Phương hướng phát triển của BIDV chi nhánh Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) chi nhánh hậu giang (Trang 41)

- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lương hoạt động của Ngân hàng, lấy chất lương, hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của Chi nhánh.

- Phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, tăng cường kiểm soát và hạn chế phát sinh nợ xấu.

- Duy trì quan hệ với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Tập trung cho vay hỗ trợ xuất khẩu vì đây là thế mạnh của địa phương như về: thủy sản, lương thực,.. đối với doanh nghiệp quốc doanh, DN vừa và nhỏ.

- Từng bước đẩy mạnh dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ mới. Phát huy các dịch vụ thế mạnh của chi nhánh như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ,…

- Ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng cường công tác huy động vốn. Đáp

ứng tối đa nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư vào tỉnh Hậu Giang góp phần hoàn thiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIN VIT NAM

CHI NHÁNH HU GIANG

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUN VN GIAI ĐON 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

* Vn huy động

Nhưđã biết, huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng dồi dào càng giúp cho Ngân hàng có thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô tín dụng. Đối với nguồn vốn huy động, Ngân hàng được toàn quyền sử

dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định,

đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng.

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6.2012 6.2013

Vốn huy động Vốn điều chuyển Vốn và các quỹ

Ngun: Phòng kế hoch tng hp NH BIDV CN Hu Giang

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn của NH BIDV - Chi nhánh Hậu Giang (Chú thích: - 6.2012 là: 6 tháng đầu năm 2012;

- 6.2013 là: 6 tháng đầu năm 2013)

Qua hình 4.1 cho ta thấy năm 2010 vốn huy động giảm so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn vốn tiền gửi tổ chức kinh tế, bên cạnh đó nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp thường xuyên thiếu hụt về vốn sản xuất kinh doanh vì vậy khoản tiền gửi trong NH giảm mạnh, chỉđể lại những khoản tiền thiết yếu dùng thanh toán. Còn nguyên nhân chung của sự sụt giảm lượng tiền huy động mạnh như vậy là do đầu năm 2011 NH đã chuyển một lượng lớn khách hàng sang chi nhánh mới Vị Thanh.

Năm 2012 nguôn vốn huy động tăng lên so với năm 40.446 triệu đồng, vì nền kinh tếđã dần ổn định hơn, nên các tổ chức kinh tế và người dân yên tâm gửi tiền vào NH mà không lo ngại về tình trạng mất khả năng thanh khoản. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nguồn vốn từ huy động lại giảm nhiều so với 6 tháng đầu năm 2012, trong thời gian này một phần tổ chức kinh tế đã rơi vào tình trạng kinh doanh lỗ lã, nên không có lợi nhuận để gủi vào tài khoản trong Ngân hàng, cung với những biến động của thị trường vàng và tiền tệ làm cho người dân có xu hướng dự trữ vàng và ngoại tệ hơn là gửi tiết kiệm.

* Vn điu chuyn

Vốn điều chuyển của Ngân hàng cũng có nhiều biến động. Năm 2011 số

vốn điều chuyển giảm 448.264 triệu đồng, tương ứng giảm 20,04% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm mạnh này là do trong năm 2011 ngân hàng chia sẻ một lượng khách hàng sang cho chi nhánh mới. Đến năm 2012 khoản mục này lại tiếp tục tăng và tăng lên với tỷ lệ 36,80%, Vì trong năm 2012 doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên khá nhiều trong khi nguồn vốn huy động từ công chúng không đủđáp ứng nên BIDV Hậu Giang buộc phải điều chuyển vốn từ Hội sở về để tiếp tục hổ trợ cho công tác tín dụng của Ngân hàng.

Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì mức vốn điều chuyển này lại tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước và hơn cả nguyên năm 2012, nguyên nhân là do tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp ngày càng bộc lộ rõ hơn, có cả doanh nghiệp mất khả năng trả nợ nên BIDV Hậu Giang cần phải có chiến lược trích lập dự phòng và hổ trợ cho doanh nghiệp để thoát khỏi tình trạng phá sản để

có khả năng trả lại nợ cho Ngân hàng.

*Vn và qu khác

Chỉ tiêu này chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng (khoảng 2%). Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn này có sự biến động qua các năm. Năm 2010 đạt 69.899 triệu đồng, đến năm 2011 giảm nhẹ xuống còn 62.465 triệu đồng. Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2010 Ngân hàng hoạt động tốt, có lợi nhuận nên công tác trích các quỹ được tăng cường. Đến năm 2011, chỉ tiêu này giảm là do Ngân hàng phải chuyển một số tiền trong chỉ tiêu này sang cho chi nhánh mới. Sang năm 2012 lại có mức giảm xuống do trong năm lợi nhuận của Ngân hàng giảm nên các khoản trích cũng giảm theo. Đến 6 tháng đầu năm 2013 vẫn là giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 32.016 triệu đồng tương đương 42,80%, cũng giống như cuối năm 2012 vẫn chịu cảnh lợi nhuận giảm và ở mức âm nên các khoản trích lập không thể tăng lên được.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DNG GIAI ĐON 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.2.1. Phân tích doanh s cho vay

Hoạt động tín dụng giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hậu Giang nói riêng. Mang lại trên 90% thu nhập, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Doanh số cho vay là chỉ tiêu tài chính thể hiện quy mô của hoạt

động tín dụng bởi đây là con số thể hiện tổng số tiền mà NH đã giải ngân bằng hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Nhìn chung nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng qua đó cho thấy vai trò quan trọng của NH trong việc hỗ trợ nguồn vốn để phát triển kinh tế

của tỉnh. Để nắm rõ hơn về doanh số cho vay của NH trong những năm qua ta sẽ phân tích cụ thể những phần sau:

4.2.1.1. Doanh s cho vay theo thi hn

Ngân hàng luôn có gắng mở rộng cho vay với tất cả các thời hạn tín dụng. Ở BIDV - Chi nhánh Hậu Giang, ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn nhằm cung cấp vốn lưu động cho người dân buôn bán, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Và cho vay trung – dài hạn để cung cấp vốn cho việc mua sắm các máy móc, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sửa chữa nhà cửa, xây dựng các công trình. Cho vay ngắn hạn thường chịu rủi ro thấp nhưng vì vậy mà nó sẽ có mức lãi suất thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Doanh số cho vay theo thời hạn tại NH được trình bày qua hình 4.2.

0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6.2012 6.2013 Ngắn hạn Trung và dài hạn

Ngun: Phòng kế hoch tng hp NH BIDV CN Hu Giang

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay theo thời hạn của NH BIDV – Chi nhánh Hậu Giang

-Doanh s cho vay ngn hn

Năm 2011 doanh số cho vay giảm 1.064.648 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do đầu năm 2011 BIDV Hậu Giang đã chuyển một lượng lớn dư nợ khách hàng ngắn hạn sang chi nhánh mới. Sau khi chuyển một lượng lớn khách hàng sang chi nhánh mới, NH đã tích cực tìm kiếm khách hàng mới, xem xét tăng mức tín dụng ngắn hạn để hỗ trợđối với khách hàng cũ trong tình hình kinh tế không thuận lợi.

Sang năm 2012, hoạt động tín dụng ngắn hạn diễn ra sôi nổi cùng với sự

phát triển kinh tế của tỉnh, NH đã cung cấp một lượng vốn ngắn hạn rất lớn cho hầu hết các thành phần kinh tế như: hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, cá thể… do đó nguồn vốn cho vay ngắn hạn của NH tăng so với năm 2011 là 24,94%, điều đó phần nào cũng thể hiện được sự nổ lực của các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng giảm đáng kể so với cùng kỳ (42,09%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, chỉ hoạt

động kinh doanh cầm chừng hoặc ngừng hẳn. Vì thế doanh số này giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước

- Doanh s cho vay trung và dài hn

Mục đích của khách hàng vay trung và dài hạn tại NH nhằm mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị… các khoản cho vay trung và dài hạn thu hồi vốn lâu và có độ rủi ro cao nên Ngân hàng rất thận trọng trong cho vay. Qua hình 4.2 ta thấy năm 2011 chỉ tiêu này giảm với năm 2010, nguyên nhân là do đầu năm Ngân hàng đã chuyển một phần dư nợ tín dụng sang chi nhánh mới Vị Thanh làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay trung và dài hạn trong năm. Bên cạnh đó, do năm này tình hình lạm phát tăng cao, kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh cũng giảm mạnh nên việc vay vốn trung và dài hạn của Ngân hàng trong năm giảm.

Năm 2012, nền kinh tế có dần ổn định và có dấu hiệu dần phục hồi sau năm 2011 đầy biến động, lạm phát bắt đầu được kiểm soát, lãi vay Ngân hàng giảm mạnh. Các DN có khả năng phát triển tốt bắt đầu đầu tư trang thiết bị, máy móc,… để phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp tăng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013 vấn đề cho vay trung và dài hạn của NH giảm 63,10% so với 6 tháng đầu năm 2012 nguyên nhân là do khách hàng lo ngại khoản vay kéo dài phải tốn kém chi phí. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên việc phát triển mở rộng đầu tư dài hạn có phần hạn chế.

4.2.1.2. Doanh s cho vay theo ngành kinh tế

Trong cơ cấu doanh số cho vay theo ngành kinh tế của BIDV - Chi nhánh Hậu Giang bao gồm các ngành: nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế

biến, thương nghiệp, xây dựng, khách sạn, nhà hàng và các ngành. Nhìn chung mỗi ngành có tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm. Cụ thể DSCV theo ngành của NH được thể hiện qua bảng 4.1.

Ngành nuôi trng thy sn

Nuôi trồng thủy sản được tỉnh Hậu Giang xác định là thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Cho nên chủ trương của tỉnh là khuyến khích người dân phát triển ngành thủy sản. Đây là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn nên nhu cầu vay vốn để

phát triển ngành tăng qua các năm.

Năm 2011 và 2012, DSCV trong ngành nuôi trồng thủy sản tại Ngân hàng tăng, là do ngành nuôi trồng thủy sản được định hướng là thế mạnh của tỉnh đến năm 2015. Vì vậy, các doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản trong giai đoạn này được địa phương hỗ trợ phát triển và tăng trưởng mạnh cả về

sản lượng và diện tích nuôi trồng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, ngành thủy sản gặp nhiều khó khăn do giá các nguyên liệu và giá tiêu thụ không ổn định. Bên cạnh đó, người dân còn thiếu kinh nghiệm nuôi, nuôi tự phát là chủ yếu, không có khả năng kiểm soát lượng nuôi và chất lượng nuôi. Để giảm thiểu rủi ro, NH chỉ giải quyết việc cho vay lại đối với một số hộđã thanh toán nợ cũ.

Ngành công nghip chế biến

Ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chủ yếu bao gồm công nghiệp chế biến thủy, hải sản và nông sản, là thế mạnh và đóng vai trò quan trọng trong giá trị tổng sản lượng công nghiệp toàn tỉnh. Năm 2011, năm 2012, tình hình sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến trong năm đã đạt được nhiều thuận lợi, nhu cầu vay vốn tăng nhanh để tiếp tục mở

rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, sau khi Ngân hàng chuyển lượng lớn khách hàng sang chi nhánh mới thì NH đã tích cực tìm kiếm khách hàng nên chỉ tiêu này tăng qua các năm. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2013, ngành công nghiệp chế biến tại tỉnh Hậu Giang gặp một số khó khăn nhất định khi các doanh nghiệp thuộc ngành này chịu tác động mạnh của nền kinh tế, sản xuất kinh doanh đã giảm nhanh, hàng tồn kho vẫn còn rất lớn trong khi chi phí sản xuất. Do đó NH đã thận trọng hơn trong việc thẩm định cho vay.

Bảng 4.1: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Hậu Giang giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nuôi trồng thủy sản 1.041.708 1.159.753 1.473.569 457.531 234.474 118.045 11,33 313.816 27,06 -223.057 -48,75 Công nghiệp chế biến 1.559.561 1.442.461 1.953.723 606.614 370.890 -117.100 -7,51 511.262 35,44 -235.724 -38,86 Thương nghiệp 1.413.713 1.081.245 2.015.795 625.887 324.899 -332.468 -23,52 934.550 86,43 -300.988 -48,09 Xây dựng 1.029.303 587.376 986.251 306.223 108.132 -441.927 -42,93 398.875 67,91 -198.091 -64,69 Khách sạn-nhà hàng 69.150 92.906 125.327 38.913 9.632 23.756 34,35 32.421 34,90 -29.281 -75,25 Ngành khác

(tiêu dùng, nông nghiệp) 886.559 39.765 202.338 62.824 78.817 -846.794 -95,51 162.573 408,83 15.993 25,46 TỔNG CỘNG 5.999.994 4.403.506 6.757.003 2.097.992 1.126.844 -1.596.488 -26,61 2.353.497 53,45 -971.148 -46,29

Ngun: Phòng kế hoch tng hp NH BIDV CN Hu Giang

Ngành thương nghip

Qua bảng 4.1 nhận thấy tình hình cho vay đối với ngành này có nhiều biến động, năm 2010 doanh số cho vay đạt được kết quả tương đối tốt do tình hình kinh tế trong năm tương đối ổn định. Sang năm 2011, do Ngân hàng đã chuyển một lượng lớn khách hàng ngành thương nghiệp nên doanh số cho vay giảm so với năm trước. Tỉnh Hậu Giang là vùng có nguồn nguyên liệu nông nghiệp, thủy sản rất lớn, hoạt động thương mại phát triển sôi động. Nhu cầu vay vốn để hoạt động trong ngành tăng cao, vì vậy trong năm 2012 doanh số

cho vay đối với ngành tăng mạnh so với năm 2011. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay đối với ngành thương nghiệp giảm so với cùng kỳ năm trước, là do trong thời gian vừa qua tình hình lạm phát đã làm cho giá cả của các loại hàng hóa tăng cao, nhu cầu vay vốn để phát triển ngành này có phần hạn chế.

Ngành xây dng và Ngành khách sn – nhà hàng

Ngành xây dựng và Ngành khách sạn – nhà hàng phần lớn vay vốn với kỳ hạn trung hạn và trong điều kiện kinh tế thời gian qua còn nhiều khó khăn nên việc phát triển mở rộng đầu tư trung và dài hạn gặp nhiều hạn chế. Vì vậy, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 ngành xây dựng và Ngành khách sạn – nhà hàng ở tỉnh Hậu Giang có nhiều biến động, hoạt động cho vay của NH đối với ngành này cũng tương đối thấp so với các ngành khác. Trong 6 tháng đầu năm 2013, giá nguyên liệu xây dựng tăng mạnh, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, do giá bất động sản giảm mạnh, nhu cầu xây dựng mở

rộng sản xuất kinh doanh còn thấp,… gây ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp thuộc hai loại hình này nên chỉ tiêu các ngành giảm với 6 tháng đầu năm 2012.

Ngành khác

Ngoài những ngành nghề chủ yếu trên thì để giảm thiểu rủi ro trong hoạt

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) chi nhánh hậu giang (Trang 41)