Phân tích dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) chi nhánh hậu giang (Trang 53)

4.2.3.1. Dư n cho vay theo thi hn

Dư nợ là kết quả của quá trình cho vay và thu nợ của Ngân hàng. Dư nợ

phản ánh số vốn mà Ngân hàng vẫn còn cho khách hàng vay tại thời điểm báo cáo qua các năm chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đã đến thời hạn trả nợ. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Tình hình dư nợ theo thời hạn tại NH giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2012 được thể hiện qua hình 4.4. 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6.2012 6.2013 Ngắn hạn Trung và dài hạn

Ngun: Phòng kế hoch tng hp NH BIDV CN Hu Giang

(Ghi chú: 6.2012 là: 6 tháng đầu năm 2012; 6.2013 là: 6 tháng đầu năm 2013) Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện dư nợ cho vay theo thời hạn của NH BIDV – Chi nhánh

Hậu Giang

Dư n cho vay ngn hn

Do phụ thuộc nhiều vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ nên dư nợ

cũng có thực trạng giống với doanh số cho vay và doanh số thu nợ là biến

động từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011 khoản mục này giảm so với năm 2011, nguyên nhân dư nợ cho vay ngắn hạn giảm là do đầu năm 2011 Ngân hàng đã chuyển một phần dư nợ sang Chi nhánh Vị Thanh. Từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này tại NH có xu hướng tăng do NH không ngừng tăng qui mô tín dụng đặc biệt là đối với các khoản vay ngắn hạn.

Dư n cho vay trung và dài hn

Mặc dù cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động cho vay của NH. Song bên cạnh việc nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn Ngân hàng cũng không quên nâng cao hoạt động tín dụng trung - dài hạn nhằm đáp

Ngân hàng giảm so với năm 2010. Nguyên nhân giảm một phần là do chia dư

nợ sang Chi nhánh mới, nguyên nhân khác là do doanh số thu nợ trong năm cao hơn doanh số cho vay, các khoản vay trung và dài hạn đến hạn phải trả

tăng nhanh trong khi nhu cầu vay vốn của khách hàng đối với các khoản vay này giảm. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ tăng 16,98% so với cùng kỳ, điều này cho thấy ngân hàng dần chuyển hướng phát triển cho vay các ngành có nhu cầu vay vốn trung hạn nhằm phát triển kinh tế tỉnh.

4.2.3.2. Dư n cho vay theo thành kinh tế

Ngành nuôi trng thy sn

Ngành nuôi trồng thủy sản có mức dư nợ và tỷ trọng tăng nhanh qua các năm. Trong thời gian qua, ngành nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Hậu Giang nhìn chung gặp một số khó khăn như: chi phí đầu vào tăng, giá cá giảm đã làm cho người vay khó có khả năng trả nợ. Từ đó làm tăng dư nợ trong giai đoạn này, mặc khác do công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản chưa được thực hiện đúng mức.

Ngành công nghip chế biến và Ngành thương nghip

Qua bảng 4.3 nhận thấy tốc độ dư nợ cho vay đối với các ngành này có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên trong năm 2011 dư nợ có phần sụt giảm hơn so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng đã chuyển một phần dư nợ ngành này sang chi nhánh Vị Thanh. Và từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng tăng, vì trong giai đoạn này Ngân hàng đã tích cực tìm kiếm khách hàng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khoản nợ xấu nên tình hình dư nợ của Ngân hàng tăng. Nhìn chung thì Ngân hàng cũng đã tích cực tăng cường cho vay đối với ngành này khi tình hình sản xuất kinh doanh không được nhiều thuận lợi.

Ngành xây dng và Ngành nhà hàng – khách sn

Ngành xây dựng và Nhà hàng - khách sạn phần lớn vay vốn với kỳ hạn trung hạn và trong điều kiện kinh tế thời gian qua còn nhiều khó khăn nên việc phát triển mở rộng đầu tư trung và dài hạn gặp nhiều hạn chế nên công tác thu nợđối với ngành này cũng gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, trong giai đoạn 2010 đến 2012 tại Ngân hàng còn nhiều hợp đồng vay vốn của khách hàng chưa đến hạn trả vốn gốc và lãi nên làm cho dư nợ tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ cho vay tại NH giảm so với cùng kỳ. Trong thời gian này dư

nợ giảm chủ yếu là do ngân hàng còn hạn chế cho vay đối với ngành này, đồng thời có nhiều hợp đồng vay vốn đến thanh toán đúng hạn cho Ngân hàng.

Bảng 4.3: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng BIDV - Hậu Giang giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nuôi trồng thủy sản 432.107 532.377 698.148 607.458 694.821 100.270 23,20 165.771 31,14 87.363 14,38 Công nghiệp chế biến 711.866 648.204 876.614 762.741 1.010.690 -63.662 -8,94 228.410 35,24 247.949 32,51 Thương nghiệp 603.320 528.429 643.400 559.822 615.136 -74.891 -12,41 114.971 21,76 55.314 9,88 Xây dựng 461.521 259.350 393.268 342.182 255.206 -202.171 -43,81 133.918 51,64 -86.976 -25,42 Khách sạn-nhà hàng 77.154 81.063 96.939 84.347 69.305 3.909 5,07 15.876 19,58 -15.042 -17,83 Ngành khác

(tiêu dùng, nông nghiệp) 384.459 31.578 46.984 40.880 107.017 -352.881 -91,79 15.406 48,79 66.137 161,78 TỔNG CỘNG 2.670.427 2.081.001 2.755.353 2.397.430 2.752.175 -589.426 -22,07 674.352 30,50 354.745 14,80

Ngun: Phòng kế hoch tng hp NH BIDV CN Hu Giang

Ngành khác

Nhìn chung doanh số dư nợ của chỉ số này có chiều hướng giảm dần qua các năm. Do năm 2011 chuyển một phần dư nợ sang chi nhánh mới mà phần lớn thuộc về nông nghiệp và tiêu dùng nên dư nợ giảm nhiều. Để không làm

ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, kể từ sau khi chuyển dư nợ sang chi nhánh mới, Ngân hàng tích cực tìm kiếm khách hàng cho vay nên dư nợ tăng. Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2013 tăng 161,78% so với cùng kỳ. Nhưng đây là giai đoạn không tốt để cho dư nợ ngành này tăng, vì các ngành khác đã tăng nhiều.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam (bidv) chi nhánh hậu giang (Trang 53)