặp một số khó khăn nhất
định do đó doanh số thu nợ ngành thương nghiệp giảm so với cùng kỳ.
Ngành xây dựng và Ngành khách sạn – nhà hàng
Năm 2011, vẫn chịu ảnh hưởng doanh số thu nợ giảm so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh này một phần là do đầu năm Ngân hàng chuyển dư nợ ngành này sang chi nhánh mới. Mặc khác do các DN thuộc ngành này trong năm gặp nhiều khó khăn: giá nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh, giá bất động sản giảm, tiêu thụ chậm,…làm cho các oanh nghiệp thua lỗ, do đó NH nên tăng cường thu hồi nợđể tránh nợ xấu xảy ra ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Đến năm 2012, hoạt động ngành xây dựng trong tỉnh Hậu Giang có chiều hướng khới sắc khi nhu cầu xây dựng nhà tăng cao, một số doanh nghiệp ngành này đạt được kết quả và sẳn lòng trả nợ
vay cho ngân hàng, vì vậy chỉ tiêu này trong năm 2012 tăng so với năm 2011, là do phần lớn khách hàng trong ngành này sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này có xu hướng giảm, do giai
đoạn này hoạt động rất khó khăn vơi mọi thành phần kinh tế.
Ngành khác
Trong những năm qua, nền kinh tế rất nhiều biến động, trong đó có nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhờđường lối đổi mới của Đảng và các chính sách phát triển nông nghiệp, khuyến khích tiêu dùng. Với định hướng kinh tế
của tỉnh, NH khuyến khích cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, cá nhân tiêu dùng, do đó DSTN trong ngành này cũng khả quan. Tuy nhiên năm 2011, do chuyển một lượng lớn khách hàng sang cho chi nhánh Vị Thanh nên chỉ tiêu này trong năm của Ngân hàng giảm so với năm 2010. Đến năm 2012, kết quả
thu nợ có phần tiến triển và đạt được một số kết quả nhất định đã làm cho chỉ
tiêu này tăng. Nhưng 6 tháng đầu năm 2013 do nhiều biến động nên khoản thu này cũng đã giảm so với cùng kỳ năm trước.